luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 - Pdf 25



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá thực trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ em tại cộng đồng luôn
luôn là một đòi hỏi thiết yếu của các hoạt động can thiệp dinh dưỡng, giúp
định hướng các hành động trong các giai đoạn tiếp theo [11], [43].
Trong vòng hai thập kỷ qua, xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng
tích cực về phát triển cũng như tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại cộng
đồng ngày càng rõ rệt, đặc biệt ở các nước đang phát triển [12], [15].
Ở Việt Nam, từ những năm 80, các vấn đề dinh dưỡng đã được theo dõi
qua các cuộc điều tra toàn quốc và cho thấy tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trẻ em mặc
dù có giảm đi so với trước đây nhưng vẫn ở mức đáng lo ngại. Suy dinh
dưỡng (SDD) là một trong các chỉ tiêu nhạy, đáng tin cậy phản ánh tình trạng
sức khỏe và phát triển ở trẻ em. Suy dinh dưỡng gắn liền với vấn đề sinh thái,
tình trạng phát triển kinh tế và mức độ nhận thức, hiểu biết và thực hành chăm
sóc sức khỏe. Suy dinh dưỡng ở trẻ em để lại những hậu quả nặng nề cả về
thể chất và tinh thần ở tuổi ấu thơ cũng như khi trưởng thành sau này [15],
[53].
Đánh giá thực trạng thiếu dinh dưỡng trẻ em giúp cung cấp các thông
tin chính xác và cập nhật về thực trạng thiếu dinh dưỡng trẻ em, đồng thời
định hướng các chính sách của các Bộ ngành có liên quan [12].
Trẻ em suy dinh dưỡng thường xuyên bị mắc bệnh và có thời gian bị
ốm kéo dài… Thiếu dinh dưỡng thúc đẩy quá trình mắc bệnh tật, đặc biệt là
bệnh sởi và một số bệnh ký sinh trùng. Tỷ lệ trẻ em tử vong do SDD đóng
góp tới: 61% trường hợp tử vong do bệnh tiêu chảy, 57% trường hợp tử vong
do bệnh sốt rét, 52% trường hợp tử vong do viêm phổi và 45% trường hợp tử
vong do bệnh sởi (Black 2005, Bryce 2007) [6], [9]. Ngược lại, suy dinh
dưỡng cũng là hậu quả của bệnh tật, như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp
tính [45], [52].


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thiếu dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ; nhiễm ký sinh
trùng đường ruột và một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em.
2. Mô tả mối liên quan giữa thực trạng thiếu dinh dưỡng với khẩu phần
ăn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cộng đồng ở trẻ dưới 5 tuổi ở
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Khẩu phần ăn nghèo nàn gây ra tình trạng SDD cao và suy dinh
dưỡng và thiếu máu dinh dưỡng có liên quan với tình trạng nhiễm ký sinh
trùng đường ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi. 4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

sánh quốc tế [141]. Năm 1980, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị cách phân
loại tình trạng dinh dưỡng theo các điểm ngưỡng dưới hai độ lệch chuẩn (-
2SD) so với quần thể NCHS. Đối với suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng
theo tuổi có 3 mức độ: suy dinh dưỡng độ 1 (vừa), suy dinh dưỡng độ 2
(nặng), suy dinh dưỡng độ 3 (rất nặng) theo các mức tương ứng là từ -2SD
đến -3SD, từ -3SD đến -4SD và dưới -4SD. Đối với suy dinh dưỡng chiều cao
theo tuổi (SDD kéo dài hoặc thuộc về quá khứ) thường lấy điểm ngưỡng dưới
-2SD (thể vừa) và -3SD (thể nặng) so với quần thể NCHS. Đối với SDD cân
nặng theo chiều cao (thiếu dinh dưỡng hiện tại) thường lấy điểm ngưỡng dưới
-2SD [141]. Những biến đổi về phát triển nhân trắc dinh dưỡng xảy ra trong
một vài thập kỷ qua đã cho thấy quần thể tham khảo này không còn thích hợp
cho việc theo dõi tình trạng dinh dưỡng của mọi nhóm dân tộc khác nhau
[161].
Đến năm 2005, nhận thấy quần thể NCHS chỉ gồm trẻ em Mỹ da trắng
không đủ tính đại diện cao nên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiến hành xây
dựng Chuẩn WHO 2005 tập hợp số liệu của bảy quốc gia từ các châu lục khác
nhau theo mức đại diện dân số với điều kiện trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và những trẻ này sống ở địa phương có độ cao
dưới 1.500 m so với mặt nước biển, đồng thời môi trường sống không có khói
thuốc lá và được nuôi dưỡng tốt. WHO sau đó đã khuyến nghị toàn thể các
nước thành viên sử dụng chuẩn WHO và Việt Nam cũng đã sử dụng chuẩn
này. Cách phân loại SDD tương tự như với chuẩn NCHS nhưng thay vì dùng
SD thì nay sử dụng Zscore-SD.
Người ta coi những trẻ sinh đủ tháng có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g là
những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (SDDBT). Về nguyên nhân, thường do 6

