Chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh ở Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp - Pdf 25

Chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh
doanh ở Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp
Lưu Tiến Dũng
*,
1
, 2Phạm Văn Hà
3

Cao Hoàng Nam
4

1, 3, 4
Khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế, trường Đại học Lạc Hồng - Đồng Nai.
2
Nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia
Tp. HCM.
Tóm tắt. Trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam tham gia ngày
càng sâu rộng và toàn diện vào kinh tế thế giới, đang tạo ra áp lực lớn đối với thị trường
lao động trong nước nhất là nguy cơ làm gia tăng các vấn đề đối với công ăn việc làm của
người lao động trong đó có khối ngành kinh tế - kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực
hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân
chính xuất phát từ chất lượng giáo dục và đào tạo đại học chưa đảm bảo của các cơ sở đào
tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp) làm cho người học sau khi tốt nghiệp không đảm
bảo được năng lực và kĩ năng làm việc theo yêu cầu. Thông qua phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng (mô hình SEM - PLS) trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các doanh
nghiệp tại vùng Đông Nam bộ đang sử dụng người lao động khối ngành kinh tế - kinh
doanh tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu này tập trung làm rõ các nội dung: (i)
Thực trạng chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh nhìn

doanh nghiệp đều phàn nàn về những khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực
theo yêu cầu.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần lớn sinh viên sau
khi ra trường đều có được việc làm, nhưng tỷ lệ người có được việc làm đúng
chuyên ngành được đào tạo chưa đến 20%. Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp cần
được đào tạo lại tại nơi mà họ được tuyển dụng từ 6 tháng tới 1 năm, chỉ có một số
(nhưng rất ít) vẫn làm việc tốt mà không cần đào tạo lại. Thực tế, điều mà giáo dục
đại học cần hướng tới là đại đa số sinh viên ra trường có thể bắt tay vào công việc
chuyên môn mà họ đã được đào tạo và đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của
công việc đó. Việc phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp đã tạo một sức ép lớn
lên các doanh nghiệp trong việc sử dụng những người được coi là đã được đào tạo
nhưng lại không hiểu vai trò, trách nhiệm và công việc của mình tại nơi làm việc.
Nhìn chung, giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn
nhân lực đạt chuẩn ở hầu hết các ngành, đặc biệt là các ngành mới đã và đang đặt
các doanh nghiệp vào tình thế nan giải trong quản lý nhân sự. Về chất lượng, tỷ lệ
sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc hiện tại rất
thấp và dẫn tới các doanh nghiêp không chỉ phải đào tạo lại về chuyên môn nghiệp
vụ, doanh nghiệp sử dụng lao động còn phải huấn luyện cho nhân viên cả thái độ
làm việc, nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc. Bên cạnh đó,
người mới tốt nghiệp còn thiếu nhiều kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như
giao tiếp, thương lượng, sử dụng máy tính, ngoại ngữ…và đặc biệt là kỷ luật làm
việc, tuân thủ thời gian trong lao động. Những chi phí đào tạo này không chỉ gây
tốn kém chi phí cho người sử dụng lao động và xã hội. Để tiết kiệm chi phí, rất
nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp sử dụng người nước ngoài tại các vị trí chủ
chốt. Thực tế cho thấy sau khi trở thành thành viên của WTO, số lượng lao động
nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng, cạnh tranh với lao
động trong nước trong khi xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng cùng với mức độ hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhất là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ sớm
ra đời.

