Vận dụng quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay - Pdf 25

: Vn dng quan đim sng to ca H Ch Minh v cch
mn gii ph!ng dân t#c theo con đư&ng cch mng vô sn trong
công cu#c đ)i m*i đ+t nư*c hi,n nay


Chủ tịch Hồ Chí Minh - bậc vĩ nhân của dân tộc Việt Nam, là người học trò
xuất sắc của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin. Người đã vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện lịch sử, văn hoá và con người
Việt Nam, giải đáp những yêu cầu lý luận và thực tiễn, đưa cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc là một trong những chuỗi luận về sự vận dụng và phát
triển sáng tạo đó.
Trong thực tế, qua một số bài báo, công trình khoa học của các tác giả trong
và ngoài nước đã đề cập đến những giá trị lý luận của Người. Tuy nhiên, sự đề
cập này mang tính khái quát cao hoặc được diễn đạt trong cả hệ thống lý luận
khoa học của Người, hoặc chỉ đề cập dưới dạng ý nghĩa rút ra so với yêu cầu của
thực tiễn. Điều này thật sự làm cho người học, người nghiên cứu thực sự khó
khăn trong việc phát hiện, khái quát, lôgic những tư tưởng, luận điểm cũng như
những nội dung vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin. Điều này
làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc học tập, nghiên cứu, giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ trang bị cho chúng ta hệ thống những
quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc. Từ đó, nâng cao hơn nữa cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cũng như toàn bộ tư tưởng
của Người.
1
Khai thác, học tập, nghiên cứu, hệ thống hoá tri thức và vận dụng di sản
tinh thần phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới đất nước
ta hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu của những người làm công tác nghiên cứu lý
luận. Xuất phát những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quan điểm

Minh, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- GS. Song Thành, Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính
trị, 2005.
- Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn
khoa học Mác-Lênin, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2008.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh (Tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình các
môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội 208.

Nhìn chung, có thể tìm thấy ở những tài liệu này một số điểm mới, tư
tưởng, luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu này, tác giả cố gắng chắt
lọc, hệ thống hoá những quan điểm, luận điểm, nội dung sáng tạo của Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Trên cơ sở đó nêu rõ sự vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong công cuộc đổi mới
đất nước hiện nay.
3
. 
Đề tài chọn lựa nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc để tiến hành nghiên cứu.
/01
Nghiên cứu đề tài này trên cơ sở phương pháp luận chung: thế giới quan,
phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đồng thời cần áp dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp lôgic

nhận thức và cải tạo thể giới, trở thành phương pháp luận chung nhất của nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Phép biện chứng duy vật là cơ sở
phương pháp luận, chỉ đạo chủ thể xác định phương pháp cách mạng khoa học
và đúng đắn. Bất cứ hành động cách mạng nào, nếu xa rời những quan điểm và
nguyên tắc của phép biện chứng duy vật, thì sớm muộn gì cũng sẽ phải trả giá
cho điều đó. Như vậy, Mác đã dạy cho những người cách mạng biết rằng phép
biện chứng duy vật trở thành công cụ quan trọng bậc nhất không thể thiếu được
của nhận thức và hành động để cải tạo hoàn cảnh và cải tạo bản thân.
Bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người là sự ra đời của
tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - “cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng
nhiều bộ sách” (Lênin). Tuyên ngôn không chỉ khái quát những thành tựu to lớn
cuộc cách mạng tư tưởng của loài người mà còn quán triệt sâu sắc quan điểm
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong suốt toàn bộ tác phẩm. Mặc dù có tính
cách mạng, triệt để tuy nhiên Mác và Ăngghen nhiều lần nhắc nhở rằng học
thuyết khoa học của hai ông không bao giờ hoàn bị, không bao giờ là chân lý
muôn thủa. Trong lời tựa năm 1872 cho bản tiếng Đức, hai ông viết: “Mặc dù
hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, những cho đến nay,
xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày trong “Tuyên ngôn” này vẫn
còn hoàn toàn đúng. Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại. Chính ngay
“Tuyên ngôn” cũng đã giải thích rõ ràng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp
dụng những nguyên lý đó cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và
do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ở cuối
chương II ” [5, 15].
Tiếp bước Mác-Ăngghen, Lênin đã nêu lên tấm gương sáng về việc nắm
vững và vận dụng tài tình phép biện chứng duy vật trong việc nhận định khả
năng về phương pháp tiến hành cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, cũng như sự vận dụng tài tình phép biện chứng duy vật để vạch raChính
6
sách kinh tế mới - cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một
nước kém phát triển.

giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc, vì “Phong trào
vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”
[6, 611]. Vì vậy, “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản,
dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại
mang hình thức đấu tranh dân tộc” [6, 611] . Từ đó, Mác kêu gọi: “giai cấp vô
sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai
cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái
nghĩa như giai cấp tư sản hiểu” [6, 623-624].
Theo Mác-Ăngghen, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của
giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Có triệt để
xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp mới có thể có điều kiện xoá bỏ ách
áp bức dân tộc, mới đem lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và cho các dân tộc
khác. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới
thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
Tuy nhiên, ở thời đại Mác-Ăngghen, hai ông không đi sâu giải quyết vấn
đề dân tộc vì vấn đề này ở Tây Âu đã cơ bản được giải quyết trong cách mạng
tư sản; nhất là các ông chưa có điều kiện để luận bàn nhiều vấn đề dân tộc thuộc
địa. Đúng như Lênin từng nhận định, đối với Mác, so với vấn đề giai cấp vô sản
thì vấn đề dân tộc chỉ là một vấn đề thứ yếu thôi.
Kế thừa quan điểm của Mác-Ăngghen, Lênin đã phát triển thành hệ thống lý
luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc. Theo Lênin, dân tộc là sản phẩm của
quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là các hình thức cộng đồng
8
tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư
bản dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa
tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
các nước đế quốc thi hành chính sách xâm lược thuộc địa, vấn đề dân tộc trở nên
gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa.
Ở thời đại của Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống trên

đứng trước nguy cơ bị huỷ diệt.
Thực tiễn cách mạng châu Âu và nước Nga những năm trước Cách mạng
tháng Mười cũng không nằm ngoài vòng xoáy lịch sử đó. Chiến tranh thế giới thứ
nhất đã tác động mạnh mẽ đến các nước trên lãnh thổ châu Âu và đẩy những mâu
thuẫn trong nội tại nước Nga lên đỉnh điểm. Riêng ở nước Nga, trong cuộc chiến
tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, Nga hoàng đã tăng cường bóc lột các giai
cấp bị trị, đẩy nước Nga đến sự bần cùng hoá. Để thoát khỏi tình cảnh đó, các dân
tộc chỉ có con đường tiến hành cuộc cách mạng xã hội.
Nước Nga trước cách mạng có đặc điểm cơ bản là một nước tư bản chủ
nghĩa tầm trung. Chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn và ngày càng lạc hậu,
phụ thuộc vào các nước phương Tây. Nguyên nhân của tình trạng lạc hậu ấy là
do sự tồn tại nặng nề bởi những tàn tích của chế độ phong kiến - nông nô. Về
chính trị, nước Nga là một nước quân chủ chuyên chế, toàn bộ quyền lực chính
trị trong nước đều thuộc Nga hoàng. Chế độ Nga hoàng trở thành nhà tù của các
dân tộc. Nhân dân các dân tộc không thuộc Nga rên xiết dưới hai ách áp bức: áp
bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội của bọn chúa đất và tư
sản địa phương.
Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản
chủ nghĩa, sự kết hợp những hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã
10
làm cho nước Nga trở thành nơi hội tự cao nhất những mâu thuẫn của chủ nghĩa
đế quốc: mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân,
mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các dân tộc bị áp bức, mâu thuẫn giữa đế quốc
Nga với các nước đế quốc Tây Âu. Toàn bộ những mâu thuẫn này chống chéo
lên nhau và ngày càng gay gắt làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Chính sự gay gắt của những mâu
thuẫn đó đã dẫn đến sự hình thành những tiền đề khách quan cho một cuộc cách
mạng xã hội ở nước Nga, trước hết là giai cấp vô sản Nga. Mặc dù số lượng
không đông, chỉ chiếm khoảng 10% dân số nhưng giai cấp vô sản Nga có nhiều
ưu điểm nổi bật về chất lượng, tinh thần và khả năng cách mạng, có truyền

thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng đầu trong
đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi
cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số nhân dân. Thắng lợi
chắc chắn thuộc về chúng ta”. Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc khởi nghĩa vũ
trang. Từ ngày 24/10, Lênin đã trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Tối 26/10,
trong buổi họp thứ hai Đại hội Xô Viết toàn Nga đã thông qua hai văn kiện đầu
tiên của Chính quyền Xô viết - Sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất do Lênin
dự thảo. Trong đó, sắc lệnh hoà bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là
“một tội ác lớn nhất của nhân loại” và đề nghị các nước tham chiến nhanh chóng
đàm phán để kí kết một hoà ước dân chủ công bằng - không có thôn tính đất đai
và bồi thường chiến tranh. Sắc lệnh ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường
ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hoá
toàn bộ ruộng đất. Đến cuối tháng 3 năm 1918, chính quyền Xô viết đã giành
được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Thắng lợi của cách
mạng tháng Mười đã mở ra thời kỳ nước Nga bước vào công cuộc xây dựng
chính quyền Xô viết.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử
trọng đại, không những đối với nước Nga mà còn đối với thế giới. Cách mạng
12
tháng Mười đã mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga - kỷ nguyên giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và các dân tộc không thuộc Nga thoát khỏi gông xiềng
nô lệ. Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch
sử và cục diện thế giới. Thế giới sau cách mạng tháng Mười đã phân chia thành
hai hệ thống đối trọng - hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa và hệ thống xã hội tư
bản chủ nghĩa. Đồng thời, cách mạnh tháng Mười đã mở cổ vũ mạnh mẽ phong
trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới
thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng tháng Mười Nga cũng đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu
tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu
Phi và Mĩ la tinh, trong đó có Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giống

Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng; ở Bắc Kỳ với
phong trào yêu nước của Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích Tiêu biểu
cho phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến là phong trào Cần Vương
(1885-1896), phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
Tuy nhiên, do hạn chế bởi điều kiện giai cấp, điều kiện lịch sử, mục tiêu chiến
đấu; do không đề ra được một đường lối kháng chiến vừa thoả mãn được
nguyện vọng độc lập dân tộc, vừa thoả mãn được yêu cầu cải thiện đời sống của
nhân dân. Vì vậy, những cuộc khởi nghĩa này không thể phát triển thành những
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Phong trào chỉ là sự tiếp nối nhau của
nhiều cuộc kháng chiến riêng lẻ, thiếu sự thống nhất. Thất bại của phong trào là
một tất yếu lịch sử. Tuy thất bại, nhưng phong trào yêu nước giai đoạn này đã
để lại cho lịch sử nhiều bài học kinh nghiệm chiến đấu quý báu, những tấm
gương dũng cảm hy sinh vì độc lập dân tộc.
Đến đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách đô hệ lên đất nước
ta và biến nước ta thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến với những biến đổi
14
căn bản về chính trị - kinh tế - xã hội. Xã hội Việt Nam xuất hiện những giai
tầng mới, đồng thời nảy sinh những mâu thuẫn mới về giai cấp và dân tộc với
sự ra đời của giai cấp công nhân, sự xuất hiện của tầng lớp tiểu tư sản và giai
cấp tư sản ở nước ta. Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản giữa nông dân với địa chủ
phong kiến, nảy sinh thêm cách mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân Việt Nam với tư bản Pháp, giữa toàn thể nhân dân ViệtNam với chủ nghĩa
đế quốc Pháp. Phong trào yêu nước trong giai đoạn này cũng có bước phát triển
mới.
Với sự xuất hiện của tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư sản
ở nước ta và trước sự ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách lớn ở Trung
Quốc của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phong trào yêu nước và phong
trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trong đó xuất hiện trào
lưu tư tưởng dân chủ tư sản dưới sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh
thần cải cách. Điển hình như các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục,

