Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Pdf 26

Mục lục
NHÓM 5: Mối quan hệ giữa luồng vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam
Năm Tổng số
Vốn ngân sách
Nhà nước Vốn vay
Vốn của các
doanh nghiệp
Nhà nước và
nguồn vốn
khác
Vốn đầu tư
của khu vực
tư nhân
1995 30447 13575 6064 10808 20000
1996 42894 19544 8280 15070 21800
1997 53570 23570 12700 17300 24500
1998 65034 26300 18400 20334 27800
1999 76958 31763 24693 20502 31542
2000 89417 39006 27774 22637 34594
2001 101973 45594 28723 27656 38512
2002 114738 50210 34937 29591 50612
2003 126558 56992 38988 30578 74388
2004 139831 69207 35634 34990 109754
2005 161635 87932 35975 37728 130398
2006 185102 100201 26837 58064 154006
2007 197989 107328 30504 60157 204705
2008 174435 98818 25045 50572 244081
2009 245000 153000.8 31999.2 60000 278000
1
Lời Mở Đầu

Nhóm 5
3
Chương 1 Lý luận chung về mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.1 Lý luận chung về đầu tư
1.1.1 Khái niệm về đầu tư :
Theo giáo trình kinh tế đầu tư thì đầu tư được đinh nghĩa như sau : Đầu tư nói chung là sự hy sinh
các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu
của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà
người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư
1.1.2 Khái niệm về nguồn vốn đầu tư : Phần tích lũy của toàn bộ nền kinh tế được thể hiện
dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
1.1.3 Phân loại về nguồn vốn đầu tư :
- Nguồn vốn trong nước
- Nguồn vốn nước ngoài
1.2 Nguồn vốn trong nước
1.2.1 Khái niệm và phân loại nguồn vốn trong nước
1.2.1.1Khái niệm: Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế. Bao gồm
tiết kiệm của khu vực tư dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ
được huy động vào quá trình sản xuất của xã hội. Biểu hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong
nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà nước, nguồn vốn của khu vực tư nhân, và thị trường vốn .
1.2.1.2.Phân loại: Nguồn vốn trong nước được phân chia thành:
-Nguồn vốn nhà nước gồm:
+ Vốn từ ngân sách nhà nước
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
+ Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
- Nguồn vốn của dân cư và tư nhân
- Thị trường vốn
1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trong nước

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương
thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì
cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng,
nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất.
• Nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Vốn ngân sách nhà nước hàng năm dành cho tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản.
- Vốn huy động theo chủ trương chính sách của chính phủ .
- Vốn vay nước ngoài của chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho tín dụng đầu tư
phát triển .
- Vốn thu hồi nợ (gốc và một phần lãi vay) cho chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước đầu
tư đã đầu tư trước đây đến hạn trả nợ.
5
- Các nguồn vốn theo quy định của chính phủ.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng
kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn
hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Vì cơ chế của tín dụng
là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng
cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh
toán nợ.
Ngoài ra, nguồn vốn này còn có 1 vai trò đáng kể trong việc phục vụ công tác quản lý và điều
tiết kinh tê vĩ mô: không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu
phát triển xã hội. Khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các
khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của
Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế
1.2.2.1.3. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố
định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ kế hoạch đầu tư, nguồn vốn của
Doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

