TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ - Pdf 16

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
BÙI NHƯ TRƯỜNG GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC
Huế, 05 – 2011
ĐẠI HỌC HUẾ
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH
VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.s. Hoàng Ngọc Vĩnh Bùi Như Trường Giang
Triết K31
Huế, 05 - 2011
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của khóa luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới; tư tưởng của Người là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta, luôn
là ngọn cờ đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
ngày càng lớn hơn.
Hơn 80 năm chiến đấu và xây dựng dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác -

trung tâm của mọi sự phát triển, để đưa đất nước Việt Nam phát triển di lên
theo con đường chủ nghĩa xã hội thì cần phải có những con người có phẩm
chất và năng lực, có lý tưởng cách mạng, đảm bảo cho sự thành công của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Để có những con người có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
đất nước, cần phải có chiến lược “trồng người”. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”. “Trồng người” là sự nghiệp chung của cả nước, tuy nhiên, các địa
phương cần có chiến lược “trồng người” phù hợp với những đặc điểm riêng
của địa phương mình, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới chủ nghĩa
xã hội làm chuẩn mực.
Chính vì những lý do trên, mà việc nghiên cứu những quan điểm của
Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói chung và triết lý “trồng người”
nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Triết lý trồng
người của Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
4
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý
của quý thầy cô và những ai quan tâm.
2. Tình hình nghiên cứu khóa luận
Nghiên cứu về vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã có khá
nhiều các công trình của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, như:
• Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
• Đặng Xuân Kỳ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
• Trần Xuân Trường, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008.
Ngoài ra, còn có những công trình của nhiều nhà nghiên cứu khác có nội

-tổng hợp, lôgíc - lịch sử Đề tài cũng vận dụng kết quả của một số công
trình có liên quan của các nhà khoa học khác để làm rõ mục đích đề tài nêu ra.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Về không gian là huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Về thời gian là giai đoạn hiện nay (từ 1986 đến 2011).
Về nội dung là triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh; chiến lược
“trồng người” hiện nay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
6. Đóng góp của khóa luận
Trình bày một cách có hệ thống triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh
với những giải pháp xây dựng con người xã hội chủ nghĩa hiện nay ở huyện
Hải Lăng, Quảng Trị.
6
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có
kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Những nội dung cơ bản về triết lý “trồng người” của Hồ
Chí Minh.
Chương 2: Vận dụng triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh vào sự
nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
7
NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
TRONG TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. Các tiền đề của triết lý “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1.1. Triết lý nhân sinh của Việt Nam là tiền đề trực tiếp của tư tưởng
Hồ Chí Minh về triết lý “trồng người”
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã
hình thành cho mình những “giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao
quý”[4; 28]. Những giá trị đó đã trở thành một trong những tiền đề tư tưởng,

sinh đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Phạm trù “nhân” trong Nho giáo, đó
là “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, là “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi
đạt nhân”, là “khắc kỷ phục lễ vi nhân”. Đó là những tư tưởng nhân nghĩa vô
cùng sâu sắc, tuy nhiên, nhân nghĩa đó, theo Nho giáo chỉ có ở người quân tử.
Còn ở Việt Nam, Nguyễn Trãi coi cốt lõi nhân nghĩa là ở dân, của dân, “việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân”, nhân là lòng yêu thương con người không phân
biệt giai cấp, chủng tộc.
Đối với “từ bi” của Phật giáo, đó thực chất là lòng thương người rộng
lớn, vị tha, vì người khác, không kể người đó là ai. Điều này thể hiện trong tư
tưởng “giải thoát chúng sinh” ra khỏi vòng luân hồi bất tận của đức Phật. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng, người dân Việt Nam, trên cơ sở truyền thống
dân tộc, đã tiếp thu tư tưởng nhân sinh của Phật giáo, nhưng không phải tu
hành mong cứu rỗi cuộc đời mà là đoàn kết đấu tranh, bảo vệ cái đúng, chống
9
lại mọi cái xấu. Những tư tưởng nhân sinh đó của Phật giáo đã tham gia vào
đời sống xã hội của con người Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng, triết lý nhân sinh truyền thống của dân tộc
Việt Nam là sự kết hợp những tư tưởng nhân sinh đã có từ ngàn xưa với
những tư tưởng nhân sinh hấp thụ được từ bên ngoài, mà những tư tưởng
nhân sinh đó đã được “Việt hóa”. Triết lý nhân sinh đó thể hiện trong đời
sống gia đình và xã hội, trong việc làm và nếp nghĩ của người dân Việt Nam.
Triết lý nhân sinh đó xuất phát từ con người, lấy con người làm trung tâm,
“đặt con người Việt Nam trong quan hệ ruột thịt của cộng đồng, vốn sinh ra
từ một gốc và quan hệ sống còn với đất nước – nơi chôn nhau cắt rốn mà
chính mình đã đổ mồ hồi, xương máu dựng xây, bảo vệ”[26; 65].
Triết lý nhân sinh truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện trước
hết ở việc xác định nguồn gốc con người. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã
có truyền thuyết về Lạc long Quân và Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con.
Điều này cho thấy, trong quan niệm nhân sinh của người dân Việt Nam, con
người Việt Nam là do cùng một cha mẹ sinh ra, là ruột thịt với nhau, vừa mới

