Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 90012008 tại Công ty TNHH dây cáp điện Ngọc Khánh - Pdf 25

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH 3
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty 6
11
Hình 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu từ năm 2008 đến 2010 11
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty trong 3 năm gần đây 15
Hình 4: Mô hình lựa chọn HTQLCL ISO 9001:2008 18
2.2.2. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn 22
Các giải pháp cho mục tiêu chất lượng Công ty đề ra năm 2010 25
2.2.4.Quá trình sản xuất sản phẩm 28
2.2.5.1 Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chất lượng của từng phòng
ban 34
2.2.5.2. Đánh giá sản phẩm không phù hợp 35
Bảng 5: Thống kê chất lượng sản phẩm dây và cáp điện qua các năm 36
Bảng 6 : Thống kê chất lượng sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2010 36
Bảng 7: Thống kê chất lượng sản phẩm qua 6 tháng cuối năm 2010 36
2.2.5.3 Đánh giá sự thỏa mãn khách hàng 37
2.2.5.5 Đánh giá máy móc thiết bị 39
CHƯƠNG 3: 46
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HTQTCL THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN
NGỌC KHÁNH 46
3.1. Mục tiêu và phương hướng cải tiến HTQLCL của Công ty năm 2012 46
3.2. Những giải pháp nhằm duy trì HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 47
3.2.1. Tăng cường sự trao đổi giữa lãnh đạo và các phòng ban 47
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực về chất lượng và ISO 9001:2008 48
Hình 5: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực 50

Bảng 4: Thống kê mục tiêu các phòng ban
31
Bảng 5: Thống kê chất lượng sản phẩm dây và cáp điện qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 6 : Thống kê chất lượng sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 7: Thống kê chất lượng sản phẩm qua 6 tháng cuối năm 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 8: Báo các thống kê khiếu nại của khách hàng và thị trường Error:
Reference source not found
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng 50
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng của thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền kinh tế, tất
cả các quốc gia đều không ngừng nỗ lực trong việc tận dụng cơ hội và hạn chế
các mặt yếu kém để tồn tại và phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn “chất
lượng hay là chết” trong sân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp
nhận sự cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng trên thương trường. Doanh
nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, và người
tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng một cách rộng rãi, đạt
yêu cầu về chất lượng.
Trước những cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
có biện pháp và hướng đi đúng đắn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Muốn như vậy các doanh nghiệp
hiện nay phải giải quyết bài toán về chất lượng và nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ hàng hóa. Tuy nhiên phải quản lý chất lượng như thế nào? Và
quản lý ra sao là tốt, vẫn là một bài toán khó. Để giúp các doanh nghiệp Việt
Nam giải quyết vấn đề này, nhiều công cụ quản lý chất lượng ra đời, trong đó
có bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đây là phiên bản mới nhất, góp phần giúp

còn hạn chế nên chưa thể đánh giá hết được những khía cạnh trong hệ thống
ISO của Công ty đồng thời những đánh giá còn mang tính chất chủ quan. Tôi
rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô, các bạn sinh viên, và ban
lãnh đạo Công ty để chuyên đề này được hoàn thiện hơn và giúp ích được cho
Công ty.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Văn Nam
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC KHÁNH
1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Ngọc Khánh
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ngọc Khánh
Đăng ký kinh doanh: Số 044200 do Phòng ĐKKD Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà
Nội cấp ngày 18/06/1994.
Mã số thuế: 0100598217
Trụ sở giao dịch: 37 Nguyễn Sơn - phường Ngọc Lâm - Long Biên - Hà
Nội.
Tài Khoản số 002133999001
Điện thoại: (04) 3.8 271389 - (04) 3.8 733 534
Fax : (04) 3.8 733 605
Email:
Website: www.ngockhanh.vn
Địa chỉ cơ sở sản xuất: Nhà máy Dây điện ô tô Ngọc Khánh,
Khu CN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.