trong thời gian mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, làm việc và

cạnh đó, những hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần do 8

suy dinh dưỡng gây ra có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của
từng quốc gia [1].
Cũng theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới [227], hiện nay tỷ lệ suy
dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước
đang phát triển có xu hướng giảm đi. Từ năm 1975 đến 1995, tỷ lệ này giảm
từ 42,6% xuống còn 34,6%, từ năm 1995 đến năm 2010 tỷ lệ giảm xuống còn
khoảng 25%. Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm dần đi được quan sát
thấy ở tất cả các vùng trên thế giới. Mức giảm suy dinh dưỡng ở khu vực châu
Á mạnh hơn so với các vùng khác và có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng cao nhất cùng với số lượng dân số tập trung đông nhất. Có
ít nhất 2/3 số trẻ em bị suy dinh dưỡng sống ở châu Á và dù tính theo chỉ tiêu
cân nặng theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao thì một nửa số trẻ em suy
dinh dưỡng trên thế giới sống ở 8 nước Nam Á [73], [132], [157].
9

Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi các
khu vực của các nước đang phát triển từ 1975-2010 [200].

Khu vực Năm 1975 Năm 1990 Năm 1995 Năm 2010
% Triệu

% Triệu

154,6

27,0

10,8

40,0

34,8

6,0

158,6

28,5

8,0

24,0

24,8

5,4

88,3

Các nước chậm
phát triển
42,6Mức giảm trong 5 năm về tỷ lệ SDD protein-năng
lượng ở các nước đang phát triển
% giảm trong 5
năm tới để đạt
mục tiêu

Giai đoạn
1975
-
1980
1980
-
1985
1
985
-
1990
1990
-

1995
1995
-
2010
2010
-
2015


36,5

Năm 2010 17,5 29,3
Biểu đồ 1.2. Xu hướng thực trạng SDD của trẻ em ở Việt Nam

Qua các số liệu trên cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
đang giảm đi.
Trong thời gian gần đây, cùng với những thành tựu bước đầu của một
nền kinh tế đang trên đà đổi mới và những nỗ lực của các chương trình dinh
dưỡng và sức khỏe, nhiều nghiên cứu cắt ngang tại các thời điểm khác nhau 11
cho thấy mức giảm khá nhanh về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt các
vùng thành phố và đồng bằng. Tuy vậy, suy dinh dưỡng protein - năng lượng
ở trẻ em vẫn còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và
phát triển ở nước ta. Từ sau năm 1990, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta
đã giảm đi rõ rệt, tốc độ giảm nhanh đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cho đến nay,
suy dinh dưỡng vẫn còn cao, đặc biệt là tỷ lệ thấp còi và sự chênh lệch về tỷ
lệ suy dinh dưỡng theo địa lý là rất đáng kể [39]. Bên cạnh đó, thiếu vitamin
A tiền lâm sàng, thiếu máu do thiếu sắt vẫn còn là thách thức dinh dưỡng lớn,
nhất là ở các vùng nghèo, vùng khó khăn [43], [44].
1.4. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng (PEM) là kết quả của một quá
trình thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian dài dẫn đến thiếu hụt tổng
lượng calo kèm theo thiếu hụt protein [48], [49], [62], nhất là thiếu hụt các

người Việt Nam, trong đó có nêu rõ khẩu phần cho trẻ em thì nhất thiết cần
chú ý tỷ lệ hợp lý (tính bằng %) Protit/ Lipid/ Gluxit bước đầu là 12/18/70,
tiến tới 14/20/66 [10] (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Giá trị năng lượng và nhu cầu Protein khuyến nghị cho trẻ em
dưới 10 tuổi [10]
Tuổi Nhu cầu năng lượng (Kcal) Nhu cầu Protein (g) *

