SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 - Pdf 26

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN SỬ DỤNG
SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
Người thực hiện: HOÀNG ….
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2011-2012
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: …
2. Ngày tháng năm sinh: 20/08/1988
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613 8…. (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0982….
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX TP …
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Lịch sử
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử

gì? Rèn luyện kỹ năng gì đối với học viên? Hơn thế nữa, đối với học viên Giáo
dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông việc sử dụng Sách giáo khoa càng hạn
chế hơn. Trước đây, Sách giáo khoa mang tính chất bắt buộc giáo viên và học
viên phải theo nhưng hiện nay sách giáo khoa là tài liệu cơ bản dùng cho học
3
viên học tập. Do đó, giáo viên sẽ là người hướng dẫn cho học viên cách sử dụng
sách giáo khoa cho hợp lý.
Chính vì thế, việc nghiên cứu về sách giáo khoa và cách sử dụng hợp lí sách
giáo khoa trên phương diện nào (lý luận và thực tiễn) cũng đều có một ý nghĩa to
lớn đối với công tác dạy học sau này và nghiên cứu khoa học giáo dục. Vì những lí
do quan trọng đó mà tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo
khoa trong dạy học môn Lịch sử 10”.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi
a. Cơ sở vật chất tương đối tốt.
b. Phương tiện dạy học tương đối đầy đủ.
c. Một số học viên ngoan, chịu khó học tập.
2. Khó khăn
a. Không có phòng thư viện.
b. Bản đồ, phim tư liệu liên quan tới bộ môn Lịch sử còn thiếu.
c. Trình độ học viên tương đối thấp, không đồng đều.
d. Giáo viên và học viên dạy và học theo phương pháp truyền thống.
3. Số liệu thống kê
Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” Bác Hồ đã viết:
“…Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ’’
Lịch sử là một môn học xã hội rất quan trọng, không những giúp các em có
thể hiểu về quá trình dựng và giữ nước của cha ông ta mà còn hiểu về quá trình
hình thành của các quốc gia, khu vực trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay.

khoa liên quan đến bài tiểu luận:
• Phạm Kim Anh trong “đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh là trung
tâm” với bài viết “Sử dụng sách giáo khoa với việc phát huy tính độc lập của
1
Trích theo Phạm kim Anh, Luận ánh tiến sĩ lịch sử, sđd,tr.54.
5
học sinh trong học tập lịch sử”. Đã nêu ra một vài phương pháp sử dụng
sách giáo khoa trong dạy học lịch sử như: sử dụng công thức Đai-ri, sử dụng
kênh hình, sử dụng hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa
• Nguyễn Văn Đằng trong “đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh là trung
tâm” có bài viết: Sách giáo khoa đối với việc nâng cao hiệu quả nhận thức
của học sinh PTTH trong giờ học lịch sử. Tác giả đã nêu ra những thực trạng
trong việc sử dụng sách giáo khoa Lịch sử của giáo viên và học sinh đồng
thời nêu ra những biện pháp giải quyết.
• N.G Đairi, chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? Tác giả là người nêu cách
thức giảng dạy môn lịch sử theo sơ đồ và được nhiều nhà giáo dục Lịch sử
lĩnh hội.
• Trịnh Đình Tùng (CB) Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Trần Văn Cường. Hệ
thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS. Trong công trình
này các tác giả đã tập hợp nhiều phương pháp dạy học lịch sử ở trường
THCS, đặc biệt với bài viết sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử
các tác giả đã nêu ra phương pháp giảng dạy áp dụng sơ đồ Đai-ri, những
yêu cầu sử dụng sách đối với giáo viên và học sinh.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đã nêu rõ cách sử
dụng hợp lí sách giáo khoa đối với giáo viên và học viên trong đó N.G Đairi đã
đưa ra công thức Đairi về việc sử dụng sách giáo khoa lịch sử trên lớp.Ngoài ra,
các tác giả còn nêu ra những mặt hạn chế về cách dạy và học lịch sử hiện nay.
Tuy những công trình trên chưa nghiên cứu sâu, có hệ thống về phương pháp
sử dụng sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông hiện nay nhưng đó là những tài
liệu quí giá, quan trọng để tôi đi sâu vào bài nghiên cứu này.