nợ như trái phiếu, công trái… Nó góp phần vào việc kiềm chế lạm phát do chính phủ không phát
hành thêm tiền giấy vào lưu thông nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình.
Mặt khác, đứng trên góc độ hiệu qủa, thị trường vốn thực sự trở thành một cái van điều tiết hữu
hiệu các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi có hiệu qủa hơn.Trên thị trường vốn,
bất cứ khoản vốn nào được sử dụng đều phải trả giá, do vậy người sử dụng vốn phải quan tâm đến
việc sinh lời của mỗi đồng vốn.
1.2.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong nước.
Trước hết chúng ta cần khẳng định: đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một quốc gia,
nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau trong
đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định và nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò
quan trọng không thể thiếu.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã từng khẳng định: “Sự phát triển của bất cứ sự vật nào
đểu bắt nguồn từ sự chuyển biến, giải quyết các mối quan hệ diễn ra ngay trong bản thân sự vật
đó. Điều này giữ vai trò quyết định tới tồn tại và phát triển của sự vật”. Cũng giống như vậy, để
nền kinh tế một quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển một cách bền vững thì điều đầu tiên cần
chú trọng đó chính là vấn đề phát huy các yếu tố nội lực. Điều đó có nghĩa là vai trò quyết định
cho quá trình tăng trưởng và phát triển đất nước phải đặt lên các nhân tố từ trong nước. Và nguồn
vốn trong nước đã thể hiện được rõ những ưu điểm trong vai trò quyết định của mình. Với tính
chất là nội lực của một quốc gia, chúng ta có thể chủ động trong việc đầu tư nguồn vốn trong nước
vào những lĩnh vực cần thiết để phát triển nền kinh tế mà không phải chịu bất kì một sự ràng buộc
lệ thuộc nào. Hơn nữa, nguồn vốn trong nước được huy động từ các thành phần kinh tế trong nước
nên nó mang tính ổn định và đảm bảo hơn nguồn vốn từ nước ngoài. Không chỉ có vậy, vai trò
quyết định của nguồn vốn trong nước còn được thể hiện đặc biệt rõ ràng hơn trong các ý sau.
Thứ nhấtNguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn vào GDP toàn xã hội, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế.
Thông qua việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước để đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
nguồn vốn đầu tư trong nước đã đóng góp 1 phần lớn vào GDP toàn xã hội. Cụ thể như việc sử
7
dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đã
tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực khác phát triển.

vùng miền của nền kinh tế, góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển mộtc cách bền vững
Trong một quốc gia việc phát triển không đồng đều giữa các vùng miền là khó tránh khỏi. Vì vậy
cần có các nguồn vốn đầu tư hợp lí để giảm bớt sự không đồng đều này, làm cho nền kinh tế trở
nên phát triển toàn diện hơn. Đối với những khu vực vùng sâu, vùng xa nơi mà nền sản xuất còn
chưa phát triển, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn lạc hậu thì việc đón nhận nguồn
8
vốn từ nước ngoài đầu tư vào đây là rất ít có hi vọng. Lí do là nguồn vốn từ nước ngoài thường
chọn những vùng, thành phố trọng điểm nơi mà có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển,
gần nguồn nguyên liệu và có thị trường tiêu thụ lớn. Lúc này nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ đảm
nhận vai trò đầu tư vào các vùng còn khó khăn, kinh tế chưa phát triển, giúp các vùng miền đó tận
dụng và phát huy được thế mạnh, nội lực của mình. Qua đó sẽ giải quyết công ăn việc làm cho lao
động trong vùng, nâng cao mức sống cũng như trình độ dân trí và từ đó sẽ làm giảm khoảng cách
chênh lệch giữa các vùng. Điều này cho thấy nguồn vốn trong nước đóng vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng toàn diện của nền kinh tế.
Thứ ba ,Nguồn vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế, đẩy nhanh tiến
trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Vốn đầu tư là yếu tố vật chất
trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng đó là nói về đầu tư có hiệu quả. Còn nếu
đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải tốn nhiều vốn đầu tư hơn, mà
còn gây ra lạm phát, xét trên nhiều mặt lạm phát do "chi phí đẩy" và lạm phát do "cầu kéo". Bản
thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát "cầu kéo"; còn đầu tư kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do
"chi phí đẩy". Lạm phát do quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi,
dễ nhận thấy, nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc đầu
rất khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát thì rất cao, rất khó trị và việc trị nó thường phải kèm theo
cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng. Do đó việc kiểm soát cả
về mặt lượng và mặt chất của việc sử dụng nguồn vốn trong nước đặc biệt là nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước và việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là một trong
những biện pháp được nêu ra để chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Một trong số những vai trò không thể không kể đến của nguồn vốn trong nước đối với tăng trưởng
và phát triển kinh tế đó là : nguồn vốn đầu tư trong nước đặc biệt là nguồn vốn dồi dào của khu

