Thực trạng nhiễm HIV STI một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006 2012 - Pdf 25



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

*
TRẦN ĐẠI QUANG

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI, MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN
THIỆP DỰ PHÒNG Ở NGƯỜI DÂN TỘC
DAO TẠI 3 XÃ CỦA TỈNH YÊN BÁI,
2006-2012

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 62 72 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN TRẦN HIỂN
2. PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN

HÀ NỘI - 2015
iLỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Đại Quang
ii

Trần Đại Quang

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I

LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC …………………………………………………………………………… III
DANH MỤC VIẾT TẮT VII

DANH MỤC BẢNG IX

DANH MỤC BIỂU ĐỒ XI

DANH MỤC HÌNH XII

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.

CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦNG TỘC VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ 4



1.4.2. Tại Việt Nam 34

1.5.

TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/STI TẠI YÊN BÁI 40

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45

iv
2.2.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 45

2.3.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 45

2.4.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 46

2.5.


PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 61

2.10.1. Thu thập số liệu thứ cấp 61

2.10.2. Điều tra thu thập số liệu 61

2.11.

LẤY MẪU MÁU VÀ XÉT NGHIỆM 62

Xét nghiệm HIV 63

Xét nghiệm giang mai 63

2.12.

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 63

Nhập số liệu 63

Phân tích số liệu 64

Phân tích đa biến 64

Phân tích chỉ số hiệu quả 64

2.13.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 65


3.2.8. Hành vi sử dụng ma túy 92

3.3.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 2006-
2012 93

3.3.1. Các hoạt động chương trình phòng chống HIV/AIDS thực hiện tại địa bàn nghiên
cứu năm 2006 93

3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI
tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2006-2012 94
3.3.3. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ trong phòng lây nhiễm HIV 98
3.3.4. Hiệu quả thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV 101
3.3.5. Hiệu quả thay đổi trong tỷ lệ nhiễm HIV/STI 103

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 106

4.1.

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006 106

4.1.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI 106
4.1.2. Thực trạng kiến thức và nhận thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI 106
4.1.3. Thực trạng về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS 114

4.1.4. Thực trạng về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI 116

2012 130

CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ 132

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

viiDANH MỤC VIẾT TẮT AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
Hội chứng miễn dịch mắc phải
AOR

Adjusted Odd Ratio
Tỷ suất chênh hiệu chỉnh
ARV

Antiretroviral


Lây truyền qua đường tình dục
MSM

Men who have sex with men
Nam quan hệ tình dục đồng giới
NCMT

Nghiện chích ma túy
OR

Odd Ratio
Tỷ suất chênh
PNBD

Phụ nữ bán dâm
QHTD

Quan hệ tình dục
QHTDĐG

Quan hệ tình dục đồng giới
STI

Sexual Transmitted Infection
Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
viii

United Nations Children’s Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
UNODC

United Nations Office on Drugs and Crime
Văn phòng Liên Hợp Quốc về tội phạm và ma túy
VCT

Voluntary Counseling and Testing
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới
WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới ixDANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Việt Nam 7
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu tại 2 cuộc điều tra 68
Bảng 3.2. Tiếp cận các phương tiện truyền thông – Điều tra TCT năm 2006 70
Bảng 3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, giang mai theo nhóm tuổi, giới và tình trạng hôn
nhân – Điều tra TCT (2006) 71

Bảng 3.18. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng đến hành vi luôn dùng BCS khi QHTD với các loại bạn tình trong 12 tháng
qua năm 2006 . 90
Bảng 3.19. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, tiếp cận dịch vụ và hỗ
trợ dự phòng ảnh hưởng đến hành vi luôn dùng BCS khi QHTD với các loại bạn
tình trong 12 tháng qua năm 2006 91
Bảng 3.20. Hành vi sử dụng ma túy trong nhóm đối tượng nghiên cứu năm 2006 . 92
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động truyền thông thay đổi hành vi 94
Bảng 3.22. Kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện 94
Bảng 3.23. Kết quả hoạt động khám và quản lý các nhiễm trùng STI 95
Bảng 3.24. Kết quả hoạt động cấp phát bao cao su 95
Bảng 3.25. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12
tháng 96
Bảng 3.26. Nhận được hỗ trợ trong phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua 96
Bảng 3.27. Tiếp cận các dịch vụ trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS 97
Bảng 3.28. Thay đổi về kiến thức phòng lây nhiễm HIV 98
Bảng 3.29. Thay đổi về thái độ với người nhiễm HIV/AIDS 99
Bảng 3.30. Thay đổi về nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV/STI 100
Bảng 3.31. Thay đổi về đặc điểm hành vi QHTD 101
Bảng 3.32. Thay đổi về đặc điểm hành vi sử dụng ma túy 102
Bảng 3.33. Thay đổi về tỷ lệ hiện nhiễm HIV/STI theo nhóm tuổi và giới tính 103
Bảng 3.34. Thay đổi về chỉ số tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi
và giới 104

xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu.
Theo ước tính của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), tính đến cuối năm 2012, toàn thế giới có khoảng 35,3 triệu người nhiễm
HIV, trong đó 2,3 triệu người nhiễm mới, 1,6 triệu người chết vì AIDS. Mỗi ngày
trôi qua, có 14.000 trường hợp nhiễm (trong đó có 2.000 trẻ em) và 95% các trường
hợp nhiễm mới xảy ra ở các nước đang phát triển và gần 1% số người nhiễm HIV
còn sống nằm trong độ tuổi từ 15-49 [123].
Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, đến tháng 12/2013,
lũy tích các trường hợp nhiễm HIV còn sống được báo cáo trên toàn quốc là
197.335 người (48.720 trường hợp tiến triển thành AIDS còn sống và 52.325 người
đã chết vì AIDS). Trong năm 2013, cả nước đã phát hiện 14.125 trường hợp nhiễm
HIV mới, trong đó có 6.432 bệnh nhân AIDS và 2.413 trường hợp tử vong do AIDS
[21]. Dịch HIV ở Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn tập trung, với tỷ lệ hiện nhiễm
cao nhất được phát hiện trong các nhóm quần thể có nguy cơ cao chính, đó là những
người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và nam quan hệ tình
dục đồng giới (QHTDĐG). Nguy cơ lây nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường
tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục. Người nhiễm HIV tập trung chủ yếu trong
nhóm đối tượng từ 15-49 tuổi, trong đó nhóm 20-39 tuổi chiếm đến 79%. Phần lớn
người nhiễm HIV là nam giới (trên 80%). Theo kết quả ước tính dự báo nhiễm
HIV/AIDS giai đoạn 2007-2012, tỷ suất nam nữ nhiễm HIV đã giảm từ 3 lần năm
2007 xuống còn 2,6 lần năm 2012 do việc lây nhiễm HIV từ nam giới sang vợ, bạn
tình của họ [20]. Cho đến nay dịch đã lan ra với quy mô toàn quốc và đã có mặt ở
63 tỉnh/thành phố, phân bố trên 97% quận/huyện và trên 70% xã/phường [21].
Không giống như trước năm 2000, dịch HIV chỉ tập trung chủ yếu ở các khu
vực thành thị và đô thị lớn, hiện nay đại dịch HIV có mặt gần như mọi vùng miền
đất nước kể cả những khu vực khó khăn, các thôn bản ở vùng núi cao, vùng sâu
vùng xa.Phần lớn các tỉnh có tỷ suất người nhiễm HIV cao tập trung ở các tỉnh miền
núi phía Bắc và các tỉnh biên giới Việt-Lào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
2

3MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STI và các yếu tố liên quan ở người dân tộc
Dao 15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái năm 2006
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng nhiễm HIV/STI ở người dân tộc Dao
15-49 tuổi tại 3 xã của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2006-2012 4
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỦNG TỘC VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1.1. Khái niệm chủng tộc
Theo định nghĩa về nhân chủng học: một chủng tộc là một quần thể dân cư từ
bẩm sinh đã có đầy đủ những yếu tố di truyền tổng hợp và biểu lộ thành đặc điểm
cơ thể [88] [83].
Mỗi con người chỉ thuộc một chủng tộc và những người có chung một chủng
tộc được xét dựa trên những đặc tính sinh học chủ yếu hay những đặc điểm chung
tương đồng. Trong ý nghĩa này, chúng ta căn cứ theo tính tương đồng về sinh học
để phân biệt các nòi giống, chủng tộc trong nhân loại [88] [83].
Chủng tộc được hình thành theo yếu tố địa lý là một quần thể nhân loại sinh
sống trong một khu vực lục địa hay một dãy quần đảo, trong một thời gian dài đủ để
phát triển một tổng hợp di truyền của riêng mình và khác biệt với những yếu tố di
truyền của các quần thể dân cư các lục địa khác [84] [113] [128] [89].