2.1.1. Nhận diện bản chất của chủ nghĩa thực dân
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một người yêu nước mẫu mực, một
chiến sĩ cộng sản đã có nhiều cống hiến to lớn trong việc nghiên cứu vấn đề dân
tộc và giải phóng dân tộc đồng thời là người có nhiều quan điểm mới mẻ trong
việc nghiên cứu bản chất và vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân.
Từ năm 1919 đến những năm 1925-1927, Nguyễn Ái Quốc đã có những
bài báo, bài viết tập trung vạch trần bản chất và tội ác của chủ nghĩa thực dân,
nêu rõ những thống khổ của người dân mất nước, phản ảnh những nguyện vọng
khát khao được giải phóng và các cuộc phản kháng của các dân tộc thuộc địa.
Từ tác phẩm Tâm địa thực dân (1919), Nền văn minh thượng đẳng, Tội ác của
chủ nghĩa thực dân, Sự quái đản của công cuộc khai hoá(1921), Bình đẳng,
16
Những kẻ đi khai hoá, Khai hoá giết người (1922), Vực thẳm thuộc địa, Chế độ
thực dân (1923), Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp (1924) Tuy nhiên,
đóng góp lớn nhất phải kể đến đến tác phẩmBản án chế độ thực dân
Pháp (1925), tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu rộng và được đánh giá là tác phẩm
đặc sắc, với cái nhìn cận cảnh về hình ảnh chủ nghĩa thực dân. Sự phân tích về
chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Ái Quốc ở những tác phẩm trên đã vượt hẳn
những gì mà những nhà lý luận mác xít đề cập đến.
Trong bài viết Thăm một chiến sĩ Quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốccủa
nhà báo Liên Xô Ôxíp Manđenxtam, Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất của
chủ nghĩa thực dân: “Thực dân Pháp là gì? Ồ, đó là những kẻ bất tài và thiển
cận. Việc quan tâm đầu tiên của chúng là hình thành nhóm người thân thuộc.
Sau đó, là chiếm đoạt và cướp bóc thế nào cho thật nhiều và thật nhanh Thực
dân Pháp đầu độc nhân dân chúng tôi. Chúng bắt mọi người phải uống rượu
Bọn thực dân Pháp đã lấy gạo xấu, rẻ tiền nấu rượu Sau đó, người ta hạ lệnh
cho các viên tỉnh trưởng cứ theo đầu người mà bắt buộc phải đi mua thứ rượu
không ai uống” [14, 478].
Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã đưa những tội ác của thực
dân Pháp ở Đông Dương và nhiều dân tộc thuộc địa khác như Tuynidi, Angiêri,

thuộc địa nào thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu của người bản xứ.
Các thuộc địa là mảnh đất mầu mỡ cho bọn thực dân đế quốc đục khoét, là hiện
thân của chế độ dã man, tàn bạo của bọn thực dân đối với triệu triệu người dân
bản xứ. Trong tác phẩm Đông Dương và Thái Bình Dương, Người đã chỉ rõ:
“Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc
địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó
đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và
nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng
của nó” [14, 243]. Bản chất dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc còn được
Người vạch ra: “Nó dùng những người vô sản da trắng đề chinh phục những
người vô sản các thuộc địa. Sau đó nó lại tung những người vô sản ở một thuộc
18
địa này đi đánh những người vô sản ở một thuộc địa khác. Sau hết, nó dựa vào
những người vô sản ở các thuộc địa để thống trị những người vô sản thế giới”
[14, 246].
Để vạch trần bản chất tàn bạo, dã man của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu tác
phẩm Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, Người nêu lên một luận điểm
rất độc đáo, mới mẻ: “Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa có một cái vòi bám vào
giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các
thuộc địa. Nếu người ta muốn giết chết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt
cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu
của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”
[14, 298].Với hình ảnh “con đỉa hai vòi”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ chủ
nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa mà còn là kẻ thù
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc. Cũng từ luận điểm
mới này và quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa cách
mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, Người đã đấu tranh phê phán mạnh
mẽ thái độ coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến cách mạng thuộc địa
của những người cộng sản chính quốc. Người phê phán Đảng Cộng sản Pháp:
“Là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng

Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra rằng ở các nước thuộc địa “chủ
nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước”. Chủ nghĩa dân tộc ở Nguyễn
Ái Quốc chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Đó là sản
phẩm kết tinh của nhân dân Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch
sử, là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo
vệ nền độc lập. Sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh là Người đã phân tích cấu
trúc kinh tế, xã hội ở các nước thuộc địa và Đông Dương, từ đó khẳng định cuộc
đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra quyết liệt như ở phương Tây nhưng tinh
20
thần dân tộc chân chính ở các nước này diễn ra rất mạnh mẽ và quyết liệt. Vì
vậy, Người lưu ý những người cộng sản phải biết nắm lấy ngọn cờ dân tộc để
giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản.
Trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ gửi Quốc tế cộng sản,
Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn giống như ở phương Tây, bởi
vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc xét về mặt cấu trúc kinh tế
không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời kì cận đại, và
đấu tranh giai cấp không quyết liệt như ở đây” “Những địa chủ hạng trung và
hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt
bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ ” [14, 464-465].
“ Nếu nông nhân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn
liếng gì lớn , nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại
không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công
đoàn, kẻ thì chẳng có tơrớt Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu.
Điều đó, không thể chối cải được” [14, 464].Trái lại, giữa họ vẫn có một sự
tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều là người nô lệ mất nước. Từ
đó, Người khẳng định: “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính
nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi
biết phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp
dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn
An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục

giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của
chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” [14, 416]. Đến năm 1930, Người
xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (cách mạng dân tộc - dân chủ)
22
và để đi tới xã hội cộng sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa). Hai giai đoạn ấy
không có bức tường ngăn cách, mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Người cho rằng
độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Theo Người, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ chiến
lược: chống thực dân xâm lược và chống địa chủ phong kiến. Nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt
lên trên hết, trước hết, nhiệm vụ dân chủ cần thực hiện từng bước và phải phục
tùng sự nghiệp giải phóng dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, để tạo cơ sở, tiền đề cho
việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải
được thực hiện một cách triệt để, phải “đến nơi”. Đó là một nền độc lập thực sự,
độc lập hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ lực lượng nào. Để tạo cơ sở, tiền đề
cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đối với Việt Nam, một đòi hỏi có ý nghĩa
sống còn là độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước. Đồng thời, để tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi độc lập
dân tộc phải thống nhất với tự do hạnh phúc của nhân dân vì theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh “nếu nước được độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc
tự do, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”.
Trong mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Người xác
định rằng chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ và phát triển thành quả của độc
lập dân tộc; sự đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, thực hiện công bằng, dân chủ trong xã hội Theo Người, chủ
nghĩa xã hội là chế độ xã hội làm cho dân giàu, nước mạnh, ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành, các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau Về mặt phân phối sản phẩm lao động thì chủ nghĩa xã hội là ai

luận cách mạng xã hội trong thời đại ngày nay.
24
2.1.4. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Trong khi chống lại luận điệu vu cáo những người cộng sản muốn xóa bỏ
tổ quốc và dân tộc của giai cấp tư sản, Mác và Ăng ghen đã chỉ ra mối quan hệ
giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, phạm vi của vấn đề dân tộc trong cách
mạng vô sản. Các ông cũng nhấn mạnh rằng: Chỉ đứng trên lập trường của giai
cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Vì vậy, trong Tuyên ngôn của Đảng Công sản, Mác kêu gọi: “giai cấp vô sản
mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, tự xây dựng thành giai cấp dân
tộc, tự mình trở thành dân tộc. Các ông tuyên bố: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc
lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xóa bỏ. Khi mà sự đối
kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa
các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [7, 539].
Như vậy, có thể thấy rằng ở Mác và Ăngghen, các ông đã giải quyết vấn đề
giai cấp, từ đó làm tiền đề cần thiết để đi đến giải quyết vấn đề dân tộc.
Khắc phục những hạn chế của Mác-Ăngghen và bổ sung bằng những “cơ
sở lịch sử”, Lênin đã phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành hệ thống lý luận,
được xem là học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lênin cho rằng: cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó
không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa.
Với những cống hiến của mình, Lênin được đánh giá là người đã đặt nền móng
cho thời đại mới - thời đại cách mạng ở các nước thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
và tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô
sản, đồng thời Người đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp và đấu
tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Khác với Mác, Ăngghen và Lênin, theo Hồ Chí Minh, xét trong điều kiện và
hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status