Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường - Pdf 25

“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng với
mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực
hết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh thâm
nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt
Nam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng
trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được
những công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho
phát triển kinh tế nội địa.
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Thị trường Hoa
Kỳ thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luôn
duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối với
các loại hàng hoá là rất đa dạng, kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1850 tỷ
USD chiếm ≈ 22.5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới – Đây là thị trường
khổng lồ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập.
Trong điều kiện mới hiện nay môi trường kinh doanh trong đó có môi
trường kinh tế có nhiều bất ổn, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũng
như đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước,
các doanh nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc.Vì vậy em đã
chọn vấn đề nghiên cứu là: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và
rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường”
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn.
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K
1
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ
1.Khái quát chung:
Tên nước: Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (The United State of America)
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía
Tây là Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Canada và phía Nam giáp với

Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K
2
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2006, nhưng tăng trong suốt năm
2007. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2007. Trừ tính
không ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,4% năm
2007 từ 1,9% năm 2005. Giá tiêu dùng năng lượng tăng 19% năm 2006, đặc biệt
ở giá năng lượng cơ bản. Giá lương thực tăng 2,8% năm 2007. Lạm phát (được
đo bởi chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ tăng ở mức 3,5% thời gian tới. Tuy
nhiên năm 2006, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%.
Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu
người trong năm 2007, lớn nhất kể từ năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
4,4% vào tháng 12 năm 2007 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003).
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2007 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90
của thế kỷ XX. Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2007.
Dịch vụ đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động.
Lao động gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất. Năm 2007 tỷ
lệ thất nghiệp ước tính giảm xuống 4,3%.
Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2007
Xuất khẩu tăng 5 % nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thương
mại nhưng nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2%. Sự thiếu hụt trong hàng hóa
và dịch vụ đạt mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2007. Sự gia tăng nhanh nhập
khẩu thực tế trải rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăng
dầu và hàng hóa tiêu dùng.
Năm 2007 xuất khẩu ước tính đạt 972,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu
là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công
nghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu
dùng. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung
Quốc. Nhập khẩu ước tính là 1.737 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là
nông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng,

2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế:
2.1.Môi trường kinh tế có tính mở cao
Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại vì
vậy các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng đều phù
hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO, đây là quốc gia nhập khẩu với khối
lượng lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động cao: dệt may, giày dép…trong
đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Hoa Kỳ hầu như không sản
xuất. Một thực tế là sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đã liên tục đóng góp
cho sự phát triển toàn cầu nhờ duy trì chính sách mở cửa thị trường. Thông qua
chính sách mở cửa của mình, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Hoa
Kỳ có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện ưu
đãi nhất. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế, Hoa Kỳ luôn chủ
trương đặt hệ thống thương mại đa phương vào trung tâm của các quan hệ
thương mại quốc tế của mình, luôn có xu hướng mở cửa thị trường một cách cao
độ thông qua các cuộc đàm phán từ song phương cho tới khu vực để đạt tới một
chiến lược tự do hóa thương mại mang lại nhiều lợi ích quốc gia nhất.
Tính mở của thị trường còn được thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng như
những yêu cầu trong tiêu dùng của người Hoa Kỳ không quá khắt khe, nhu cầu
tiêu dùng nhiều nhưng họ không quá kỹ tính như những người tiêu dùng châu
Âu hay Nhật Bản. Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã
hội cũng có sự phân hóa nhất định vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp
khác nhau thì cũng khác nhau, hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đa
dạng phong phú hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K
4
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào.
Theo một khảo sát mới đây thì bình quân một năm, một người phụ nữ Hoa Kỳ
mua khoảng 54 bộ quần áo và 6 đôi giày, và người tiêu dùng chủ yếu hiện nay là
phụ nữ sau đó đến giới trẻ. Thị trường đồ gỗ cũng hấp dẫn không kém khi kim

cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Còn đối với các công ty vừa
và nhỏ thì vận động xung quanh hệ thống thị trường và được sự hỗ trợ từ phía
Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ của Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu hàng hóa
về và bán tại thị trường trong nước thông qua nhiều cách khác nhau: bán cho các
cửa hàng bán lẻ, bán cho các nhà phân phối, tiến hành bán lẻ trực tiếp…Khi nói
tới các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ không thể không nhắc tới vai trò
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K
5
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
của hệ thống bán lẻ. Hiện nay Hoa Kỳ có trên 1 triệu doanh nghiệp bán lẻ chiếm
khoảng 11,7% tổng số việc làm tại Hoa Kỳ, riêng trong ngành may mặc đã có
hàng trăm cửa hàng bán lẻ quần áo với doanh thu khoảng 93 tỷ USD/ năm. Với
mặt hàng thủy sản, việc cung ứng cũng rất tiện lợi với hệ thống các nhà hàng, hệ
thống cung cấp cho các cơ sở ăn uống công cộng như trường học, hộ gia đinh;
hệ thống bán lẻ là các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, các cửa
hàng…
2.4.Cường độ cạnh tranh cao
Như đã biết, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ hàng năm là lớn nhất thế giới,
đây là cái đích hướng tới của nhiều nhà xuất khẩu. Do đó trên thị trường này
luôn có mặt của rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, đó
chính là nguyên nhân cơ bản của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu
với nhau, giữa nhà xuất khẩu với nhà sản xuất nội địa, và trong những chiến
lược cạnh tranh đó, giá cả và chất lượng là hai yếu tố cơ bản nhất giữ vai trò
quan trọng cần được các doanh nghiệp xuất khẩu lưu tâm. Trong hai yếu tố đó,
giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn so với chất lượng sản phẩm bởi người tiêu
dùng Hoa Kỳ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết, hàng hóa bán tại trị
trường Hoa Kỳ phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng, số lượng và chất lượng của
những dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng trong sự lựa chọn mua hàng của họ.
Nắm được đặc điểm này mà các doanh nghiệp thường tập trung cao vào phục vụ
tốt các dịch vụ sau bán hàng cũng như tìm cách để hạ thấp giá thành sản phẩm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status