Dưới 6 tháng 620 21
Từ 6-12 tháng 820 23
Từ 1-3 tuổi 1300 28
Từ 4-6 tuổi 1600 36
Từ 7-9 tuổi 1800 40
*. Trong đó Protein động vật phải chiếm từ 25-30%.
Đối với nhu cầu chất khoáng và vitamin, tài liệu cũng đã tính toán và
đưa ra mức nhu cầu khuyến nghị như sau (Bảng 1.4). 13
Bảng 1.4. Nhu cầu chất khoáng và vitamin khuyến nghị cho trẻ em [11]:
Tuổi
Chất khoáng (mcg)

Vitamin (mcg)
Can-xi Fe A B1 B2 PP C
Dưới 6 tháng 300 10 325

0,3 0,3 5 30
T
ừ 6
-

giá trị năng lượng của bột gạo khoảng 350 Kcal/100g, thì mỗi ngày trẻ phải
tiêu thụ từ 120 đến 170 gam bột khô. Với những trẻ không bú sữa mẹ thì phải
ăn đến 240 gam bột khô mỗi ngày mới đủ nhu cầu năng lượng. Quả là một
khẩu phần quá lớn đối với một đứa trẻ còn nhỏ. Đây cũng chính là một
nguyên nhân quan trọng và phổ biến gây ra tỷ lệ suy dinh dưỡng protein -
năng lượng cao ở lứa tuổi này.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống
nhà trẻ hoàn chỉnh ở giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa thì không còn khó khăn cho hoạt động truyền thông giáo dục
dinh dưỡng, nhu cầu thức ăn chế biến sẵn càng trở nên bức xúc. 14
Việc giải đáp nhu cầu đó đòi hỏi những giải pháp cụ thể và phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của từng đối tượng trong đó trẻ em nông thôn là một
đối tượng phổ biến.
Giải quyết nhu cầu năng lượng cho đối tượng này còn phải tính đến
tiềm năng sẵn có trên địa bàn và khả năng kinh tế của từng hộ gia đình, đó là
khả năng tự cung tự cấp từ mô hình VAC, mức thu nhập thấp của một bộ
phận quan trọng các gia đình nông thôn thuộc nhóm hộ đói nghèo (chiếm tỷ lệ
khoảng trên 30%).
1.4.3. An ninh lương thực hộ gia đình không đảm bảo
An ninh lương thực hộ gia đình không đảm bảo là yếu tố quan trọng
dẫn đến thiếu lương thực về số lượng và chất lượng - bao gồm thiếu năng
lượng, protein và vi chất dinh dưỡng [117], [94], [47].
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn
còn cao. Đó chính là nguyên nhân tiềm tàng đe dọa tình trạng thiếu dinh
dưỡng cá thể. Ngoài ra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố phụ thuộc vào khả
năng tiếp cận thực phẩm ở từng hộ gia đình mà cụ thể là phụ thuộc rất nhiều
vào kiến thức dinh dưỡng của từng cá thể, từng gia đình và phong tục tập

ở các nước kém phát triển và đang phát triển, thời gian bú sữa mẹ chưa được
đảm bảo, nhất là thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn (De Zoysa, I., M.Rea and
J.Martines, 1991)[54].
16
Bảng 1.5. Tình hình bú sữa mẹ ở các khu vực trên thế giới và Việt Nam
(Viện Dinh dưỡng) [93]
Năm Tỷ lệ nuôi con
bằng sữa mẹ
Tỷ lệ nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn
toàn 6 tháng đầu
Chung các nước
đang phát triển –
Trong đó:
2009 87,3% 22,4%
Châu
Á