năng suất và chi phí. Đối với khách hàng chất lượng là giá cả và đặc tính sản phẩm.
Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề chất lượng nói chung và chất lượng giáo dục – đào
tạo dưới góc nhìn khách hàng (doanh nghiệp sử dụng lao động tốt nghiệp từ các cơ
sở đào tạo), theo cách tiếp cận này thì chất lượng giáo dục – đào tạo là khả năng
hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với công việc, với môi trường
hữu quan.
Chất lượng dịch vụ có những đặc điểm như tính vô hình, tính không đồng
nhất, tính không thể tách rời và không thể lưu trữ được của dịch vụ gây khó khăn
trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là kết quả đánh giá của
khách hàng dựa trên những tiêu chí thông qua kinh nghiệm và mong đợi của họ và
những ảnh hưởng từ hình ảnh của doanh nghiệp (Caruana, 2000). Parasuraman và
cộng sự (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của
khách hàng và nhận thức của họ sau khi sử dụng sản phẩm. Philip Kotler và cộng
sự (2005) cho rằng chất lượng dịch vụ được định nghĩa là khả năng của một dịch
vụ bao gồm độ bền tổng thế, độ tin cậy, đọ chính xác, sự dễ vận hành, dễ sửa chữa
và các thuộc tính có giá trị khác để thực hiện các chức năng của nó. Một số nhà
nghiên cứu như Gronroos (1984), Cronin và Taylor (1992) thì cho rằng chất lượng
dịch vụ chỉ có thể được đo bằng các chức năng của nó và không cần thiết để đánh
giá mong đợi của khách hàng, chất lượng dịch vụ chỉ có thể được đo bằng nhận
thức mà không cần có bất kỳ liên quan nào với kỳ vọng (Saleh và Ryan, 1991;
Saravanon và Roak, 2007; Yarmohammadian và cộng sự, 2009). Trong nghiên cứu
này chúng tôi sử dụng quan điểm của Parasuraman (1985) khi đánh giá chất lượng
giáo dục - đào tạo dưới góc nhìn của doanh nghiệp để cho thấy được mức độ đáp
ứng của các cơ sở đào tạo so với nhu cầu thực tế của xã hội.
Đối với chất lượng giáo dục – đào tạo, trong nghiên cứu này nhóm tác giả
tiếp cận theo quan điểm thị trường cho rằng các cơ sở đào tạo chính là những nhà
cung cấp sản phẩm (cử nhân) còn các doanh nghiệp là khách hàng chính và là
người thụ hưởng sản phẩm của quá trình đào tạo. Quan điểm này được đông đảo
các nhà nghiên cứu, (Harvey & Green, 1993), (Van Damme, 2003), (Eshan, 2004)
cũng như các trường đại học trên thế giới thừa nhận (Lưu Tiến Dũng, 2013). Ở Việt

nhận của doanh nghiệp sử dụng lao động. Chất lượng sản phẩm của quá trình đào
tạo được đánh giá thông qua các tiêu chí gồm (i) kiến thức và nghiệp vụ chuyên
môn; (ii) kĩ năng chuyên môn; (iii) kĩ năng mềm; (iv) thái độ làm việc; (v) khả
năng hòa nhập; (vi) giá trị gia tăng tạo ra.
2.2 Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến chất lượng giáo
dục – đào tạo khối ngành kinh tế kinh doanh và các giả thuyết nghiên cứu
Như đã chỉ ra ở trên, trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng chất lượng
giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh chính là chất lượng sản phẩm
đầu ra của quá trình đào tạo. Việc nhận diện và phân tích vai trò của các yếu tố
dưới góc nhìn của doanh nghiệp nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa doanh nghiệp và
các cơ sở đào tạo dưới nhiều khía cạnh (Bonaccorsi và Piccaluga, 1994; Faulkner
và Senker, 1995; Schartinger và cộng sự, 2001). Theo đó, các yếu tố tác động đến
chất lượng giáo dục – đào tạo bao gồm các yếu tố bên trong của các cơ sở đào tạo
bao gồm (i) chất lượng đội ngũ giảng viên; (ii) chất lượng chương trình đào tạo;
(iii) các hoạt động thực hành; (iv) hoạt động chuyển giao và nghiên cứu khoa học;
(v) chất lượng liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ
được đánh giá thông qua cảm nhận cũng như sự tham gia của các doanh nghiệp.
Ngoài 05 yếu tố trên còn có 01 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục – đào tạo là chính sách giáo dục của nhà nước và cũng được đánh giá dưới sự
cảm nhận của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu định lượng và các giả thuyết
nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối
ngành kinh tế - kinh doanh được trình bày như trong hình 1.