dân tộc

được dùng để chỉ

Dân tộc Việt
Nam

(tất cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên đất Việt Nam và
Việt kiều ở nước ngoài). Tuy thế,

dân tộc

cũng được dùng để chỉ các cộng đồng tộc
người cụ thể như

dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Kinh,…Như vậy trong thực tiễn
Việt Nam,

dân tộc

có hai nội hàm: chỉ dân tộc ở cấp độ quốc gia -

dân tộc Việt Nam
và chỉ cộng đồng tộc người cụ thể -

dân tộc Dao [49] [23] [33] [25].
Thuật ngữ Dân tộc xuất hiện, bắt nguồn từ tiếng Latinh: Natio là cộng đồng
người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh thổ nhất định,
được điều khiển bởi một nhà nước. Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân

định bao gồm 59 dân tộc (ở miền Bắc có 36 dân tộc và ở miền Nam có 23 dân tộc)
[24] [60] [33].
Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít
người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người [17] [59].
Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các DTTS cùng sinh sống ổn định
thành cộng đồng trên lãnh thổ đất nước. Đối với vùng DTTS phía Bắc có 132/140
đơn vị cấp huyện, thị có cộng đồng DTTS với số lượng 10.000 người trở lên (trừ 03
huyện của Bắc Giang và 05 huyện của Phú Thọ), chiếm 94,16% đơn vị hành chính
và 98% diện tích toàn vùng. Tại khu vực nông thôn, miền núi, có 110/140 huyện có
từ 10.000 người DTTS trở lên với tổng số người DTTS là 5.704.903 người chiếm
67,6% [17] [59].
1.1.3. Các nhóm dân tộc thiểu số và đặc điểm dân tộc Dao tại Việt Nam
Tính đến năm 2009, Việt Nam hiện có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh
chiếm tỷ lệ đông nhất (85,7%). Như vậy, các nhóm DTTS chỉ chiếm 14,5% dân số
cả nước và các nhóm DTTS đông dân nhất bao gồm Tày, Thái, Mường, Khmer và
H’mong. Các nhóm DTTS này sống tập trung ở miền núi, vùng sâu, vùng xa tại các
khu vực miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Mê Kông [66].

7
Bảng 1.1. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất ở Việt Nam [76]
Nhóm
DTTS
Dân số Tỷ lệ
Nhóm
DTTS
Dân số Tỷ lệ

1989, bình quân mỗi năm tăng 3,3%. Đó là do mức sinh bình quân cho một phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ cao (1980-1985: 7 con). Số con đã sinh bình quân của phụ nữ
Dao là 2,42 con (trong đó người Kinh là 1,68), Số con hiện còn sống bình quân ở
mức 2,27 con (người Kinh là 1,62), tổng tỷ suất sinh giảm từ 6,90 năm 1989 xuống
còn 3,62 vào năm 1999 [76].
Tại Yên Bái, nhóm đồng bào dân tộc Dao có khoảng 83.342 người, chiếm
khoảng 11% dân số toàn tỉnh Yên Bái và phần lớn sống tại huyện Văn Chấn. Người
Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng quế và từ lâu đã có sự giao lưu
rộng rãi với các đối tượng buôn bán quế, gia súc, gia cầm.
Đồng bào dân tộc Dao ở Văn Chấn có lịch sử lâu đời về việc trồng cây thuốc
phiện. Cùng với người Mông, người Dao là một trong hai dân tộc duy nhất ở khu
vực Đông Dương trong quá khứ đã từng được phép trồng thuốc phiện cho tiêu dùng
trong nước do đó thuốc phiện xâm nhập vào cuộc sống kinh tế và xã hội của hai
nhóm DTTS trên. Tuy nhiên, do sự gia tăng sử dụng ma tuý bất hợp pháp nên năm
1995, Chính phủ đã triển khai một chiến dịch rộng lớn liên tục cấm trồng cây thuốc
phiện [55] [69].
Một tập tục khác của nhóm DTTS nói chung và dân tộc Dao nói riêng có ảnh
hưởng tới sức khoẻ sinh sản của cộng đồng là tập tục kết hôn sớm vẫn phổ biến. Nữ
thanh niên dân tộc Dao thường thôi học vào lớp 7, lớp 8 để chuẩn bị kết hôn. Tuổi
kết hôn trung bình là từ 16-18 tuổi, đôi khi ít hơn. Đặc biệt, quan điểm quan hệ tình
dục rộng rãi được coi là rất bình thường với người dân tộc Dao. Một người nam giới
hay một người phụ nữ thường có nhiều bạn tình, chỉ đơn thuần là thích nhau. Sau
khi đã lập gia đình thì ngoại tình thường vẫn xảy ra kín đáo và tương đối phổ biến ở
người Dao. Các phong tục trong hôn nhân nêu trên của của dân tộc Dao tiềm ẩn
những nguy cơ về sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên, đặc biệt là dẫn tới hành vi
9
QHTD không an toàn và nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng qua đường