thuyết về người anh hùng Thạch Sanh, với lòng thương người, Thạch Sanh đã
dùng tiếng đàn nhân nghĩa để cảm hóa kẻ thù, và khi chúng đã đầu hàng thì
ban cho chúng niêu cơm nhân nghĩa, không để chúng bị đói trở về. Cũng với
lòng nhân nghĩa đó, Nguyễn Trãi sau khi đánh bại lũ giặc ngoại xâm cũng đã
cung cấp thuyền bè, lương thực cho chúng trở về nước thuận lợi. Điều này
không chỉ thể hiện tấm lòng vị tha của dân tộc Việt Nam, mà hơn hết nó đã
thể hiện một triết lý nhân sinh cao cả: Tất cả con người đều là đồng loại của
nhau, cần phải dùng lòng nhân nghĩa để đối đãi với nhau.
11
Như vậy, triết lý nhân sinh của Việt Nam đặt con người ở vị trí trung
tâm, con người là vốn quý hơn cả mà không có bất cứ một điều gì có thể so
sánh được, bởi vì “người ta là hoa của đất”. Quý trọng con người, thương yêu
con người và giáo dục con người phải thường xuyên tu dưỡng là những giá trị
đạo đức truyền thống, thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc của dân tộc Việt
Nam. GS Vũ Ngọc Khánh đã viết: “truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền
thống giáo dục con người phải tu dưỡng trọn đời để nên người, dựng làng và
giữ nước. Chính từ truyền thống đạo đức này, mà có lòng yêu nước, lòng
nhân ái và những đức tình cần cù, giản dị…”
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống giáo dục, ở một miền quê
giàu truyền thống, Hồ Chí Minh đã thấm đượm triết lý nhân sinh truyền thống
của dân tộc ngay từ những ngày còn bé. Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng
về con người, hướng về nhân dân, Người đã thấy được con người luôn ở vị trí
trung tâm, thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục, bồi dưỡng nhằm phát
huy vai trò của con người. Vì thế, có thể khẳng định, triết lý nhân sinh truyền
thống của dân tộc Việt Nam là tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người, mà trước hết là triết lý “trồng người”.
1.1.2. Triết học Mác–Lênin về bản chất con người là tiền đề cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh về triết lý “trồng người”
Chủ nghĩa Mác–Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. “Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác–Lênin ở

nhiên, vẫn là một loài động vật bậc cao, là một thực thể sinh vật. Điều này
biểu hiện trong cá nhân con người sống, trong tổ chức cơ thể của con người
và trong mối quan hệ của con người với tự nhiên. Cũng như các loài động vật
khác, con người luôn cần phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu như ăn, ở đó là
13
những nhu cầu tối thiểu đảm bảo cho sự tồn tại của con người. Trong cơ thể
của con người vẫn luôn xảy ra các quá trình sinh học như trao đổi chất, trao
đổi không khí, đồng hóa và dị hóa tất cả những điều này nói lên một điều,
đó là, con người là một thực thể sinh vật.
Mặc dù con người là một loài động vật nhưng khác với các loài động
vật khác, con người là một loài động vật có ý thức, con người không chỉ là
một thực thể sinh vật mà còn là một thực thể xã hội. Phương diện xã hội
chính là đặc trưng phân biệt con người với thế giới loài vật
“Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật
chất”[3; 388]. Các giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống của
mình, đã được con người sản xuất ra thông qua hoạt động sản xuất vật chất.
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất con người còn phát triển tư duy, ngôn
ngữ và xác lập các quan hệ xã hội của mình. Bởi vậy, có thể nói, bản chất xã
hội của con người được hình thành thông qua lao động, đồng thời, lao động
còn là yếu tố quyết định sự hình thành của nhân cách cá nhân trong cộng đồng
xã hội. C.Mác đã khẳng định, xã hội suy cho cùng là sự tác động qua lại giữa
những con người. Con người là thành viên của xã hội, đồng thời cũng là chủ
thể tạo nên xã hội. Trong đời sống hiện thực, con người chuyển hóa sức mạnh
tự nhiên thành chính sức mạnh của chính mình, tức là tạo lập lực lượng sản
xuất, và đồng thời cũng tạo ra các quan hệ giữa người với người (quan hệ
kinh tế, chính trị, tinh thần, ). Đó là những quan hệ của con người trong một
cộng đồng, xã hội.
Như vậy, chủ nghĩa Mác đã khẳng định, con người là một thực thể
thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. “Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự
nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con