Hình 1. Mô hình nghiên cứu định lượng
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai giai đoạn: (i) nghiên cứu sơ bộ
và (ii) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương
pháp nghiên cứu định tính và sơ bộ định lượng. Nghiên cứu định tính được thực
hiện với phương pháp nghiên cứu tài liệu; phỏng vấn phi cấu trúc với sự tham gia

3.2 Thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, công cụ thu thập và phân tích
dữ liệu nghiên cứu
Bộ thang đo dùng trong nghiên cứu có thể được chia làm 2 phần. Phần 1 là
các thang đo dùng để đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục – đào tạo đại học
khối ngành kinh tế - kinh doanh. Trong phần này tổng cộng có 54 thang đo chia
làm 2 phần: Kỳ vọng và Cảm nhận. Phần Kỳ vọng gồm có 27 thang đo đánh giá kỳ
vọng của doanh nghiệp về chất lượng sản phầm đầu ra của quá trình đào tạo chia
làm 06 khía cạnh gồm (i) kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn (ii) kĩ năng chuyên
môn; (iii) kĩ năng mềm và thái độ làm việc; (iv) giá trị gia tăng tạo ra; (v) kinh
nghiệm làm việc; (vi) khả năng hòa nhập. Phần Cảm nhận cũng gồm 27 thang đo
giống như phần Kỳ vọng nhưng đo lường sự cảm nhận của doanh nghiệp về chất
lượng sản phầm đầu ra mà doanh nghiệp đang sử dụng (bảng 2). Phần 2 là các
thang đo dùng để đo lường các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đào tạo đại
học khối ngành kinh tế - kinh doanh gồm 35 biến quan sát cho 06 biến độc lập và
01 biến phụ thuộc được mã hóa như trong hình 2.
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp thu thập trực tiếp bằng
bảng khảo sát từ các doanh nghiệp. Bảng khảo sát gồm 03 phần. Phần 1 gồm 02
phần Kỳ vọng và Cảm nhận dùng để đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục – đào
tạo. Phần 2 gồm các biến dùng để phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng giáo
dục – đào tạo. Phần 3 là thông tin của người được phỏng vấn. Dữ liệu sau khi được
làm sạch và đánh giá phân phối xác suất được phân tích với sự trợ giúp của phần
mềm SPSS và SmartPLS thông qua: Kiểm định chất lượng thang đo và mô hình
nghiên cứu, phân tích hồi quy kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4. Thực trạng chất lượng giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh
dưới góc nhìn doanh nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu của Lưu Tiến Dũng (2013) thì các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động khối ngành kinh tế - kinh
doanh bao gồm (i) kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn; (ii) kĩ năng chuyên môn;
(iii) kĩ năng mềm; (iv) thái độ làm việc; (v) khả năng hòa nhập và (vi) giá trị gia
tăng tạo ra. Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng chất lượng

hơn kỳ vọng của các doanh nghiệp được khảo sát. Hay nói cách khác chất lượng
giáo dục – đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn của
doanh nghiệp là chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bảng 2. Mức độ đáp ứng của cử nhân so với kỳ vọng của doanh nghiệp
Yếu tố
Tiêu chí
Trung bình Kỳ vọng
của doanh nghiệp
(1)
Trung bình Đáp
ứng của người
lao động
(2)
Chất lượng giáo
dục đại học khối
ngành kinh tế
kinh doanh
(2) – (1)
Kiến thức
và nghiệp
vụ chuyên
môn
Có kiến thức kiến thức sâu rộng và trình
độ chuyên môn cao
4.358
3.856
-0.202
Có kiến thức cơ bản để giải quyết các mối
quan hệ trong tổ chức
4.321

3.219
-1.294
Có tác phong làm việc chuyên nghiệp
4.316
3.979
-0.337
Có kinh nghiệm thực tiễn phong phú
4.487
3.305
-1.182
Trung bình
4.47
3.67
-0.79
Thái độ
làm việc
Có niềm đam mê với công việc
4.492
4.587
0.095
Chấp hành tốt nội quy của pháp luật
4.497
4.647
0.25
Chấp hành tốt chính sách và quy định của
doanh nghiệp
4.316
4.316
0.3
Có tinh thần ham học hỏi và cầu tiến