Được sự hợp tác, hỗ trợ của các đơn vị sản xuất và nhập khẩu dây & cáp
điện, thiết bị điện.
Giảm tỷ suất lợi nhuận để tăng cao doanh số và thị phần
* Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất
Với đội ngũ kinh doanh chăm sóc khách hàng luôn có mặt kịp thời, lắng
nghe, thấu hiểu và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của Quý khách hàng
tạo sự yên tâm cho bạn hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Công ty chúng
tôi.
* Phương thức thanh toán linh hoạt nhất.
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 1994 - Thành lập Công ty dây & cáp điện Ngọc Khánh
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
- Bắt đầu sản xuất dây và cáp điện hạ thế tại số 37, phố
Nguyễn Sơn, phường Ngọc lâm, quận Long Biên, thành phố
Hà Nội. (1.200m2)
Năm 1997 - Lần đầu tiên nhập khẩu, lắp đặt và vận hành Dây chuyền sản
xuất từ Hàn Quốc
Năm 2000 - Thành lập Nhà máy sản xuất Dây điện và Cáp điện hạ thế
(15.000m2) tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Năm 2001 - Thành lập Nhà máy sản xuất Dây điện và Cáp điện hạ thế
(15.000m2) tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Năm 2002 - Vận hành Nhà máy sản xuất Dây điện và Cáp điện hạ thế
Năm 2003 - Nhập khẩu, lắp đặt và vận hành hàng loạt các Dây chuyền
sản xuất từ nước ngoài
Năm 2004 - Thành lập và xây dựng Nhà máy sản xuất Cáp hàn và Cáp

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty:
- Tổng giám đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ các hoạt
động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Là người đại
diện cho Công ty, có quyền hạn cao nhất trong Công ty.
Tổng giám đốc Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
Công ty
• Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty;
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong
Công ty
- Giám đốc điều hành: là người quản lý điều hành toàn bộ các
hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Là người
đại diện cho Công ty, có quyền hạn đứng sau Tổng giám đốc trong Công ty.
Giám đốc Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:
• Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển Công ty cũng như
các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch,
các phương án kinh doanh.
• Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh của toàn Công ty.
• Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu
quả, thực hiện theo đúng qui định của nhà nước ban hành.
- Giám đốc kĩ thuật: chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về
chỉ đạo và kiểm tra kỹ thuật để bảo đảm hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất.
Nhiệm vụ cụ thể của giám đốc kỹ thuật là:
• Nghiên cứu thiết bị máy móc, quy định tiêu chuẩn quy trình, quy
tắc kỹ thuật, bảo vệ an toàn máy móc; chỉ đạo việc tu sửa máy móc, đồng

pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
• Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện các, kế hoạch, nhiệm vụ các hoạt động trong Công ty về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm.
• Hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở,
tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế và các quy chuẩn bắt buộc áp
dụng, đối với các phòng ban trong Công ty.
• Tổ chức và quản lý mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn phương
tiện đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được Công nhận.
• Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá
• Hướng dẫn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân
làm Công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; tổ chức các hoạt động về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong Công ty.
- Phòng tài chính kế toán
* Chức năng
• Quản lý toàn bộ tài sản (vô hình và hữu hình của Công ty v):
hàng hoá, tiền tệ, vốn, các khoản thu, chi, tiền lương cán bộ Công nhân
viên trong Công ty. Quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
chính của Công ty.
• Định hướng xây dựng kế hoạch về Công tác tài chính ngắn hạn,
dài hạn, tìm các biện pháp tạo nguồn vốn và thu hút nguồn vốn.
* Nhiệm vụ
• Báo cáo định kỳ quyết toán tài chính, báo cáo nhanh mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh để Giám đốc kịp thời điều chỉnh.