triển kinh tế
Trong tình hình hội nhập với nền kinh tế trên thế giới như hiện nay thì việc bị ảnh hưởng do các
biến động kinh tế từ bên ngoài là điều không thể tránh khỏi. Khi những biến động đó xảy ra thì
nền kinh tế quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều, gặp những khó khăn như giá cả tăng cao kéo theo
lạm phát, sản xuất bị đình trệ, xảy ra tình trạng thất nghiệp... Lúc đó thì ta càng không thể trông
chờ vào các nguồn lực từ phía bên ngoài. Do đó, vai trò của nguồn vốn trong nước trong lúc này
mang tính quyết định đối với sự tăng trưởng phát triển của một quốc gia. Sự ổn định và lớn mạnh
nguồn vốn trong nước sẽ tạo thành một khung xương vững chắc giúp chúng ta thực hiện các chính
sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp cần thiết để tránh và khắc phục các ảnh hưởng do các cú sốc
bên ngoài gây ra cho nền kinh tế như điều chỉnh cung cầu, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội…
Không chỉ có vậy, các nguồn vốn và nguồn lực trong nước, quan trọng là các nguồn chi từ ngân
sách nhà nước, các khoản tín dụng, các khoản đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước
phải nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế: tài chính, dầu khí, viễn thông... Mở cửa cho
các nhà đầu tư nước ngoài song các chính sách của chính phủ vẫn quy định rõ ràng những ngành
nghề mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận. Đó là sự cẩn trọng để kiểm soát việc tiếp
nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm hạn chế những mặt trái mà nguồn vốn này có
thể đem theo: thâu tóm về chính trị, sự phụ thuộc về kinh tế (trở thành sân sau của các cường
quốc...). Có như vậy nền kinh tế mới có thể phát triển ổn định, bền vững.
1.3 Nguồn vốn nước ngoài
1.3.1 Vốn đầu trực tiếp nước ngoài ( foreign direct investment-FDI )
1.3.1.1.Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình di chuyển vốn quốc tế , trong đó
người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.
10
Theo định nghĩa trên ta thấy rằng FDI là một hình thức của đầu tư nước ngoài , trong đó
tiền và tài sản ( tài sản hữu hình và tài sản vô hình ) được các tư nhân và tổ chức ( gọi chung là các
nhà đầu tư nước ngoài ) đem đi đầu tư tại một quốc gia khác ( nước tiếp nhận đầu tư ) nhằm mục
đich tìm kiếm lợi nhuận . Điểm khác biệt để thấy điêm khác biệt giữa FDI và các hình thức đầu tư
khác là nhà đầu tư nước ngoài có vai trò nhất định trong quản lý và điều hành sử dụng vốn và tài
sản.
1.3.1.2.Một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) :

Thứ nhất: Bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước , đặc biệt là với các ngành đòi hỏi vốn lớn .
Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế , đầu tư phát triển là rất lớn , nhất là trong giai đoạn khoa học
kĩ thuật bùng nổ như hiện nay không một quốc gia nào có thể tự đáp ứng mọi nhu cầu về nguồn
lực cho phát triển.
Thứ hai: Tạo việc làm , giải quyết thất nghiệp và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
tại nước sở tại . Khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một nhu cầu lao động rất lớn , các lao
động tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài thường được đào tạo lại với những kĩ thuật tay nghề
cao , đồng thời với quá trình chuyển giao công nghệ của mình các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo
ra một đội ngũ lao động có trình độ .
Thứ ba: Thúc đẩy khoa học-công nghệ phát triển : các công ty và doanh nghiệp nước ngoài khi
mang vốn đi đầu tư thì họ thường dựa trên trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với nước tiếp
nhận nên vô hình chung đã cung cấp những kiến thức và trình độ khoa học công nghệ ở trình độ
cao , từ đó thúc đẩy khoa học công nghệ ở các nước tiếp nhận đầu tư phát triển .
Thứ tư: Đầu tư nước ngoài tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước qua thuế của doanh
nghiệp và cá nhân các nhà đầu tư cũng như thuế và phí từ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài .
Cùng với đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tạo ra giá trị hàng xuất
khẩu rất lớn .
Thứ năm: Tạo động lực phân bổ lại nguồn lực xã hội mà đặc biệt là vốn. Dòng vốn FDI sẽ chảy
vào những lĩnh vực đưa lại hiệu quả cao kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành và địa phương. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động đạt hiệu quả hơn hẳn các doanh nghiệp trong
nước.
Thứ sáu: Đầu tư trực tiếp giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp
trong nước ,khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự cạnh
tranh mạnh mẽ, làm cho không khí hoạt động của các doanh nghiệp trong nước ''nóng lên'', buộc
họ phải hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Các
doanh nghiệp này cũng đã đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh
hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
1.3.2.Vốn hỗ trợ phát triên chính thức( Officer development Assitant - )ODA

nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập
khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị
trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối
với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có
khả năng sinh lời cao
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc
mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối
với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật,
phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA
thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế
cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới). Như vậy đây là một hình thức tạo
việc làm và thu nhập cho các nước cung cấp ODA và trên thực tế thì lượng vốn ODA thực mà các
nước nhận được là rất thấp .
13
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu
tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận
một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các
danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp
điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên
gia.
Ngoài những tác động về mặt kinh tế thì về mặt chính trị dòng vốn ODA tạo ra những ảnh
hưởng chính trị nhất định tới nước nhận vốn , đây là một công cụ kinh tế giúp các nước phát triển
nâng cao vai trò và tầm ảnh hưởng của mình tạo các nước đang phát triển.
Thứ ba, ODA có khả năng gây nợ
Theo nhiều quan niệm thì ODA là “ của cho không “ , đây là quan niệm sai lầm vì vốn ODA
ngoài việc gồm phần không hoàn lại còn phần hoàn lại với lãi suất . Vấn đề là vốn ODA thường có
lãi suất thấp và có thời gian ân hạn dài nên vô tình đã tạo ra tâm lý chủ quan của các nước tiếp
nhận , họ cứ cố gắng thu hút thật nhiều ODA để rồi lượng vốn ODA sẽ tạo ra một khoản nợ lớn và
khả năng chi trả sẽ càng thấp nếu dòng vốn ODA mà các nước nhận được không được sử dụng

1.3.3 nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
1.3.3.1 Khái niệm : là các khoản vay mà các nước ( doanh nghiệp hoặc chính phủ ) nhận được từ
đi vay các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế .
1.3.3.2 Đặc điểm :
- Điều kiện ưu đãi thấp : nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế và ODA đều là các
khoản vay từ các tổ chức nước ngoài nhưng so với ODA thì các khoản vay này thường chụi lãi
suất theo mức lãi suất tín dụng của các ngân hàng , cũng như là không có thời gian ân hạn như
ODA
- Không mang các rằng buộc về chính trị và xã hội : các khoản vay này thường mang tính chất của
các khoản vay tín dụng thông thường nên không mang màu sắc chính trị .
- Chủ yếu là hỗ trợ cho xuất nhập khẩu : các khoản vay từ các ngân hàng thương mại quốc tế
thường do các tổ chức , doanh nghiệp đặt tại việt nam vay nhằm đáp ứng ngoại tệ cho quá trình
xuất nhập khẩu . Một phần của các khoản vay này cũng được dùng để đầu tư phát triển .
1.3.4 Nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế
1.3.4.1. Khái niệm.
Là nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán trên thế giới, bằng việc bán trái phiếu, cổ phiếu
của chính phủ, các công ty trong nước ra nước ngoài.
1.3.4.2 Đặc điểm.
- Có thể huy động vốn với số lượng lớn, trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nến
kinh tế mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín dụng quan hệ cho vay để gây sức ép với
nước huy động vốn trong các quan hệ khác.
- Tạo điều kiện cho cho nước tiếp nhận vốn tiếp cận với thị trường vốn quốc tế . Với việc trực tiếp
tham gia thị trường vốn quốc tế, đây sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy TTCK trong nước phát triển trong
tương lai. Đối với hình thức huy động này, người đi vay có thể tăng thêm tính hẫp dẫn bằng cách
đưa ra một số yếu tố kích thích.
15
- Khả năng thanh toán cao do có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thứ cấp, chính vì vậy hình
thức này tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.4 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế

nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục có vai trò quyết đinh trong việc xây dựng một nguồn
nhân lực chất lượng cao để sử dụng cho các dự án đầu tư của nước ngoài nói riêng và tăng trưởng
kinh tế nói chung
16
Không những thế, hoạt động đầu tư từ nguồn vốn trong nước được tiến hành một cách có hiệu quả
của chính doanh nghiệp trong nước cũng là dấu hiệu đáng tin cậy khiến các nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm hơn và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư.
Ngược lại, các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại mỗi vùng, miền, khu vực,
ngành luôn yêu cầu một mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mềm( môi trường pháp
lý, môi trường kinh doanh….)phù hợp và thuận lợi. Chính những yêu cầu đó đặt ra cho chúng ta
những đòi hỏi cấp bách liên tục đó phải đổi mới, nâng cấp tốt hơn nữa cơ sở hạ tầng mềm và cơ sở
hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước
ngoài và nhiều dự án lớn có tác dụng tích cực ở quy mô lớn trong thời gian dài.
Thứ ba , Sự lớn mạnh về quy mô và ổn định nguồn lực vốn trong nước có thể giúp nền kinh tế
chống đỡ lại những cú sốc từ bên ngoài. Một nguyên nhân quan trong của cuộc khủng hoảng kinh
tế Châu Á 1997 đó là sự lệ thuộc quá nhiều vào đồng vốn nước ngoài dẫn đến sự sụp đổ dây
chuyền giữa các quốc gia. Từ cuộc khủng hoảng đó huyễn hoặc về một thị trường tài chính dồi
dào, ổn định thường xuyên đáp ứng nhu cầu vốn đã tan biến.
Thứ tư , Một sự phát triển toàn diện và bền vững đòi hỏi một cơ cấu vốn đầu tư trong nước-nước
ngoài cũng như cơ cấu đầu tư theo vùng ngành hợp lý. Ngoài nguồn vốn ODA( chủ yếu dành cho
việc hỗ trợ cán cân thanh toán, thu chi ngân sách nhà nước và xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn vốn
đầu tư nước ngoài chảy vào nước ta chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, do đó chúng ta chỉ được tập
trung chủ yếu vào những vùng có nhiều thuận lợi và những ngành mang lại lợi nhuận nhanh,
nhiều. Vậy còn những vùng lạc hậu, nghèo tài nguyên, những ngành kém phát triển thì sao? Do đó,
để đảm bảo sự phát triển toàn diện, không lệch lạc đòi hỏi nguồn vốn trong nước phải phát huy
thúc đẩy các khu vực này giúp cho nền kinh tế phát triển đồng đều, tránh thiếu lệch không cân
đối .
Thứ năm, Nguồn vốn nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng đang có tác động tạo nên “cú
kích” cho nền kinh tế. Nhưng việc tiếp nhận và sư dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài là vấn
đề quan trọng . Một số vốn đối ứng phù hợp là điều kiện tiên quyết để tiếp nhận và sử dụng nguồn

