Những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nhằm thúc đẩy Xuất khẩu ở Việt Nam - Pdf 26

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Qúa trình quốc tế hoá đang phát triển mạnh mẽ ở các châu lục, các khu
vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của tất cả các nước chậm
phát triển. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc
gia là rất rõ ràng và khó có thể bác bỏ . Con đường xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài ngày nay không còn sức thuyết phục
và hầu như không còn một quốc gia nào hướng tới nữa. Do vậy vấn đề đạt ra
cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào
để có thể mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu qủa là một thách
thức không nhỏ.
Sự hội nhập tất yếu của nước ta vào hợp tác khu vực và quốc tế cũng
đặt ra nhiệm vụ hết sức to lớn cho nền kinh tế. Một trong những bước của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu,
tiến hành tự do hoá thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực
và toàn cầu. Định hướng này đã được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn từ Đại
hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986) và được cụ thể hoá, phát triển lên tại Đại hội
Đảng lần thứ VIII ( năm 1996).
Tới nay , sau hơn 20 năm đổi mới , kinh tế nước nhà đã đạt được nhiều
thành tích đáng kể nói chung và về kinh tế quốc tế nói riêng . Đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt
Nam , chỉ từ năm 1988 đến năm 2007 đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ ,
với Tổng số dự án là 8,058 dự án , vốn đầu tư ước đạt 72 nghìn tỷ , số vốn
điều lệ đạt 31 nghìn tỷ và vốn đầu tư thực hiện là 30 nghìn tỷ với 65 tình
thành địa phương có được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư khổng lồ đó ( Nguồn :
cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch – Đầu tư ) . Đi kèm với kết quả thu hút
FDI khả quan đó là những thành quả đáng kể của hoạt động xuất khẩu của
nước ta những năm vừa qua . Một thực tế dễ nhận thấy đó là hầu hết những
Trần Duy Thành 1 Kinh tế Quốc tế 47
Đề án môn học
dự án đầu tư FDI vào Việt Nam đều tập trung vào những khu công nghiệp ,

1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.1 Khái niệm vế đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.2 Đặc điểm
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2 Lý luận chung về Xuất khẩu
1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu
1.2.2 Vai trò của Xuất khẩu trong Thương Mại quốc tế cũng
như trong nền kinh tế quốc dân
1.2.3 Đặc trưng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu
• Chương II : Thực trạng về hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI , Xuất
khẩu và mối quan hệ giữa Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở
Việt Nam
2.1 Thực trạng thu hút FDI tạ Việt Nam
2.1.1 Về quy mô vốn đầu tư : Vốn đăng ký , vốn thực hiện trên
1 dự án và vốn bình quân
2.1.2 Về cơ cấu đầu tư theo ngành
2.1.3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam
2.2.1 Đối với tăng kim ngạch xuất khẩu
2.2.2 Đối với mở rộng thị trường
2.2.3 Đối với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
2.2.4 Đối với chất lượng hàng xuất khẩu
2.3 Đánh giá chung về về vai trò của FDI đối với hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam
• Chương III : Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam
Trần Duy Thành 3 Kinh tế Quốc tế 47

Marketing. Chủ đầu tư đưa vốn vào đầu tư là tiến hành tổ chức sản xuất kinh
doanh và sản phẩm làm ra được tiêu thụ ở thị trường nước sở tại hoặc thị
trường quốc tế.
Việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài phát sinh nợ cho nước nhận
đầu tư. Thay cho lãi xuất, nước nhận đầu tư được phần lợi nhuận thích đáng
khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.Bên cạnh đó, nước sở tại còn có điều
kiện để phát triển tiềm năng trong nước.
Chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các công ty xuyên quốc
gia. Các công ty này chiếm 90% khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên thế giới.
1.2.2. Về mặt pháp lý.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm là: chủ đầu tư nước ngoài phải
đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo luật đầu tư của mỗi
nước. Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn của tư nhân do có chủ đầu tư
tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về
lãi,lỗ. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về chính trị.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3.1. Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Xét về lâu dài thì đây là nhân tố quan trọng nhất để xác định triển vọng
thu hút và hiệu quả sử dụng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư nước
ngoài không tự chảy vào các nước đang phát triển nếu như triển vọng và năng
lực phát triển nền kinh tế không sáng sủa và lâu bền. Một năng lực tăng
trưởng kinh tế là sự ổn định chính trị kinh tế xã hội, một cơ cấu thích hợp và
năng động cao, có lợi thế so sánh của đất nước lớn, có hệ thống cơ sở hạ tầng
phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Thật vậy, năng lực phát triển có vai trò nổi bật trong việc thu hút vốn
và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó có nghĩa là nếu vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng một cách có hiệu quả thì khả năng nhận
Trần Duy Thành 5 Kinh tế Quốc tế 47