Có khả năng sử dụng thành thạo tin học
ứng dụng trong công việc
4.380
4.032
0.152
Trung bình
4.36
4.16
-0.19
Khả năng
hòa nhập
Có khả năng thích ứng nhanh với công
việc
4.492
3.016
-0.476
Có khả năng hòa nhập nhanh với công việc
4.583
3.925
-0.658
Có khả năng hòa nhập nhanh với môi
trường văn hóa doanh nghiệp
4.543
3.011
-0.532
Trung bình
4.53
3.98
-0.55
Giá trị gia

Trong số 06 khía cạnh trên thì chỉ có thái độ làm việc của người lao động là
được các doanh nghiệp đánh giá cao và đáp ứng được yêu cầu, một phần cũng bởi
chính môi trường làm việc chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chi phối. Kiến thức
và nghiệp vụ chuyên môn cũng là yếu tố được doanh nghiệp đánh giá khá tốt bởi
lượng kiến thức hàn lâm mà người học được trang bị tại các trường là khá tốt, tuy
nhiên kiến thức chuyên môn cao gắn với thực tế vẫn là cái mà cử nhân tốt nghiệp bị
thiếu. Còn lại các yếu tố như kỹ năng chuyên môn đặc biệt là kỹ năng thực hành,
tác nghiệp thực tế, kỹ năng mềm, khả năng hòa nhập và giá trị gia tăng tạo ra đều
chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Quan sát bảng 2 ở trên tuy rằng mức
độ đáp ứng của người lao động khối ngành kinh tế - kinh doanh so với kỳ vọng của
doanh nghiệp vẫn chưa được đảm bảo nhưng có thể thấy khoảng cách là không quá
xa và có thể san lấp. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, kỳ vọng của doanh nghiệp đối với
nguồn nhân lực có chất lượng là không chỉ dừng lại như trên mà sẽ có xu hướng
tăng nhanh hơn trong thời gian tới khi đứng trước những sức ép của cạnh tranh và
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng và như thế những nhà
quản lý giáo dục phải làm việc hết sức nghiêm túc để từng bước san lấp khoảng
cánh cũng như tiến tới thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của xã hội.
Các trường đại học ở Việt Nam đều cung cấp cho sinh viên một lượng kiến
thức hàn lâm được đánh giá là rất tốt tuy nhiên vẫn còn chậm được cập nhật theo
kịp xu hướng, điều này được thấy rõ khi tương quan so sánh với các chương trình
học của nước ngoài khi có tính ứng dụng và theo rất sát với diễn biến thực tiễn của
bộ môn khoa học. Nguyên nhân của việc chậm cập nhật kiến thức, giáo trình mới
chủ yếu xuất phát từ khả năng ngoại ngữ còn hạn chế của đội ngũ giảng viên, giáo
trình chủ yếu được viết theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Do vậy, đối với nhân tố kiến
thức và nghiệp vụ chuyên môn thì giải pháp chủ yếu nên tập trung vào việc hoàn
thiện, cập nhật kiến thức, giáo trình nhất là giáo trình bằng ngoại ngữ, nâng cao
năng lực nghiên cứu, trao đổi giảng viên giữa các trường đại học trong và nước
ngoài. Có sự liên hệ trao đổi học thuật, kinh nghiệm thường kì giữa trường đại học
và doanh nghiệp.
Đối với nhóm nhân tố kĩ năng chuyên môn. Rất nhiều cử nhân hay thậm chí

Chất lượng bộ thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu được
kiểm định. Theo đó, các biến quan sát dùng để đo lường cho các khái niệm nghiên
cứu đều đạt ý nghĩa thống kê, không có biến quan sát nào bị loại khi có hệ số tải
đều lớn hơn 0.7 và có ý nghĩa thống kê: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tin cậy
tổng hợp đều lớn hơn 0.6 nhỏ nhất là 0.8364 và 0.8906 (Bagozzi và Yi, 1988; Hair
và cộng sự, 2012), trung bình phương sai trích được của mỗi khái niệm đều lớn hơn
0.5 cho thấy các khái niệm đạt được giá trị phân biệt (Fornell và Larcker (1981).
Bảng 2. Bảng tổng hợp độ tin cậy của thang đo
Biến
Cronbach’s
Alpha
Hệ số tin cậy tổng
hợp
Trung bình phương
sai trích được
Chất lượng giảng
viên
0.8367
0.8902
0.6696
Chương trình đào
tạo
0.8720
0.9035
0.6099
Hoạt động liên kết
0.8852
0.9104
0.5926
Hoạt động NCKH