trọng cho chính phủ đầu tư vào cơ sở hạng tầng , phát triển nguồn nhân lực….
Vai trò bổ sung này còn thể nhận thấy với sự đóng góp của dòng vốn FDI với các nước đang phát
triển khi mà tại các nước này thì dòng vốn từ khu vực tư nhân ít , trong khi đó dòng vốn nhà nước
nhiều nhưng lại hiệu quả thấp . Ở một nền kinh tế phát triển thì việc hình thành và phát triển các
ngành công nghiệp , các ngành đòi hỏi công nghệ cao là vấn đề tất yếu nhưng để phát triển các
ngành công nghiệp này lại đòi hỏi một nguồn vốn lớn , dòng vốn FDI khi đi vào các nước này đã
đóng góp vào việc gia tăng lượng vốn lớn cho tổng vốn đầu tư của xã hội . Các nhà đầu tư nước
ngoài khi gia nhập vào nền kinh tế các nước khác thì họ sẽ mang theo rất nhiều vốn khác nhau vào
các nước tiếp nhận đầu tư : các nhà đầu tư nước ngoài họ mang theo tiền vốn bằng ngoại tệ từ tài
sản của mình vào và làm phình to thêm cái túi đựng vốn đầu tư của xã hội , họ vào mang theo các
tài sản sản xuất như máy móc , thiết bị sản xuất .. làm tăng lượng tài sản sản xuất của xã hội …
không những đóng góp trong vấn đề bổ sung lượng tiền vốn và tài sản sản xuất của doanh nghiệp
trong nước , các doanh nghiệp nước ngoài còn có đóng góp bổ sung vào ngân sách nhà nước thông
qua đóng góp thuế từ hoạt động của doanh nghiệp và thuế từ thu nhập của cá nhân các nhà đầu tư .
Không chỉ có các dòng vốn FDI và ODA , hiện nay khi hệ thống thị trường chứng khoán của các
nước phát triển với sự hoàn thiện của hệ thống chính sách quản lý và thông tin đầy đủ thì dòng vốn
18
của các nhà đầu tư qua kênh này là nguồn vốn bổ sung mới quan trọng trong khi các dòng vốn trực
tiếp đang có dấu thoái trào . Thông qua kênh này thì vốn được chuyển cho các doanh nghiệp trong
nước , dòng vốn này giúp các doanh nghiệp trong nước có thêm vốn để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh và đặc biệt là đầu tư vào các dự án lớn .
Không chỉ đóng góp vào tổng vốn đầu tư vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội , các dòng vốn nước
ngoài còn là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn ngoại tệ để giúp các các nước có tiền để nhập
các máy móc thiết bị từ nước ngoài để bổ sung cho nguồn máy móc và thiết bị lạc hậu trong các
doanh nghiệp trong nước .
Những điều trên đây cho thấy dòng vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn
trong nước trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.4.2.2. Tác động gián tiếp
Bên cạnh tác động trực tiếp tơi tăng trương kinh tế thông qua gia tăng tổng vốn đầu tư toàn
xã hội , sự xuất hiện của các dòng vốn nước ngoài còn có tác động gia tăng qua hoạt động của

lao động ở nước sở tại và đào tạo họ để đáp ứng các yêu cầu công việc. Họ đào tạo từ công nhân
cho tới cán bộ quản lý. Khi có sự luân chuyển lao động thì những kỹ năng lao động hữu ích này sẽ
lan ra toàn bộ nền kinh tế và làm tăng năng lực của người lao động ở nước sở tại.
1.4.2.3 Tác động trái chiều của của vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước
Một là, Việc sử dụng quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm cho nguồn vốn trong nước bị phụ
thuộc vào nguồn vốn nước ngoài. Nếu tổng số vốn FDI mà lớn hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội thì các công ty nước ngoài sẽ chi phối các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng tới tính tự chủ của
nước sở tại. Vay nợ quá nhiều sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia trong hiện tại và tương lai.
Qua thống kê số liệu trên thế giới thì tỷ lệ tối đa là 40% GDP . Cùng với FDI thì dòng vốn ODA
cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nợ nước ngoài gia tăng , nếu các quốc gia không có kế hoạch
trả nợ thì su khi hết hạn cho vay và gia hạn thì sẽ số vốn nợ sẽ gia tăng và làm ngân sách chính
phủ sẽ bị ảnh hưởng lớn khi phải trả nợ.
Hai là, Quá nhiều vốn đầu tư nước ngoài rót vào một quốc gia sẽ tạo ra một môi trường cạnh
tranh vô cùng khốc liệt, bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đều muốn chạy đua để khuếch trương
sức mạnh của mình. Vì vậy với những nền kinh tế chưa đủ mạnh thì sản xuất trong nước rất dễ bị
lấn át và đầu tư trong nước sẽ sụt giảm.
Ba là, Các quốc gia nhận vốn nước ngoài dễ rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán do
các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, chuyển lợi nhuận về
nước bằng ngoại tệ làm cho cán cân thanh toán bị ảnh hưởng. Do vậy cần khuyến khích các nhà
đầu tư hướng vào xuất khẩu và tái đầu tư tại thị trường nội địa.
Bốn là, Những nước chậm phát triển dễ rơi vào tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu do chưa
đủ trình độ kiểm tra và thẩm định phần giá trị sử dụng còn lại của thiết bị. Do vậy có thể ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn trong nước.
Năm là, Hệ thống tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển thường
không đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài và hạn chế rủi ro khi có sự cố. Nền kinh
tế chịu tác động mạnh hơn từ các tác động bên ngoài. Nguy cơ di chuyển vốn ra nước ngoài do các
nhà đầu tư nước ngoài bị mất niềm tin lôi kéo theo cả các nhà đầu tư trong nước theo hiệu ứng tâm
lý bầy đàn (herding behavior).
20
Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài

Trong đó đầu tư của khu vực Nhà nước là :
Năm 2008, Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 100,9 nghìn
tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 102,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân
sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, trong đó Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 2881,4 tỷ đồng, bằng 172,9%; Bộ Giao thông Vận tải đạt
6612,6 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 451,1 tỷ đồng, bằng 102,3%;
Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1132,5 tỷ đồng, bằng 101,1%; Bộ Công Thương đạt 237,7 tỷ đồng,
bằng 100,3%; Bộ Y tế đạt 932 tỷ đồng, bằng 100%; riêng Bộ Xây dựng chỉ đạt 219,9 tỷ đồng,
bằng 62,6%.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 66,7 nghìn tỷ đồng,
bằng 102,7% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: thành phố Hồ
Chí Minh đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,1% kế hoạch; Hà Nội đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng
73,4%; Đà Nẵng đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng 108,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,1 nghìn tỷ đồng,
bằng 104,9%; Nghệ An đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, bằng 107,1%; Hải Phòng đạt 1458,5 tỷ đồng, bằng
103,5%; Bình Dương đạt 1291,8 tỷ đồng, bằng 104,6%; Lâm Đồng đạt 1200,9 tỷ đồng, bằng
152,3%.
Mặc dù bị ảnh hưởng trong những tháng đầu năm 2009 do thực hiện miễn, giảm, giãn thuế và giá
dầu thô trên thế giới giảm, nhưng những tháng cuối năm sản xuất kinh doanh trong nước phát triển
nên tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt xấp xỉ dự toán năm,
trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ
hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà
nước bằng 106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng
88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá
nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt 157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt 96,2% dự toán năm, trong
đó chi đầu tư phát triển đạt 95,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 93,4%); chi phát triển sự
nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 99,6%; chi trả
nợ và viện trợ đạt 102,7%. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước tính bằng 7% GDP, thực
hiện được mức bội chi Quốc hội đề ra, trong đó 81,2% mức bội chi được bù đắp bằng nguồn vay
22