15
thành và bộc lộc không chỉ là những quan hệ của từng hình thái xã hội riêng
biệt, mà đó còn là những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, từng
thời đại riêng biệt. Các quan hệ xã hội đó vừa diễn ra theo chiều ngang, vừa
diễn ra theo chiều dọc của lịch sử. Các quan hệ xã hội này không phải chỉ là
sự kết hợp đơn thuần với nhau để tạo nên bản chất của con người, mà những
quan hệ đó “tổng hòa” với nhau, nghĩa là, mỗi quan hệ có vị trí, vai trò khác
nhau, nhưng không tách rời nhau mà chúng thống nhất với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau.
Khẳng định, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
không có nghĩa là phủ nhận mặt sinh học trong con người. Bởi vì, con người
là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, khi con người
thực hiện những nhu cầu sinh vật của mình thì hoạt động đó cũng đã mang
tính xã hội. Với quan niệm trên, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đem lại một
quan niệm đúng đắn trong nhận thức về bản chất con người, vạch được con
đường đúng đắn đi đến giải phóng con người.
Thứ ba, con người là chủ thể và đồng thời là sản phẩm của lịch sử.
“Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không có sự tồn tại
của con người”[3; 391]. Như vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, sản
phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Nhưng con người không chỉ
là sản phẩm, mà nó còn là chủ thể của lịch sử.
Những quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả những gì lưu giữ lại
và những cái biến đổi được gọi là lịch sử. Với cách hiểu như vậy về lịch sử thì
cả con người và con vật đều có lịch sử. Trong tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên, Ph.Ăngghen từng viết: “Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử
nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng
thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và
trong chừng mực chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn
16
ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại,

người thì không tồn tại các quy luật xã hội, cũng không có sự tồn tại của toàn
bộ lịch sử xã hội loài người.
Như vậy, một lần nửa có thể khẳng định, con người vừa là sản phẩm
của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử xã hội. Lịch sử xã hội tạo ra con người
với toàn bộ những phẩm chất của nó, đến lượt mình, con người tác động trở
lại xã hội, tạo nên lịch sử xã hội với những biến đổi của nó.
1.2. Tính triết lý trong chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh
1.2.1. Triết lý Hồ Chí Minh về bản chất và vai trò của con người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người là một bộ phận quan
trọng, có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mặc dù trong tất cả các tác phẩm của mình,
Hồ Chí Minh không có một tác phẩm lý luận nào viết riêng về con người.
Song, tất cả các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, cho dù bàn về vấn đề gì thì
mục đích cuối cùng của nó cũng là vì tự do, hạnh phúc của con người. Độc
lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân là mục đích của suốt cuộc đời hoạt
động của Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh, chúng ta luôn thấy một tấm lòng yêu
thương con người, yêu thương nhân dân vô hạn, Hồ Chí Minh luôn mong
muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân, mong muốn tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho con người phát triển.
Yêu thương con người, mà trước hết là nhân dân lao động Việt Nam
đang bị áp bức, bóc lột. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm
đường cứu nước, Người đã đến với ánh sáng của chủ nghĩa Mác–Lênin. Hồ
Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và phát huy một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác–
Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vấn đề con người trong triết học
Mác–Lênin cũng được Người kế thừa, cùng với lòng yêu thương con người
18
vô hạn và những trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã để
lại trong kho tàng tư tưởng của mình một triết lý về bản chất và vai trò của
con người vô cùng sâu sắc.
1.2.1.1. Về bản chất của con người
Trên cơ sở tiếp thu những quan niệm của triết học Mác–Lênin, Hồ Chí

3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có chổ học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng
đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”[13; 152].
Hồ Chí Minh còn nhìn nhận con người trong sự thống nhất giữa các
mặt đối lập. Hồ Chí Minh từng nói: “Trong xã hội có thiện và cũng có ác.
Theo nghĩa rộng thì cả thế giới và trong một nước có thiện và có ác. Theo
nghĩa hẹp thì trong bản thân và tư tưởng của mỗi một người cũng có thiện và
có ác”[16; 276], và “trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng
sản và tư tưởng cá nhân”[17; 448]. Các mặt đối lập trong mỗi một con người
luôn luôn đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau. Sự đấu tranh chuyển hóa đó chịu
tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội, chính hoàn cảnh xã hội tạo ra trong
con người cái thiện và cái ác, bởi con người sinh ra trong xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, bản chất con người mang tính xã hội. Ngay trong
định nghĩa con người của Hồ Chí Minh đã chứng minh cho điều này. Quán
triệt quan điểm lịch sử-cụ thể, Hồ Chí Minh đặt con người, mỗi cá nhân con
người trong mối quan hệ nhiều chiều: “quan hệ với một cộng đồng xã hội
nhất định, trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ
xã hội nhất định, trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột;
20
quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ phận không tách rời, nhưng lại
luôn luôn “người hóa” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định và bị
quy định bởi những chế độ xã hội nhất định”[9; 268]. Điều này hoàn toàn phù
hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin về con người và bản chất con
người. Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ rằng: “trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Quán triệt quan điểm của chủ
nghĩa Mác–Lênin về bản chất con người, Hồ Chí Minh thấy rõ tổng hòa tất cả
các quan hệ xã hội mới tạo nên bản chất con người. Những quan hệ đó bao
gồm nhiều loại: quan hệ gia đình, họ tộc ; quan hệ sản xuất, quan hệ chính