Tham gia việc xét duyệt các dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty
và các dự án liên doanh với nước ngoài do các đơn vị tư vấn hoặc hồ sơ chào
thầu của các nhà cung cấp thiết bị thực hiện. Tham gia đánh giá kết quả chạy
nghiệm thu các dự án phát triển sản xuất của Công ty.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
Hình 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu từ năm 2008 đến 2010
(Nguồn: Sinh viên tự lập)
Qua biểu đồ ta thấy được tình hình doanh thu của Công ty trong 3 năm
vừa qua. Trong năm 2009, doanh thu của Công ty đã giảm 46,504,386,837
đồng tương ứng với giảm 25,3% so với năm 2008. Nguyên nhân giảm doanh
thu của Công ty trong năm 2009 là do khủng hoảng chung về tình hình tiêu thụ
sản phẩm, và do thiếu nguyên liệu nên sản lượng tiêu thụ trong năm giảm.
Sang năm 2010, doanh thu của Công ty đã có phần chuyển biến tích cực,
cụ thể là đã tăng 64,263,870,698 đồng, tương ứng với 46,84% so với năm
2009. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất của Công ty đã ngày càng đi lên
theo chiều hướng tốt. Công ty đã dần điều hòa được hoạt động sản xuất, tránh
được việc thiếu nguyên liệu, đã có nhiều phương thức marketing sản phẩm để
giành được những hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
Hình 3: Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận từ năm 2008 đến 2010
(Nguồn: Sinh viên tự lập)

các nhóm:
Dây điện dân dụng
+ Dây đơn cứng
+ Dây đơn mềm
+ Dây súp
+ Dây đơn bọc vỏ PVC
+ Dây ovan
+ Dây nhiều lõi tròn
Dây cáp điện chống cháy
Dây cáp trần:
+ Dây cáp đồng trần
+ Dây cáp nhôm trần
Dây cáp điện lực:
+ Cáp hai lõi
+ Cáp bọc XLPE
+ Cáp bọc PVC 4 lõi
+ Cáp bọc PVC nhiều lõi
Cáp vặn xoắn
Dây cáp điều khiển
+ Cáp điều khiển ruột mềm
+ Cáp điều khiển có màn chắn
+ Cáp điều khiển không có màn chắn
Chính sách phát triển sản phẩm mới: Công ty luôn chú trọng đến
việc phát triển các sản phẩm mới nhằm mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn
cao hơn. Với mục tiêu đó năm 2009, Công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị
trường sản phẩm dây cáp điện chống cháy. Sản phẩm đã nhận được sự đón
nhận nồng nhiệt của khách hàng và được trao tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam
được người tiêu dùng Thủ đô yêu thích” vì thỏa mãn các tiêu chí: Sản phẩm có
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50

Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
1.Tổng số CBNV 76 100 90 100 95 100
Cán bộ lãnh đạo 15 19,7 17 18,9 18 19
Cán bộ làm KHKT 13 17,1 15 16,7 16 16,8
Nhân viên 22 29 24 26,7 25 26,3
Công nhân 26 34,2 34 37,7 36 37,9
2.Trình độ 76 100 90 100 95 100
Thạc sỹ 2 2,6 2 2,2 3 3,2
Đại học 45 59,2 51 56,7 55 57,9
Cao đẳng 2 2,6 2 2,2 3 3,2
Trung cấp 1 1,3 1 1,1 1 1,1
3.Độ tuổi 76 100 90 100 95 100
< 30 40 52,6 48 53,3 51 53,7
31-40 28 36,8 32 35,6 34 35,8
41-50 8 10,6 10 11,1 10 10,5
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng 2 cho thấy, lực lượng lao động của Công ty ngày càng tăng.
Số lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng rất cao: 59,2% năm 2008,
56,7% năm 2009, 57,9 năm 2010. Như vậy, với đội ngũ cán bộ hầu hết là
những người có trình độ cao nên khả năng thực hiện tốt chức năng quản lý từ
Công ty trong Công tác giám sát, chỉ đạo và điều hành tới các phòng ban trong
Công ty để hoạt động có hiệu quả.
Về độ tuổi của người lao động trong Công ty, số lao động dưới 30 tuổi
chiếm tỷ trọng cao: đã tăng từ 52,6% trong tổng số lao động năm 2008 lên 53,3
% năm 2009 và đến cuối năm 2010 con số này đã đạt 53,7%. Đây là những lực

