Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tỉnh Kiên Giang - Pdf 25

1

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
NGUYN TH NGC BNG

PHT TRIN DU LCH GN VI BO TN
CC DI TCH LCH S VN HểA V
DANH THNG TNH KIấN GIANG

luận văn thạc sĩ du lịch Hà Nội, 2013
2



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Bố cục luận văn 8
7. Đóng góp của luận văn 8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
TRONG DU LỊCH 10
1.1. Một số vấn đề lý luận về bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 10
1.1.1. Khái niệm di tích 10
1.1.2. Quan niệm về văn hóa 10
1.1.3. Quan niệm về di sản văn hóa 11
1.1.4. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa 13
1.1.5. Các nguyên tắc bảo tồn văn hóa 14
1.1.6. Bảo tồn văn hóa trong du lịch 15
1.2. Tác động của du lịch tới các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trong du lịch 23
1.2.1. Những tác động tích cực của du lịch đối với các di tích lịch sử văn hóa và
danh thắng trong du lịch 23
1.2.2. Những tác động tiêu cực của du lịch đối với các di tích lịch sử văn hóa và
danh thắng trong du lịch 24
1.2.3. Những yêu cầu cấp bách của việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh
thắng 25
1.3. Những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước 26
1.3.1. Những bài học kinh nghiệm trong nước 26
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm ngoài nước 27

5

2.3.4. Hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa của các cơ quan quản lý nhà nước
…61
2.3.5. Hoạt động bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa của chính quyền địa phương và cộng
đồng cư dân …62
2.3.6. Kết quả của hoạt động bảo tồn di tích danh thắng …65
2.4. Vai trò của du lịch trong bảo tồn di tích LSVH và danh thắng Kiên Giang …66
2.4.1. Vai trò của cơ quan quản lý về du lịch 67
2.4.2. Vai trò của công ty, doanh nghiệp du lịch …68
2.4.3. Vai trò của du khách …69
Tiểu kết chương 2 …70
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH THẮNG …72
3.1. Chính sách nhà nước trong tổ chức quản lý gắn với bảo tồn ….72
3.2. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật gắn với bảo tồn 73
3.3. Vấn đề xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn 74
3.4. Vấn đề đào tạo nhân lực du lịch gắn với bảo tồn …75
3.5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn với bảo tồn …. …….76
3.6. Vấn đề xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn 77
3.7. Vai trò của chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân trong bảo tồn…… 78
Tiểu kết chương 3 79
KẾT LUẬN ………………… 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ….84
7

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người ngày càng được nâng
cao. Khi đó, du lịch không còn là “nhu cầu cao cấp” [45] nữa mà trở thành một nhu
cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người. Và xu hướng hiện nay, du khách
thường tìm đến những tour gắn liền với tự nhiên, lịch sử, tìm hiểu về văn hóa, cội
nguồn dân tộc.
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; có nhiều cảnh
đẹp và địa hình phong phú, đa dạng bao gồm: đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Bên
cạnh đó, Kiên Giang còn là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời với
hàng trăm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; trong đó có 43 di tích đã được xếp
hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, đây còn là điều kiện và tiềm năng để Kiên Giang phát
triển loại hình du lịch văn hóa.
Trong những năm qua, du lịch Kiên Giang phát triển chủ yếu dựa vào tài
nguyên và sản phẩm du lịch văn hóa, các điểm du lịch như Lăng Mạc Cửu, Chùa
hang, Thạch Động, hay biển Mũi Nai, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Vì thế, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của địa phương là nguồn
tài nguyên du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của
quốc gia nói chung và của tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Tuy nhiên, du lịch Kiên Giang vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có
của nó; ngành du lịch có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế: tài nguyên du lịch
cũng như các sản phẩm du lịch văn hóa chưa được đầu tư thích đáng, chưa thu hút
được vốn đầu tư của nước ngoài cho các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đủ tiêu
chuẩn quốc tế, cũng như vốn đầu tư cho các dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa
nhiều nên chưa thu hút được du khách lưu lại dài ngày trên địa bàn. Bên cạnh đó,

ở Phú Quốc.
Ngoài ra còn có các bài viết, đề tài nghiên cứu:
“Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa – thiên nhiên thế giới phục vụ
phát triển ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng, nhấn mạnh: tăng cường hợp
9

tác giữa các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương, trước hết là giữa ngành du
lịch và bảo tồn di sản văn hóa để tạo ra sự phát triển du lịch thực sự bền vững.
Bài viết “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động có tính đặc
thù chuyên ngành” của tác giả Đặng văn Bài, cho rằng công tác quản lý việc xây
dựng và thi công các dự án tu bổ, tôn tạo di tích là một hoạt động có tính chất
chuyên ngành có nhiều đặc điểm khác biệt so với việc quản lý các dự án xây dựng
các công trình mới. Do đó, tất yếu phải có cơ chế quản lý mang tính chuyên biệt trên
cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản văn hóa và Luật xây dựng.
Bài viết: “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước”, tác giả Nguyễn Thế Hùng khẳng định: di tích có vai trò to lớn đối
với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại, bảo vệ và phát
huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng
và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng
đồng.
Đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển
du lịch Thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy, đã đưa ra những giải pháp cụ thể cũng
như những yêu cầu để thực hiện giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa để phục vụ cho phát triển du lịch.
Nhìn chung các tác giả đã làm rõ đặc điểm, thực trạng phát triển du lịch cũng
như vấn đề bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương. Tuy nhiên, nói đến phát
triển du lịch gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của Kiên
Giang thì đến nay vẫn chưa có một tài liệu chuyên khảo nào được công bố. Các Hội
thảo chuyên đề, các bài viết chỉ nêu lên được khái quát tình hình, thực trạng chung
trên cả nước, chưa đưa ra được thực trạng cụ thể vấn đề bảo tồn các di tích lịch sử

