Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. - Pdf 46

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:
“ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Bài làm.
Cách đây 100 năm, vào ngày 5/6/1911 tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn, người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La
Touche De Tréville, tạm thời xa Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân,
với một lòng yêu nước cháy bỏng và một mẫn cảm, một sự nhạy bén chính trị
tuyệt vời ẩn sau một thân phận rất đỗi bình thường, người phụ bếp Văn Ba. Đó
là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con
đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam. Có thể nói rằng, hơn 70 năm hoạt
động cách mạng, Người luôn cố gắng, nỗ lực hết mình cho dân, cho nước, luôn
đấu tranh giành lại các quyền dân tộc cơ bản không chỉ cho nhân dân Việt Nam
mà còn cho cả các dân tộc khác trên toàn thế giới. Nhắc đến quyền dân tộc,
chúng ta không thể không nhấn mạnh một điều rằng quyền dân tộc đã trở thành
một điểm sáng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Và điều đó đã được thể hiện rất
rõ trong câu nói sau của Người trong bản “tuyên ngôn độc lập”:
“ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”.
Bản “tuyên ngôn độc lập” được Bác soạn thảo tại ngôi nhà số 48 Hàng
Ngang, Hà Nội, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng
trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm1945. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc
lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý
Thường Kiệt ở thế kỷ X và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử, là một áng văn lập quốc vĩ đại, là
bản tổng kết những giá trị tinh thần của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân ta; đồng thời cũng là tuyên ngôn mở đầu kỉ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam. Nhưng hơn thế nữa, ở bản “Tuyên ngôn độc lập”, và đặc biệt
1
là qua câu nói trên, ta còn thấy rõ một tư tưởng lớn xuyên suốt của Chủ tịch Hồ

2
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.” được thể hiện qua ba luận điểm sau:
Thứ nhất, bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
của mỗi dân tộc. Đây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, là mục tiêu phấn
đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Như ở trên đã phân tích, Người sử dụng Tuyên ngôn tư sản để đấu tranh cho lợi
ích của dân tộc mình, biến quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc cá nhân theo kiểu
tư sản thành quyền bình đẳng của cả dân tộc Việt Nam, của các dân tộc trên thế
giới. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những tư tưởng bất hủ trong Tuyên
ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của
cách mạng Pháp, kế thừa “Cương lĩnh dân tộc” của V.I.Lênin: “Quyền bình đẳng
dân tộc là bảo đảm cho mọi dân tộc dù đông người hay ít người, dù có trình độ
phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân
tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi trong quan hệ xã hội cũng như trong quan
hệ quốc tế”, để từ đó khát quát lên quyền bình đẳng của dân tộc. Không chỉ đề
cập đến trường hợp Việt Nam, mở rọng ra, quyền dân tộc theo quan điểm của
Người chính là các nước trên thế giới không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giàu
nghèo, tôn giáo… đều bình đẳng với nhau về quyền lợi, không có hiện tượng
dân tộc lớn đi áp bức, xâm lược dân tộc nhỏ. Quan niệm về quyền bình đẳng của
con người suy rộng ra là quan niệm về quyền bình đẳng dân tộc trên không phải
là một sự suy luận logic thuần túy mà là kết quả khảo sát, kiểm nghiệm và
nghiên cứu lý luận, lịch sử đầy khó khăn, gian khổ kéo dài hơn 30 năm của
Người, kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1919 sau khi chiến tranh thế
giới thứ nhất kết thúc (1914-1918), khi còn ở tuổi thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị hòa bình Vécxây
(1914) đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách
chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập trung vào hai nội dung cơ bản:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông
Dương như đối với người châu Âu. Cụ thể là, phải xóa bỏ các tòa án đặc biệt

đã nói: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt
Nam ngày nay được độc lập... trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn
kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”. Cơ sở của khối
đại đoàn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong
một quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền
lợi, sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và ngược
lại. Vì thế nếu không đảm bảo và không có những chính sách và hành động cụ
4
thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày càng trở
thành hiện thực thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh hưởng đến
sự tập hợp lực lượng của cách mạng.
Thứ hai, quyền dân tộc luôn gắn liền với độc lập dân tộc. Độc lập, tự do
là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc, là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều
tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm
1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Hồ Chí
Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn của mình và của nhân dân Việt Nam
rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi
được độc lập…”. Lý tưởng, khát vọng độc lập tự do đó của Người đã được thể
hiện rõ nét, nhất quán xuyên suốt trong cả quãng đường tìm đường cứu nước
giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do”, câu nói của Người đã đươc nhân dân ta và hàng triệu người ở khắp các
châu lục nhắc đi nhắc lại nhiếu lần. Chân lý “độc lập tự do” có giá trị vĩnh hằng
cho mọi dân tộc, mọi quốc gia trong mọi thời kì lịch sử. Độc lập cho dân tộc
mình đồng thời cũng là độc lập cho tất cả các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc
tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập
của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức.
Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status