yêu cầu chung và điều kiện cụ thể của giờ học.
7
2 3
1 2
2.3. Trình bày các giải pháp của mình đối với từng vấn đề, đồng thời
đưa ra các ví dụ minh hoạ cụ thể.
Để góp phần phát triển năng lực nhận thức lịch sử cho học viên, giáo viên
hướng dẫn học viên sử dụng tốt sách giáo khoa, triệt để khai thác nội dung sách giáo
khoa theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên. Thầy giáo là người
tổ chức hướng dẫn học viên làm việc độc lập với sách giáo khoa từ khâu chuẩn bị bài
mới, thu nhận kiến thức trong quá trình nghe giảng đến củng cố, ôn tập kiến thức đã
học và rèn luyện kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn.
Học viên là đối tượng chủ yếu sử dụng sách giáo khoa. Tăng cường hoạt động
độc lập của học viên với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên là một
trong những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay nhằm tích cực hóa
hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập và rèn luyện các kĩ năng thực hành. Cần
hướng dẫn học viên triệt để khai thác nội dung sách giáo khoa trong các trường hợp
sau:
2.3.1. Đối với giáo viên
* Giáo viên hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trên lớp
Trong giờ lên lớp giáo viên cần hướng dẫn học viên biết cách sử dụng sách
giáo khoa với nghe giảng, ghi chép và trao đổi, thảo luận ngắn gọn.Ở đây có sự tác
động tương hỗ giữa các hoạt động: Giáo viên giảng bài - học viên làm việc với sách
giáo khoa - thảo luận, trao đổi giữa giáo viên với học viên và giữa học viên với nhau
trong giờ học. Do vậy, đòi hỏi cả thầy lẫn trò phải kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn
các hoạt động đó. Lí luận và thực tiễn dạy học lịch sử ở trung tâm giáo dục thường
xuyên đã chỉ ra các biện pháp sử dụng sách giáo khoa trong giờ lên lớp của học viên
là:
Học viên vừa nghe giảng, ghi chép vừa theo dõi sách giáo khoa. Trong thực tế
thường xảy ra hiện tượng: Học viên chỉ nghe giảng và ghi chép hoặc là chỉ ghi chép

viên và học viên và giữa sách giáo khoa với bài giảng của giáo viên và học viên.
* Giáo viên hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa ở nhà
 Thứ nhất
Đọc trước sách giáo khoa để hình dung bài học mới, muốn học viên “làm
việc” với sách giáo khoa một cách có hiệu quả khi chuẩn bị bài học, giáo viên không
9
nên nhắc nhở chung chung “các em về nhà đọc trước sách giáo khoa”, mà cần phải
hướng dẫn học viên về nhà thực hiện tốt các yêu cầu:
Đọc nội dung bài viết trong sách giáo khoa để chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến
thức mới ở lớp. Tất nhiên học viên sẽ không nhận thức được tất cả nội dung trong bài
viết nhưng việc làm này có ý nghĩa giúp cho các em nắm được kiến thức đơn giản, dễ
hiểu nhất, đồng thời lưu ý những sự kiện, hiện tượng, khái niệm…phức tạp để bổ
sung, trao đổi trong quá trình nghe giảng trên lớp.
Ví như, đọc trước mục “Cách mạng tư sản Anh ” của bài 29 (SGK lịch sử 10.
Ban cơ bản), bước đầu học viên hình dung được nguyên nhân, diễn biến chính, tính
chất và ý nghĩa của cách mạng. Nếu thiếu sự giải thích của giáo viên, học viên sẽ
không nắm được những vấn đề khác như: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ
cách mạng, tại sao thái độ của tư sản và quý tộc mới đối với quần chúng nhân dân
trước và sau cách mạng khác nhau, hình thức và đặc điểm của cách mạng tư sản Anh,
các khái niệm “công trường thủ công”, “quý tộc mới”, “Quân chủ lập hiến”…Học
viên sẽ có ý thức tìm hiểu những kiến thức đó khi nghe giảng bài. Lí luận dạy học
cũng đã chứng minh rằng hiệu quả họat động nhận thức trong giờ học sẽ tăng lên nếu
trước đó học viên có tâm thế chuẩn bị tốt.
 Đọc kĩ các câu hỏi, bài tập để suy nghĩ phương án giải quyết.
 Quan sát các tranh ảnh, bản đồ, đồ thị…trong sách giáo khoa.
Kênh hình không chỉ làm cho học viên sinh động, hấp dẫn mà còn là một
nguồn cung cấp thông tin quan trọng. Do đó, nghiên cứu trước kênh hình kết hợp với
đọc nội dung bài viết sẽ giúp học viên chủ động tiếp thu bài học mới.
 Thứ hai:
Sử dụng sách giáo khoa để làm tài liệu ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức

CĐPK
Chịu mọi thứ thuế và
nghĩa vụ
Đẳng cấp thứ ba
Khai thác nội dung sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà.
Các câu hỏi,bài tập do giáo viên nêu ra cho học viên hoặc có trong sách giáo khoa.
Nhưng không nhất thiết bài học nào cũng phải có bài tập. Học viên cần khai thác nội
dung sách giáo khoa, vở ghi và tham khảo các loại tài liệu khác kết hợp với suy nghĩ
độc lập để giải quyết.
2.3.2. Đối với học viên
* Sử dụng sách giáo khoa trên lớp
- Học viên cần bám sát bài giảng trên lớp của giáo viên thông qua theo dõi sách
giáo khoa. Khi giáo viên phát vấn, học viên nhanh ý tóm tắt ý chính phần sách giáo
khoa và đưa ra câu trả lời.
- Học viên vừa nghe giảng, ghi chép, và theo dõi sách giáo khoa để tiếp thu
kiến thức ngay trên lớp.
- Trong sách giáo khoa từng bài đều có tranh ảnh, bản đồ, học viên cần quan
sát kĩ và đưa ra nhận xét của mình hoặc trao đổi, thảo luận theo nhóm. Cuối cùng
lắng nghe giáo viên phân tích thì học viên sẽ hiểu rõ bản chất vấn đề thông qua kênh
hình đó.
* Sử dụng sách giáo khoa ở nhà
Học viên tập thói quen đọc bài mới trong sách giáo khoa một lần, theo dõi câu
hỏi cuối bài để hình dung về nội dung chính của bài học. Trả lời các câu hỏi cuối mục
bằng cách gạch bằng viết chì vào sách. Những khái niệm, hoặc cụm từ khó hiểu đánh
dấu lại lên lớp nghe giáo viên giảng. Đối với kênh hình trong bài, học viên sẽ quan
sát kĩ và liên hệ phần bài viết có liên quan trong sách giáo khoa để hiểu sâu hơn.
Khi kết thúc bài học trên lớp, học viên về nhà học bài cũ bằng cách đọc lại một
lần sách giáo khoa để hình dung lại bài giảng rồi mới đọc ghi chép ý chính trong vở.
Như vậy, lí luận và thực tiễn dạy học đòi hỏi cả giáo viên và học viên khi sử
dụng sách giáo khoa cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác của hệ thống các

D. Chế độ phong kiến cản trở sự phát triển kinh tế công thương nghiệp
Câu 2: Chế độ chính trị của Pháp trước cách mạng là gì?
A. Phong kiến C. Quân chủ lập hiến
13
B. Quân chủ chuyên chế D. Cộng hòa
Câu 3: Nền nông nghiệp Pháp trước cách mạng như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ C. Đang phát triển
B. Lạc hậu, kém phát triển D. Tất cả các ý kiến trên
Câu 4: Xã hội Pháp trước cách mạng chia thành mấy đẳng cấp?
A. 2 đẳng cấp ( Qúy tộc, tăng lữ)
B. 3 đẳng cấp ( Qúy tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ 3)
C. 4 đẳng cấp (Qúy tộc, tăng lữ, nông dân, tư sản)
D. Cả A và B
Câu 5: Đẳng cấp nào đông nhất trong xã hội Pháp trước cách mạng?
A. Đẳng cấp thứ 1 C . Đẳng cấp thứ 2
B. Đẳng cấp thứ 3 D. Cả ba đẳng cấp
Câu 6: Những việc làm của phái lập hiến sau khi lên cầm quyền nhằm mục
đích?
A. Đem lại nhiều lợi ích cho đại tư sản tài chính.
B. Cải thiện đời sống cho nhân dân lao động.
C. Đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản.
D. Cải thiện cuộc sống cho giai cấp công nhân.
Câu 7. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ vào thời gian nào?
A. 17/04/1789. B. 14/07/1789.
C. 04/07/1789. D. 07/04/1789.
Câu 8: Vua Lu- i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp vào thời gian nào?
A. 05 / 05 / 1789 B. 05 / 05/ 1791
C. 05 / 05 / 1792 D. 06 / 05 / 1798
Câu 9: Những nhà tư tưởng tiêu biểu cho trào lưu “Triết học ánh sáng” là?
A. Mông- te- xki- ơ. B. Vôn – te.