2009

89,7%

29,6 %

Châu Phi 2009 96,2 % 32,7%
Khu vực cận Sahara
–châu Phi

được sử dụng. Các dạng thức ăn phổ biến ở nông thôn hiện nay là bột gạo,
cháo, cơm nhai.
+ Về số lượng bữa ăn, chế độ chăm sóc ưu tiên không được chú trọng dẫn
đến số bữa ăn không đảm bảo và không đúng bữa đang còn tồn tại phổ
biến. Hiện nay ở nông thôn, hệ thống nhà trẻ không còn nên việc chăm
sóc trẻ được ủy thác cho người già hoặc trẻ vị thành niên. Những người
này hầu như hoàn toàn không có kiến thức dinh dưỡng. Chính vì với
chế độ chăm sóc như vậy nên dạng thức ăn được sử dụng cũng rất tùy
tiện. Có một bộ phận lớn (45%) trẻ dưới 8 tháng tuổi được cho ăn bằng
cháo nấu một lần ăn cả ngày. Đây là dạng thức ăn rất nghèo năng lượng
nhưng lại rất phổ biến ở nông thôn [34]. Nghiên cứu tại tỉnh Bắc Giang
của Viện Dinh dưỡng cho thấy chỉ có 52% trẻ được ăn bột gạo, còn lại
là ăn cháo hoặc cơm nhai [39].
+ Về chất lượng bữa ăn, tập quán nuôi dạy trẻ tùy tiện vẫn còn tồn tại khá
phổ biến ở nhiều vùng miền và có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ suy
dinh dưỡng chung trong cộng đồng. Ngày nay, trình độ dân trí đã thay
đổi đáng kể so với những thập niên trước, nhiều tập quán xấu đã được
loại trừ nhưng vấn đề cân đối bữa ăn cũng đang là tồn tại khá phổ biến.
+ Tần suất sử dụng thức ăn giầu năng lượng và giữ vai trò sinh học quan
trọng không cao; Số liệu giám sát tại tỉnh Bắc Giang của Viện Dinh
dưỡng cho thấy có 28,6% không sử dụng protein động vật; 24,2%
không sử dụng dầu mỡ; 22,5% không sử dụng rau xanh [24], [37].
+ Tập quán ăn kiêng, nguyên nhân đầu tiên là các bà mẹ không dám cho
trẻ nhỏ ăn thêm dầu mỡ, rau xanh vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, bà mẹ
không có thời gian để chế biến cẩn thận từng bữa ăn cho trẻ. Nguyên 18
nhân thứ ba là do nghèo đói, không có tiền để mua thực phẩm thường
xuyên cho trẻ.

dưỡng sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Trong các mô hình trên người ta không rút ra
được các yếu tố nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng [63], [64].
1.4.7. Vai trò của bệnh tật
Bệnh tật được coi là một trong hai nguyên nhân trực tiếp gây suy dinh
dưỡng ở trẻ em. Năm 1995, ở các nước đang phát triển có 55% trẻ em tử vong
do các bệnh nhiễm trùng có liên quan đến suy dinh dưỡng, dẫn đầu là bệnh
nhiểm khuẩn hô hấp cấp tính - ARI (19%), tiêu chảy (19%), sởi (7%)
(C.Murray,1996) [83], [55] (UNICEF, 1995).
1.4.8. Dịch vụ y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan đến bệnh tật.
Một yếu tố quan trọng của nền y tế tốt là dịch vụ y tế phải đa dạng và
chất lượng tốt. Các điểm cung cấp dịch vụ phải gần với khu dân cư. Theo
đánh giá của UNDP, có tới 30-50% dân cư ở 35 quốc gia nghèo nhất không
được cung cấp dịch vụ y tế. Nước sạch và vệ sinh môi trường là những yếu tố
liên quan đến các bệnh truyền nhiễm (UNDP, 1997 [100]). Năm 2000, chỉ có
khoảng 3,2 tỷ người được cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Ở nông
thôn, chỉ có khoảng 18% dân cư được cung cấp nước sạch [101].
Từ năm 1990, Chiến lược dinh dưỡng của UNICEF đã phát triển quan
niệm về cấu trúc của nguyên nhân gây rối loạn dinh dưỡng theo những
nguyên lý trên. Sự phân tích đó đã được ứng dụng ở mức độ quốc gia, vùng
và phân vùng để trợ giúp cho các kế hoạch hành động cải thiện dinh dưỡng
đạt hiệu quả. Nó phục vụ cho việc lượng giá và phân tích những nguyên nhân
của vấn đề dinh dưỡng và hỗ trợ lựa chọn những vấn đề thích đáng nhất các
hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng.
20

Tình tr
ạng dinh

ninh lương thực
th
ực phẩm

Nguồn lực cho
chăm sóc
Ngu
ồn lực cho
sức khỏe
- Cung cấp nư
ớc
sạch
- Vệ sinh đầy đủ
- C
ó chăm sóc y
tế
- A
n toàn môi
trường
- Ki
ểm soát nguồn lực
và tự quyết của ngư
ời
chăm sóc trẻ
- Tình tr
ạng sức khỏe
thể chất và tinh th
ần
của ngư
ời chăm sóc

T

I


MT

À

N

G

Cấu trúc chính trị-xã hội và kinh t
ế
Nguyên
nhân
trực tiếp
Môi trường văn hoá - xã hội