việc quản lý hoạt động giáo dục. Theo Chin, Marcolin và Newsted (1996), khi phân
tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc nhà nghiên cứu không chỉ
xem xét mối quan hệ cũng như có ý nghĩa hay không giữa các mối quan hệ ấy mà
còn phải xem tác động mạnh, yếu của các mối quan hệ ấy làm căn cứ cho việc phân
bổ nguồn lực
2
. Cụ thể các tác động của các yếu tố đều nằm ở mức trung bình đến
mạnh và có ý nghĩa thống kê, cụ thể:
Giả thuyết H1: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì hoạt động thực hành là
yếu tố tác động mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến chất lượng giáo dục – đào
tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β = 0.306, T-values = 4.495, mức độ tác động
=0.3061). Theo đó cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường buộc phải được trang bị 2
Mức độ tác động 0.02, 0.15 và 0.35 sẽ chỉ ra mức độ tác động ít, trung bình và lớn. T_values đều lớn hơn 1.96 thì
mới có ý nghĩa thống kê
khả năng thực hành chuyển đổi kiến thức hàn lâm thành khả năng làm việc thực tế,
tránh đào tạo thêm, đào tạo lại.
Giả thuyết H2: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì hoạt động liên kết giữa
các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh thứ hai và có ý nghĩa
thống kê đến chất lượng giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β =
0.244, T-values = 2.396, mức độ tác động =0.2440). Với các doanh nghiệp thì hoạt
động liên kết sẽ gắn chặt nhu cầu của họ với các cơ sở đào tạo và theo đó việc đáp
ứng nhu cầu sẽ hiệu quả hơn.

Hình 3. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính.
Giả thuyết H3: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì chính sách giáo dục của
nhà nước là yếu tố tác động mạnh thứ ba và có ý nghĩa thống kê đến chất lượng
giáo dục – đào tạo khối ngành kinh tế - kinh doanh (β = 0.239, T-values = 3.025,

tượng này trong mô hình nghiên cứu.
6. Kết luận và một số hàm ý chính sách
Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo đại học khối
ngành kinh tế - kinh doanh dưới góc nhìn của doanh nghiệp đã cho thấy sau quá
trình đào tạo người học chưa đáp ứng được các yêu cầu về năng lực chuyên môn
cũng như các kĩ năng cần thiết cho công việc thực tế gây nhiều tổn hại cho doanh
nghiệp và xã hội. Bằng mô hình kinh tế lượng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
dưới góc nhìn của doanh nghiệp có 06 yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục –
đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh bao gồm (i) hoạt động thực hành;
(ii) hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; (iii) chính sách giáo
dục; (iv) chương trình đào tạo; (v) chất lượng giảng viên và (vi) hoạt động nghiên
cứu khoa học và chuyển giao.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu ở trên, dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì
các cơ sở đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh doanh cần phải quan tâm đến
các yếu tố sau đây nhằm nâng cao năng lực trong và sau khi ra trường cho người
học, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo đại học khối ngành kinh tế - kinh
doanh:
- Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành gắn với thực tiễn theo hướng cơ
sở đào tạo và doanh nghiệp cùng làm. Thông qua các hoạt động (i) liên kết chặt
chẽ với doanh nghiệp trong việc tạo ra nơi thực tập thực sự cho người học; (ii) xây
dựng các chương trình thực hành gắn với đặc thù của doanh nghiệp; (iii) Huy động
nguồn lực (kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị, chuyên gia) từ doanh nghiệp vào
các hoạt động thực hành của các trường; (iv) đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất cho
người học thực hành.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp. Các chính sách nên tập trung như (i) huy động sự hỗ trợ của doanh
nghiệp khi xây dựng nội dung thực hành; (ii) duy trì mối quan hệ mật thiết với các
doanh nghiệp; (iii) huy động nguồn lực doanh nghiệp cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học; (iv) thường xuyên tiếp nhận phản hồi về chất lượng sinh viên tốt nghiệp;
(v) các hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp và các trường nên được tổ chức