0 0
10T 20/24
1
(5%)
2
(10%)
3
(15%)
5
(25%)
7
(35%)
2
(10%)
0
Đánh giá :
- Học viên tự nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà, lên lớp học viên được giáo
viên gợi ý bước vào bài học bằng những câu hỏi tư duy, học viên dễ dàng nắm bắt
kiến thức cơ bản
- Học viên tích cực đã tích cực trong bài học tìm tòi và khai thác triệt để kiến thức
sách giáo khoa cùng với theo dõi bài giảng của giáo viên, học viên đã có sự đối
chiếu vở ghi và bài giảng để làm bài trắc nghiệm.
- Kết quả đánh giá cho thấy lớp 10T tiến bộ hơn lóp 10N. Chứng tỏ học viên biết
cách khai thác sách giáo khoa, trả lời câu hỏi, quan sát hình ảnh trong sách, biết sơ
đồ hóa kiến thức bài học giúp học viên nhớ lâu, hiểu bài ngay trên lớp.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những kết quả trên, tôi rút ra được kinh nghiệm khi biết hướng dẫn học
viên sử dụng triệt để sách giáo khoa, cách hướng dẫn hợp lý, phù hợp với từng đối
tượng học viên cũng như nội dung bài dạy thì kết quả thu được rất khả quan:
- Việc kết hợp các phương pháp dạy học cùng với sử dụng tài liệu sách giáo

hết tất cả những gì sách giáo khoa viết để học viên có thể lĩnh hội một cách dễ dàng
nhất. Như vậy, để đạt được mục tiêu dạy học, các giáo viên Lịch sử luôn luôn phải
làm mới mình với các phương pháp dạy học để học viên hứng thú với môn học,
16
hướng dẫn học viên sử dụng triệt để sách giáo khoa. Phát huy tính tích cực tự học
của các em để kết quả môn học Lịch sử sẽ khả thi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGKLS lớp 11- Nguyễn Xuân Trường (CB) -
NXBHN - 2007.
2. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 – Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD - 2000.
3. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản) – Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD - 2008.
4. Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 - Bộ giáo dục và đào tạo - NXB GD - 2001.
5. Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 - Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD (Ban cơ bản) - 2008.
6. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (phần thế giới) – Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD -
2002.
7. Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 (phần Việt Nam)- Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD -
2002.
8. Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 (Ban cơ bản) - Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD -
2008.
9. Giới thiệu giáo án lịch sử 10 – Nguyễn Xuân Trường (CB) - NXBHN - 2006.
10. Phương Pháp dạy học lịch sử T1,T2- Phan Ngọc Liên, Phan Văn Trị - NXBGD
- 1992.
11. Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào - N.G.Đairi - NXBGD Matxcova - 1993
(tiếng việt)
12. Sách giáo khoa Lịch sử của trường PTTHVN từ 1954 đến nay - Phạm Kim Anh -
Luận án tiến sĩ giáo dục.HN-1999.
13. Sử dụng tranh ảnh, bản đồ và sơ đồ để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt
Nam từ TK X-XV - Nguyễn Thị Bích Chi - Luận văn tốt nghiệp khoa Lịch sử-
ĐHSP.TPHCM - 2007.
NGƯỜI THỰC HIỆN

sách: Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
18
BM04-NXĐGSKKN
19


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status