Các nguồn tiềm năng:
môi trư
ờng, công nghệ, con ng
ư
ời

Nguyên nhân

không đầy đủ. Suy dinh dưỡng trẻ em còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
quan trọng khác, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến việc sử dụng nguồn
lực trong hộ gia đình như thời gian và kiến thức của người chịu trách nhiệm
chính trong việc chăm sóc trẻ - thường là người mẹ.
1.4.9. Tình trạng nhiễm giun và tình trạng dinh dưỡng
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun tóc, giun móc là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ
sinh môi trường không đảm bảo. Nhiễm giun là nguyên nhân làm cho trẻ chán
ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, và gây ảnh hưởng đến tình
trạng dinh dưỡng của trẻ. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột với cường độ cao 22
và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng như thấp còi và nhẹ cân,
và ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong (Stoltzfus, và CS, 1997;
Hadidjaja, và CS, 1998; World Bank, 2003).
Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em bị nhiễm giun là một
trong các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống nhiễm giun
tốt sẽ góp phần phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường cũng
như tại cộng đồng ngày một tốt hơn làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng đến năm
2020 còn dưới 12,5%, trong nhà trường giảm 2 đến 3% so với đầu năm.
a. Tình hình nhiễm giun trên thế giới:
Hiện nay bệnh giun vẫn còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất
là các nước ở các vùng nhiệt đới như Châu Phi, Châu Á và một số nước Châu
Âu. Ở Việt Nam, bệnh giun lưu hành khá cao.
Trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người đang bị nhiễm giun, trong đó trẻ
em dưới 5 tuổi là 69,5%, các nước phát triển tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em dưới 5
tuổi là 10%, các nước đang phát triển có nơi lên đến 90%. Ở Châu Phi trẻ em
bị nhiễm giun 93,7%, Trung Quốc có số người bị nhiễm giun là 358 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ 37,8%, Ấn Độ với số người bị nhiễm giun là gần

(28,6%).
Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trên cả nước, với các
tỷ lệ nhiễm khác nhau. Ở miền Bắc, nhiễm giun đũa từ 50-95%, giun tóc là
28-89%, giun móc từ 3-67%; Ở miền Trung tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc,
giun móc tương ứng là 12,5-70,5%, 12,7-47% và 36,7-69%; nhưng ở miền
Nam tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc tương ứng là 10-60%, 0,5-1,7%
và 47-68%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh tiểu học đã giảm nhưng tỷ lệ
tái nhiễm tương đối cao. Chẳng hạn, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ nhiễm 24
giun trước khi can thiệp là 70%, sau can thiệp 2 tuần là hơn 24% và sau 6
tháng thì đã gần như trở lại với tỷ lệ ban đầu.
Tỷ lệ nhiễm giun tại các tỉnh như Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa…đều
ở mức trên 50%. Tại Hà Nội, tỷ lệ này cũng lên đến gần 20%.
c. Mối liên quan giữa nhiễm giun và tình trạng thiếu máu
Trẻ em dưới 60 tháng tuổi bị thiếu máu có nhiều nguyên nhân, trong
đó nhiễm giun đường ruột là một nguyên nhân cần được quan tâm. Nhiễm
giun gây nên chán ăn, hấp thu kém, tiêu hóa kém, viêm mạn tính ống tiêu hóa,
cạnh tranh sử dụng và làm tăng mất các chất dinh dưỡng: protein, lipid,
vitamin A Lâu dài, giun làm thiếu máu. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng đến
quá trình phát triển cả về thể chất và sự phát triển tinh thần của trẻ [24], [37].
Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhiễm giun ảnh
hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con cái họ, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và tử vong sơ
sinh. Trẻ bị nhiễm giun sẽ bị rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu chất
dinh dưỡng. Lâu ngày có thể khiến trẻ bị thiếu máu, sức đề kháng kém, dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Thiếu máu là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sức khỏe cộng

trường bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Nhiều
nghiên cứu gần đây cho thấy dinh dưỡng hầu như giữ vai trò chi phối chính
trong sự phát triển của trẻ em, ít nhất đến 5 tuổi. Vì vậy, thu thập các kích
thước nhân trắc là rất quan trọng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng. Có thể
chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây:
a) Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng.
b) Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều dài nằm, chiều cao đứng.
c) Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua
các mô mềm bề mặt: Lớp mỡ dưới da và cơ

Trích đoạn Cân nặng: là số đo thường dùng nhất Cân phải được đặt ở vị trí ổn định Nhận định kết quả Các bước tiến hành xây dựng chương trình can thiệp dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng thiếu máu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status