Như vậy, trong quan điểm của Hồ Chí Minh, bản chất con người mang
tính xã hội. Bản chất con người không phải có sẵn, con người sinh ra không
phải bị quy định bởi tính thiện hay tính ác, tính thiện hay tính ác đó có được
là do những quan hệ xã hội mà người đó tham gia quy định. Chính vì vậy, Hồ
Chí Minh đã đề ra chiến lược “trồng người”, nhằm giáo dục, đào tạo con
người, tức là tạo nên những quan hệ xã hội tốt đẹp để hình thành nên bản chất
tốt đẹp của con người, tạo nên những con người mang bản chất cách mạng,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng chính con người.
1.2.1.2. Về vai trò của con người
Trước hết, Hồ Chí Minh thấy được “con người là vốn quý nhất, nhân tố
quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng”[3; 276].
Với lòng yêu thương con người, yêu thương nhân dân vô hạn, Hồ Chí
Minh đã xác định:
“Nhân nghĩa là nhân dân.
Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân.
22
Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn
dân.
Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của
nhân dân.”[16; 267]
Đối với Hồ Chí Minh, con người, nhân dân là vốn quý nhất, không thể
lấy bất cứ điều gì so sánh được. Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân
dân, luôn mong mỏi đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Cũng chính vì lòng yêu
thương con người, yêu thương nhân dân, Hồ Chí Minh đã thấy được sức
mạnh của con người, của khối đại đoàn kết toàn dân. Con người là trung tâm
của mọi vấn đề, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, “vô luận
việc gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế
cả”[14; 241]. Tất cả mọi việc nếu có bàn tay của con người với sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân đều dễ dàng thực hiện, Hồ Chí Minh từng nói: “…
việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và

Người hiểu rõ dân tình, thấu hiểu dân tâm, dân ý. Hồ Chí Minh đã thấy được
cách mạng là sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng
con người, ba mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với nhau, trong cái này có đã có
cái kia, nhưng chung quy lại thì mục tiêu tối cao của cách mạng là giải phóng
con người khỏi những áp bức, bóc lột, làm cho con người được tự do, hạnh
phúc và được tạo mọi điều kiện để phát huy hết khả năng của bản thân. Xác
định con người là mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh đã xác định trách
nhiệm của Đảng, của Chính phủ và của chính bản thân Người là “làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Giải phóng con người là
24
mục tiêu của cách mạng, đó là mục tiêu suốt đời hy sinh cống hiến, là lý
tưởng suốt đời phấn đấu của Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc, xây dựng chủ
nghĩa xã hội cũng nhằm mục tiêu giải phóng con người, Hồ Chí Minh nói:
“nước độc lập mà dân không hạnh phúc, tự do, thì độc lập ấy cũng không
nghĩa lý gì”[13; 56]. Xác định con người là mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí
Minh đồng thời cũng có niềm tin vững chắc vào tài năng, trí tuệ và bản lĩnh
của con người. Người làm hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết
tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người. Quán triệt
quan điểm lịch sử-cụ thể, Hồ Chí Minh xác định con người là mục tiêu của
cách mạng theo từng giai đoạn cụ thể. Khi nhân dân đang phải chịu ách thống
trị của chế độ phong kiến, đất nước đang chịu sự xâm lược của đế quốc thực
dân, con người phải được giải phóng khỏi gông cùm nô lệ, cùng với sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Sau khi đất nước được độc lập thì phải ưu tiên phục vụ
các nhu cầu tối thiểu của nhân dân, tiếp tục xóa bỏ sự áp bức, bóc lột giữa giai
cấp này với giai cấp khác, xóa bỏ mọi sự bất công, bất bình đẳng xã hội để
tiếp tục giải phóng con người trong sự nghiệp giải phóng giai cấp cần lao.
Cuối cùng, mổi cá nhân phải được giải phóng, phải được tạo mọi điều kiện để
phát triển toàn diện, trở thành người làm chủ của xã hội.
“Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status