lâm cao cũng cần quan tâm đến đội ngũ thỉnh giảng là chuyên gia từ các doanh
nghiệp nhằm đem đến một cách tiếp cận khác thực tế hơn cho người học nhìn nhận
và hoàn thiện.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học nhất là khoa học ứng dụng.
Hoạt động nghiên cứu khoa học phải là hoạt động trọng tâm, hướng về doanh
nghiệp và xã hội để những kết quả tạo ra thực sự có ý nghĩa. Nguồn lực và chế độ
tài chính cho hoạt động nghiên cứu cần được quan tâm hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Lưu Tiến Dũng (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh
nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2, tr. 1-9.
Nguyễn Quang Giao (2010), Khái niệm chất lượng giáo dục đại học với cách tiếp
cận thông qua khách hàng, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng
– Số 3(38).
Lê Hữu Nghĩa (2011), Những quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí
Giáo dục, Số 242, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 26-30.
Bùi Mạnh Nhị (2005), Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học,
Đề tài thuộc chương trình nghiên cứu cấp Bộ về khoa học giáo dục, Viện
khoa học giáo dục Việt Nam.
Tô Bá Trượng (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay,
Tạp trí Giáo dục Việt Nam số 69, tr. 8-11.
Tiếng Anh
Ahmad Ali Foroughi Abari, Mohammad Hossein Yarmohammadian, Mina Esteki
(2011), Assessment of Quality of Education a Non-Governmental University
Via SERVQUAL Model.
Anderson, J. C., và Gerbing, D. W, (1984), “The effects of sampling error on
convergence, improper solutions, and goodness-of-fit indices for maximum
likelihood confirmatory fac-tor analysis”, Psychometrika, 49, pp. 155-173.
Anderson, J. C., và Gerbing, D. C., (1998), “Structural equation modeling in

Gro¨nroos, C., (1984), A service quality model and its marketing implications,
European Journal of Marketing, 18 (4), pp. 36-44.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010), Multivariate data
analysis (7th ed.). Englewood Cliffs: Prentice Hall.
Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2013), A Primer on
Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM). Thousand
Oaks: Sage.
Hair, J. F., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2011), PLS-SEM: Indeed a silver bullet,
Journal of Marketing Theory and Practice, 19(2), pp. 139–151.
Hair, J.F., Sarstedt, M., Ringle, C.M. & Mena, J.A., (2012), An assessment of the
use of partial least squares structural equation modeling in marketing
research, Journal of the Academy of Marketing Science, 40(3), pp. 414-433.
Henseler, J. (2010), On the convergence of the partial least squares path modeling
algorithm, Computational Statistics, 25(1), pp. 107–120.
Henseler. J. and Sarstedt, M. (2013), Goodness-of-fit indices for partial least
squares path modeling. Computational Statistics. 28 (2), pp. 565-580.
Henseler, J., Ringle, C., & Sinkovics, R. (2009), The use of partial least squares
path modeling in international marketing, Advances in International
Marketing, 20(2009), pp. 277–320.
Hoyle, R. H. (ed.) (1995),. Structural Equation Modeling. Thousand Oaks, CA.:
SAGE Publications, Inc.
Jackson, D. L. (2001), Sample size and number of parameter estimates in
maximum likelihood confirmatory factor analysis A Monte Carlo
investigation, Structural Equation Modeling, 8, pp. 205-223.
Jackson, D. L. (2003), Revisiting sample size and number of parameter estimates:
Some support for the N:q hypothesis, Structural Equation Modeling, 10,
pp.128-141.
Kline, R. B. (1998), Principles and practice of structural equation modeling, New
York: Guilford.
Kotler Philip el al. (2005), Principles of Marketing (4


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status