gia khác trong cùng khu vực, DTTS là một trong các nhóm dễ bị tổn thương nhất
trong các nhóm quần thể. Đặc biệt, các nhóm DTTS sống ở khu vực biên giới có
nguy cơ cao tiếp xúc dễ dàng với sự sẵn có của ma túy. Tính đến tháng 9 năm 2006,
tỉnh Vân Nam có 47.314 người sống chung với HIV/AIDS. Con số này chiếm gần
25% tổng số quốc gia. Giám sát trọng điểm ở tỉnh Vân Nam bắt đầu vào năm 1992
với năm nhóm là người sử dụng ma túy, người khám các bệnh LTQĐTD, PNBD,
phụ nữ mang thai và các nhóm quần thể khác. Năm 1990, tỷ lệ nam giới nhiễm HIV
trên nữ giới ở mức 40:1 và năm 2000 là 6:1. Khoảng 95% những người bị nhiễm
HIV có độ tuổi dưới 30. Năm 1990, những người từ các cộng đồng dân tộc thiểu số
chiếm 81% của tất cả các trường hợp nhiễm HIV nhưng đến năm 2000, nó chiếm
chỉ có 11% cho thấy sự gia tăng nhanh chóng lây nhiễm trong dân số đô thị. Tổng
cộng có 7.973 ca nhiễm HIV được báo cáo từ 1988 đến 2000 ở Vân Nam chiếm
50% tổng số báo cáo nhiễm HIV ở Trung Quốc [82] [81].
Trong những năm của thập kỷ 1990, tại tỉnh miền núi Chiang Rai, Thái Lan
đã có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất tại Thái Lan trong giám sát trọng điểm với các
nhóm PNBD trực tiếp, nam giới khám các bệnh STI. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm đã
được giảm ở Thái Lan trong những năm gần đây, thì tại các nước láng giềng vẫn có
một số lượng lớn những người bị nhiễm HIV tính đến thời điểm hiện tại. Dịch tễ
học HIV/AIDS ở Thái Lan được biết đến với xu hướng lây nhiễm và tử vong được
ghi nhận và phân tích như các mô hình cho việc so sánh với xu hướng của các nước
khác trong khu vực. Dịch tễ học HIV/AIDS tại Thái Lan đã được bổ sung một phần
quan trọng là hình ảnh chi tiết tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm DTTS. Khoảng 1
triệu người tại Thái Lan đã bị nhiễm kể từ khi đại dịch được phát hiện đầu tiên vào
cuối những năm 1980 và gần 300.000 người đã chết vì AIDS. Trong số này, các
tỉnh miền núi phía Bắc đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tỷ lệ tử vong cao đáng kể
làm giảm tuổi thọ ở khu vực này. Mặc dù số liệu cụ thể cho các nhóm DTTS chưa
được tổng hợp từ kết quả giám sát trọng điểm, tuy nhiên một số điểm nghiên cứu có

dài, năm 2008-2009, có 9,8% mắc trùng roi, 4,3% mắc bệnh lậu, 4,8% mắc giang
mai và 5,7% mắc Clamydia [130].

Trích đoạn Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện Chương trình khám và quản lý các nhiễm trùng STI LẤY MẪU MÁU VÀ XÉT NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status