thắng ở Kiên Giang.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa
và danh thắng.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày tổng quan những vấn đề lý luận về phát triển du lịch gắn
với bảo tồn văn hóa. Đồng thời, phân tích thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo
11

tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của tỉnh Kiên Giang; khẳng định vai
trò, tầm quan trọng của di tích lịch sử văn hóa trong đời sống và phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần triển du lịch gắn với
bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng của Kiên Giang.

kinh nghiệm sản xuất và lao động, học vấn, giáo dục, khoa học, nghệ thuật và những
tổ chức thích ứng với những cái đó”.
Tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô (1982), UNESCO đã đưa ra khái
niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay
của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy
13

xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt
nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa
mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án
chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết
mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
Trong nước, các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng có những nhìn nhận khác
nhau về văn hóa:
Theo Nguyễn Từ Chi thì văn hóa là “cái tự nhiên được biến đổi bởi con người”
hay “tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa”.
Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [48, tr10].
Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa” [30].
Nhìn chung, các khái niệm trên đều có cùng đặc điểm: văn hóa là những gì do
con người sáng tạo và thuộc về con người. Những gì không do con người làm nên
không phải là văn hóa. Vì vậy, văn hóa là đặc trưng căn bản phân biệt con người với

hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
Vì thế, Luật di sản văn hóa năm 2001 đã định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm
di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

15

1.1.4. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa
Hiện nay, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa được xác định là nhiệm vụ quan trọng
của toàn xã hội bởi chúng ta đã nhận thức được vai trò và giá trị vô cùng to lớn của
nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa còn
góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, với sự quan tâm, nổ lực của xã hội, nhiều di tích đã
được xếp hạng và trùng tu, sửa chữa, đảm bảo sự tồn tại lâu dài, phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều di tích tiêu biểu đã phát huy
giá trị một cách tích cực, thu hút nhiều khách tham quan và mang lại nguồn thu lớn
cho đất nước.
Nhìn chung, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực,
tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những di tích đang bị xuống cấp trầm
trọng, nhiều di tích tu bổ chưa hoàn chỉnh, cũng như nhiều di tích tôn tạo chưa đạt
yêu cầu về chuyên môn. Thực tế tồn tại những hạn chế này là do:
- Tuy xã hội có quan tâm đến vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nhưng nhận thức
chưa được sâu sắc và toàn diện nên chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, các kế
hoạch và chương trình hành động cụ thể; dẫn đến sự lúng túng trong việc làm hài
hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển kinh tế. Có nơi còn thương mại

Do đó, công tác bảo tồn văn hóa (theo tác giả Đặng Văn Bài, trong Báo cáo
Hội thảo khoa học“Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại”) chỉ đạt hiệu quả cao
khi chúng ta tuân thủ theo các nguyên tắc khoa học sau:
- Thứ nhất, đảm bảo tính nguyên gốc, chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích nhưng
cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho
di tích được ổn định lâu dài.
- Thứ hai, di tích có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo
những chuẩn mực khoa học đã được xác định. Sử dụng và phát huy các mặt giá trị
của di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất.
17

- Thứ ba, bảo tồn di sản văn hóa phải triển khai song song và phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại, phát triển phải kết hợp với bảo tồn di sản văn
hóa.
Tính nguyên gốc của di tích được thể hiện qua kiểu dáng, phong cách, nguyên
gốc về vật liệu xây dựng, về địa điểm xây dựng cũng như về cảnh quan môi trường.
Tính nguyên gốc của di tích cũng là nội dung cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa thiết
kế xây dựng một công trình mới với thiết kế tu bổ di tích [69].
1.1.6. Bảo tồn văn hóa trong du lịch
Bảo tồn văn hóa trong du lịch là hoạt động mang tính cấp thiết hiện nay, bởi du
lịch và di sản văn hóa luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau; nếu di sản văn hóa được
bảo tồn tốt thì tính hấp dẫn và giá trị của nó sẽ là cơ sở để phát triển du lịch, góp
phần phát triển kinh tế của quốc gia. Vì thế, công tác bảo tồn di sản văn hóa được
xác định là trách nhiệm của toàn xã hội.
1.1.6.1. Nội dung bảo tồn
Bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động đặc trưng của con người để nhằm đảm bảo
sự tồn tại lâu dài, ổn định duy trì tính xác thực của các quá trình phát triển và đa
dạng của di sản văn hóa nhằm phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.
[58, tr.84]
Từ khái niệm trên, ta thấy hoạt động bảo tồn bao gồm:

Để công tác bảo tồn đạt hiệu quả và đúng quy chế, chúng ta cần đảm bảo các
nội dung sau:
- Xây dựng dự án bảo tồn di tích, đây là bước quan trọng cần được thực hiện
bởi cơ quan chuyên môn có uy tín và kinh nghiệm thực tế làm tư vấn.
- Khảo sát thực tế nhằm thu thập các tư liệu, giá trị và hiện trạng của di tích;
đây là công việc có ý nghĩa quan trọng để thiết kế và thi công tu bổ di tích.
- Căn cứ vào hiện trạng di tích, tư liệu lịch sử thu thập được; tiến hành xây
dựng bản vẽ tu bổ, phục hồi đảm bảo trung thực các yếu tố nguyên gốc ban đầu theo
nguyên tắc bảo tồn và quy chế tu bổ di tích.[58]
1.1.6.2. Đối tượng bảo tồn
Đối tượng được bảo tồn là di sản văn hóa, bao gồm:
19

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di tích LSVH là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa
học.
1.1.6.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, tại chương VII
đã quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý như sau:
* Trách nhiệm của Bộ Văn hóa - Thông tin
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm quyền hoặc trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
- Soạn thảo và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di

- Thẩm định các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo thẩm
quyền.
* Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí thường xuyên cho hoạt động bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa.
- Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp
luật.
- Ban hành hoặc phối hợp với Bộ VHTT ban hành các văn bản quy định phí, lệ
phí và việc thu nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Ngăn chặn, xử lý việc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép di sản văn hóa.
* Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thương mại
21

- Các cơ quan phối hợp với Bộ VHTT và ủy ban nhân dân các cấp giữ gìn an
ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp ngăn
chặn, xử lý việc mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di sản văn hóa ở trong nước
hoặc đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
* Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ VHTT tổ chức giáo dục về bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đưa việc tham quan học tập, nghiên cứu di sản văn
hóa vào chương trình giáo dục hàng năm của các cấp học, trường học.
- Tạo điều kiện để người học đi tham quan thâm nhập thực tế tại các di sản văn
hóa.
* Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ VHTT trong việc lập
quy hoạch, kế hoạch về các dự án khoa học bảo vệ môi trường tại các di tích; xây
dựng và chỉ đạo thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa.

hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững. Hướng dẫn du khách thực hiện
đúng nội quy, quy chế tại các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Phối hợp với Bộ VHTT và ủy ban nhân dân các cấp đầu tư bảo tồn, tôn tạo di
tích, làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở các trung tâm và các tuyến du lịch;
giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa trong hoạt động du lịch.
1.1.6.4. Trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch
Mục đích của doanh nghiệp du lịch là lợi nhuận, vì thế khi kinh doanh họ chỉ
quan tâm đến việc khai thác di sản thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà
ít (hoặc không) quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản.
Vì thế, để du lịch gắn liền với di sản văn hóa, cũng như đảm bảo các nguyên
tắc phát triển du lịch, nhất thiết cần phải có sự kết hợp của các doanh nghiệp du lịch
với cơ quan quản lý trong vấn đề bảo tồn văn hóa.
23

Để hoạt động bảo tồn văn hóa được diễn ra song song với sự phát triển kinh tế
- xã hội, các doanh nghiệp du lịch phải thực hiện các trách nhiệm:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa; khai thác phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa.
- Kết hợp với chính quyền và các nhà quản lý trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch.
- Đóng góp nguồn vốn để đầu tư cho công tác bảo tồn di sản.
Muốn doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, các nhà quản lý
cần phải đưa ra cơ chế cụ thể bắt buộc khi doanh nghiệp làm du lịch ở di sản nào thì
phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đó.
1.1.6.5. Trách nhiệm của cộng đồng cư dân và chính quyền địa phương
* Trách nhiệm của cộng đồng cư dân
Bên cạnh trách nhiệm quản lý của nhà nước thì cộng đồng dân cư cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nếu công tác bảo tồn di tích được thực hiện tốt thì đó là điều kiện để địa
phương phát triển du lịch. Du lịch địa phương phát triển sẽ trực tiếp tạo việc làm

thể và di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương;
+ Quản lý việc sưu tầm, nghiên cứu di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức chỉ đạo, cấp giấy phép cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
+ Quyết định thành lập và xếp hạng bảo tàng theo thẩm quyền;
+ Phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của
pháp luật;
+ Tổ chức kiểm kê, đăng ký di tích; quyết định xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng
di tích cấp tỉnh; lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết
định xếp hạng di tích quốc gia; chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn
hóa phi vật thể ở địa phương;
25

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa;
giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn
hóa;
+ Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên
quan về di sản văn hóa.
- Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ chức
ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc xếp hạng và xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di
tích.
- Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã
+ Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa.
+ Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan cấp trên.
+ Kiến nghị việc xếp hạng di tích.
+ Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status