thì giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán việt nam đã có sự gia tăng mạnh mẽ : trong lần đầu
phát hành thì giá trị của thị trường là 27 tỉ đồng với 6 công ty chứng khoán thành viên , trong 6
23
năm tiếp theo thì giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng thêm 0.5 tỉ USD nhưng sau năm
2006 thì giá trị vốn hóa của thị trường đã có sự tăng mạnh với năm 2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm
22,7% GDP) , năm 2007 giá trị vốn hóa là trên 40% GDP , năm 2008 là 19% GDP và năm 2009 là
620.000 tỷ đồng, tương đương 38% GDP, đã tăng gấp gần 3 lần so với năm 2008 . Như vậy chúng
ta có thể nhận thấy rằng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì
thị trường chứng khoán một con “ kênh “ khổng lồ giúp vốn đi vào nền kinh tế .
2.1.2 Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất , Đóp góp cao vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước , trong nhiều năm qua tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng rất cao và ổn định trên 8 % một năm
. Năm 2007 giá trị GDP của cả nước đã đạt 1143715 tỷ đồng , trong đó khu vực trong nước chiếm
tỷ trọng là 82% .Năm 2008 giá trị GDP của cả nước đạt 1477717 tỷ đồng và tỉ trọng của khu vực
kinh tế trong nước là 81 % , những con số trên chứng tỏ cho ta thấy vai trò chủ đạo của khu vực
kinh tế trong nước vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
Thứ hai ,Đóng góp tỉ trọng lớn trong vốn đầu tư của tổng vốn đầu tư toàn xã hội : ở Việt Nam
trong nhiều năm qua thì vốn trong nước luôn chiếm một tỉ trọng rất cao . Trong giai đoạn 91-95 thì
vốn trong nước chiếm tỉ trọng là 78% , trong giai đoạn 96-00 thì vốn đầu tư trong nước chiếm
khoảng trên 70 % . Sau khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 thì đóng góp của vốn đầu tư trong
nước lại càng gia tăng với mức tỉ trọng khoảng 85 % trong vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn
2001-2006 . Năm 2009 thì tổng vốn đầu tư trong nước ở mức 523 nghìn tỷ đồng và chiếm 74 %
tổng vốn đầu tư xã hội . Như vậy ta có thể thấy vai trò quyết định của vốn đầu tư trong nước trong
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Thứ ba , Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng : Vốn đầu tư nhà nước và đặc biệt là vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước là nguồn chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam . Rất nhiều các công
trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng nhờ sử dụng vốn trong nước như : Quốc lộ 1 , Đường Hồ
Chí Minh , Nhà máy điện Phả Lại , cảng biển ở Hải Phòng và Thành Phố Hồ Chí Minh…. Những
công trình này đã đáp ứng được nhu cầu cho tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam. Năm
2006 chi của ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản là 81078 tỷ đồng , tới năm 2007 thì con số

khẩu của khu vực này là 28155,9 tỷ đô chiếm 44,9% giá trị xuất khẩu của cả nước. Hiện nay khu
vực trong nước có giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế nước ngoài là do khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài có giá trị xuất khẩu dầu thô rất cao , trong khi đó mặt hàng chủ yếu của khu vực
trong nước là các mặt hàng nông lâm thủy hải sản đây là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam
trên thị trường quốc tế .
Thứ bảy , Quy mô của khu vực kinh tế trong nước không ngừng gia tăng : Số lượng doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở việt nam có mức gia tăng rất nhanh kể từ khi có luật doanh nghiệp
2000 ( đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 ) , số doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000 là
35040 doanh nghiệp thì tới năm 2007 đã có 147316 doanh nghiệp . Như vậy ta thấy rằng qua 7
năm đi vào hoạt động của luật doanh nghiệp thì số doanh nghiệp tăng hơn 5 lần , con số này chứng
tỏ rằng sức phát triển của của khối doanh nghiệp này là lớn hơn rất nhiều so với khối doanh nghiệp
nhà nước ( khối này giảm do quá trình cổ phần hóa , sáp nhập và giả thể doanh nghiệp nhà nước )
và khối doanh nghiệp nước ngoài ( khối này thì số lượng doanh nghiệp tăng hơn 3 lần ) .Về quy
mô vốn thì so với mức vốn năm 2000 là 98.348 tỉ đồng thì tới năm 2007 là 1.442.319 tỉ đồng .
Trong đó quy mô doanh nghiệp có vốn từ 200 tỷ đồng tới 500 tỷ là 566 , cao hơn so với khối
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài , số doanh nghiệp ngoài quốc
doanh nghiệp có mức vốn trên 500 tỷ đồng là 293 doanh nghiệp con số này chỉ thấp hơn so với
khối doanh nghiệp nhà nước nhưng cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp nước ngoài.
25

Trích đoạn Tác động tràn của vốn đầu tư nước ngoài lên vốn đầu tư trong nước Giải pháp chung cho cả hai nguồn vốn Giải pháp với các nguồn vốn của nhà nước Các giải pháp với vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài FD
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status