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 CỦA CÔNG
TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN NGỌC KHÁNH
2.1. Sự cần thiết xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Có câu nói “ Chất lượng là chìa khoá cho sự thành công”. Sự thoã mãn
của khách hàng luôn là điểm lưu tâm từ khâu đầu đến khâu cuối trong sản xuất
hay trong dịch vụ. Khách hàng đang ngày càng quan tâm hơn về chất lượng và
đòi hỏi những nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hoá, dịch vụ
một cách cao nhất. Họ muốn được đảm bảo trước rằng các nhà cung cấp sẽ
thoã mãn những yêu cầu hiện tại và trong tương lai của họ. Nhận thấy rằng
chứng nhận HTQLCL ISO 9001:2008 là một trong những chứng chỉ chất lượng
quốc tế quan trọng đối với các đơn vị, Công ty thấy sự thay đổi đáng kể về
năng suất, chất lượng do phong trào chất lượng đã mang lại. Đồng thời, công
tác quản lý trong doanh nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc so với trước đây.
Nhờ áp dụng hệ thống chất lượng mà trình độ quản lý của doanh nghiệp theo
kịp với các nước trong khu vực. Nhà quản lý kiểm soát được công việc và
doanh nghiệp; người lao động hiểu rõ ràng hơn trách nhiệm và quyền hạn của
mình trong sản xuất. Điều này đã giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, gia
tăng năng suất lao động. Nhiều đơn vị thay đổi chủ động bỏ hệ thống cũ và áp
dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế.
Có hai yếu tố dẫn đến thành công của Công ty đó là sức ép của hội nhập
và cạnh tranh của thị trường, buộc doanh nghiệp phải cải cách hệ thống quản lý
ổn định hơn và hiện đại hơn và vai trò của Nhà nước thay đổi cách quản lý từ
cơ chế giám sát chuyển sang hỗ trợ để doanh nghiệp tự quyết định chất lượng
sản phẩm.
Việc xây dựng HTQLCL theo mô hình ISO 9001 phụ thuộc vào một số
yếu tố như tính chất kinh doanh, tình trạng kiểm soát chất lượng hiện hành tại
Công ty và yêu cầu của thị trường. Ban lãnh đạo Công ty tin tưởng vào việc áp
dụng HTQLCL ISO:9001 sẽ đem lại lợi ích cho việc kinh doanh, từ đó Lãnh
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng

Áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008
Chọn mô hình đảm bảo theo ISO
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
Yêu cầu của Khách Hàng: Sản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu
sang Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đây là những thị trường rất cao
và yêu cầu khắt khe về tiêu chí chất lượng sản phẩm và các tiêu chí khác của
Công ty để có thể tiếp tục duy trì sản phẩm tiêu thị tại các thị trường hiện có thì
sản phẩm Công ty cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu chất lượng sản phẩm mà thị
trường đó chấp nhận cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của cộng
đồng các nước. Để đảm bảo điều đó, Công ty phải xây dựng và áp dụng mô
hình quản lý chất lượng được các nước nhập khẩu và thế giới thừa nhận để làm
tiêu chuẩn đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.
Yêu cầu điều chỉnh của Công ty: Để cạnh tranh thành công trong môi
trường hiện nay và nhất là sự hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế thế giới
và nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá. Công ty đã nghiêm
túc đánh giá lại khả năng hiện có của mình về công tác quản lý chất lượng sản
phẩm để xác định đúng tiềm lực, thế mạnh và những điểm yếu. Từ đó có thể
tận dụng các cơ hội cho sự phát triển của Công ty. Với tinh thần nghiêm túc và
khẩn trương Công ty đã đánh giá xà xác định cần phải tiến hành cuôc cách
mạng để tiến hành điều chỉnh, thay đổi căn bản cách thức quản lý để phù hợp
với tình hình mới. Một số vấn đề cần điều chỉnh được tập hợp phân tích và
đánh giá lại như sau:
- Chất lượng sản phẩm hiện tại của Công ty: Mặc dù Công ty có điều
kiện vật chất kỹ thuật và nguồn lực phục vụ cho sản xuất, cho phép Công ty sản
xuất sản phẩm có chất lượng cao nhưng thực tế sản phẩm của Công ty sản xuất
ra chưa có tính cạnh tranh cao và gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ đặc
biệt là các sản phẩm sau chế biến tại các đơn vị. Do vậy, nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của các đơn vị không hoàn thành kế hoạch do Công ty đề ra.
- Cơ cấu tổ chức: Do quy mô sản xuất được mở rộng sang nhiều lĩnh
vực nên cơ cấu tổ chức của Công ty cũng được mở rộng cho phù hợp với sự

nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quan trọng nhất cũng là yếu tố quyết định đến sự
thành công của việc áp dụng là Ban lãnh đạo Tổng công phải tin tưởng rằng
việc áp dụng ISO 9001 sẽ đem lại cho Công ty nhiều lợi ích trong hoạt động
kinh doanh. Việc xây dựng hệ thống cũng tương tự như tiến hành một dự án.,
đây là một quá trình phức tạp đồi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể Công
ty và sự cam kết của lãnh đạo.
2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Thực trạng tình hình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 901:2008
của Công ty được thể hiện qua 5 tiêu thức sau:
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Linh
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 áp dụng trong công ty
- Quá trình sản xuất sản phẩm
- Đo lường, phân tích và cải tiến.
2.2.1. Cam kết của lãnh đạo
Ban lãnh đạo bao gồm: Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, và đại diện
phòng QLCL. Ban lãnh đạo Công ty sớm nhận thấy được ý nghĩa to lớn của
việc áp dụng ISO 9001: 2008 vào hoạt động quản lý chất lượng của Công ty
nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản xuất, từ đó nâng cao sức
cạnh tranh trong việc duy trì phát triển Công ty. Sau khi xem xét Bộ tiêu chuẩn,
lãnh đạo Công ty xác định phạm vi áp dụng là cho toàn bộ Công ty, và ban lãnh
đạo đã cùng nhau công bố chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và trình
bày cam kết của mình trước toàn thể các cán bộ công nhân viên trong toàn thể
Công ty.
- Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm xây dựng HTQLCL trong toàn
Công ty và không ngừng cải tiến tính hiệu quả của hệ thống đó. Dựa trên 08

Thông thường, kế hoạch và nội dung đào tạo bao gồm các nội dung sau:
 Những kiến thức chung về quản lý trong tổ chức, nội dung chủ yếu của
các tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (dành cho tất cả các nhân viên liên quan đến
HTCL trong tổ chức)
 Đào tạo và huấn luyện sâu về yêu cầu cảu các điều khoản trong tiêu
chuẩn ISO 9001:208 và kỹ thuật soạn thảo hệ thống tài liệu theo yêu cầu của
tiêu chuẩn (đối tượng đào tạo ở giai đoạn này bao gồm các cán bộ quản lý, các
trưởng phó phòng ban, các kỹ thuật viên…liên quan đến HTCL)
 Đào tạo các chuyên gia đánh giá nội bộ (đối tượng đào tạo bao gồm các
cán bộ quản lý chuyên trách, các trưởng phó phòng ban, các kỹ thuật viên, các
cán bộ chủ chốt trong các bộ phận nằm trong phạm vi HTQLCL)
Nhân viên thực hiện các công việc đặc biệt như chuyên gia đánh giá nội
bộ phải được đào tạo thích hợp trên cơ sở những người có trình độ và kinh
nghiệm công tác cần thiết.
Việc đào tạo được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo huấn
luyện từ bên ngoài hoặc các khóa huấn luyện tại Công ty. Thông thường đối
với những cán bộ công nhân viên cần có sự nắm bắt kiến thức mới so với thế
giới hoặc trong nước thì Công ty sẽ cử các thành viên đó tham gia vào các khóa
đào tạo riêng.
Nguyễn Văn Nam Quản trị chất lượng
50
22

Trích đoạn Đánh giá máy móc thiết bị Áp dụng một số công cụ cải tiến chất lượng vào hoạt động chất
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status