Trần Duy Thành 6 Kinh tế Quốc tế 47
Đề án môn học
thấp tức là giá trị đồng tiền trong nước giảm so với ngoại tệ, điều này làm cho
giá hàng nhập khẩu đắt và giá hàng xuất khẩu rẻ. Nếu kéo dài tình trạng này
thì trong dài hạn nó làm tổn hại đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, do đó
nó ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng cú hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Như vậy một tỷ giá hối đoái phù hợp sẽ tạo khả năng thúc đẩy xuất
khẩu, nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và từ đó nó có vai trò trực tiếp to lớn
tới huy động và sử dụng thật sự có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
• Nợ nước ngoài và cán cân thanh toán quốc tế: tình trạng nợ nước
ngoài và cán cân thanh toán quốc tế của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng mạnh
đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn. Thật vậy, nếu một
nền kinh tế mà nợ nước ngoài nhiều và cán cân thanh toán quốc tế thường
xuyên bị thâm hụt thì khả năng trả nợ sẽ thấp và hàng năm nước đó phải trích
ra nhiều nguồn lực để trả nợ, do đó phần thặng dư dành cho đầu tư sẽ rất ít ỏi.
Thật sự, là không có một công ty nước ngoài nào lại muốn đầu tư vào nơi ít
có khả năng thu hồi vốn.
1.3.3. Các chính sách quốc tế.
Các chính sách kinh tế của nước chủ nhà có tác động rất lớn đối với
việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì các chính sách này
sẽ điều chỉnh, quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các nhà đầu tư. Một số chính
sách tiêu biểu liên quan trực tiếp đến thu hút và sử dụng vồn đầu tư trực tiếp
nước ngoài là:
• Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà
đầu tư. Do đó, ưu đãi về thuế có tác động rất lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
• Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến huy động nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo lý thuyết nếu mức lãi suất trong nước cao
thì khả năng hấp dẫn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao và ngược lại.
• Chính sách thương mại: Chính sách này ảnh hưởng rất lớn tới

Hoạt động xuất khẩu trong thương mại quốc tế ngày nay gồm nhiều
hoạt động khác nhau ( chủ yếu là xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình , xuất
Trần Duy Thành 8 Kinh tế Quốc tế 47
Đề án môn học
nhập khẩu hàng hóa vô hình , gia công thuê cho người nước ngoài và thuê
nước ngoài gia công , tái xuất khẩu , chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ
……….) Nhưng xét cho cùng thì hoạt động xuất khẩu đều dựa trên một cơ sở
chung , đó là hoạt động mua bán , trao đổi hàng hóa . Và với một mục địch
chung là khai thác lợi thế của từng vùng , từng quốc gia trong phân phối lao
động quốc tế .
2.2 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế , xu hướng hội nhập kinh tế
đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới . Các quốc gia nếu
không muốn bị đào thải buộc phải tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế . Do đó hoạt động xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới , và đặc biệt với một quốc gia đang phát triển và ngày càng
đi lên như Việt Nam ta .
• Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng
trưởng và phát triển nền kinh tế . Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập
khẩu “ Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần
phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện
đại “ . Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn : xuất khẩu , đầu tư nước
ngoài , vay vốn , viện trợ , thu từ hoạt động du lịch , các dịch vụ có thu ngoại
tệ , xuất khẩu lao động ...và xét cho cùng thì xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu
để nhập khẩu .
• Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy
sản xuất phát triển . Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.
Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp
cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác.

các hoạt động kinh tế quốc dân và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất
khẩu của đảng và nhà nước , hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bậc, ngày càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới .
Trần Duy Thành 10 Kinh tế Quốc tế 47
Đề án môn học
Chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu trong những năm qua
của Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%, được xếp vào mức cao nhất
thế giới (xấp xỉ Trung Quốc).Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu
nhập quốc dân (GDP) 24% năm 1991, đến nay xuất khẩu đã chiếm gần 50%
(2002). Nếu như năm 1992 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt
xấp xỉ 2tỷ USD thì đến năm 2002 đã đạt 16,5 tỷ USD, gấp gần 8 lần so với
năm 1992. năm 2003 đạt khoảng 20 tỷ USD nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu
trong 8 năm(1996-2003) đạt 17,5%/năm; gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng
trưởng bình quân của GDP.
Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn
trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN …
Có thể nói trong 20 năm đổi mới xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành
trụ cột của nền kinh tế và là động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu, xuất khẩu
cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như : giải
quyết công ăn viẹc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển sang
kinh tế thi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của thị
trường thế giới.
2.4. Các nhân tố ảnh hướng đến xuất khẩu
2.4.1. Nhân tố thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn , chi phối toàn bộ hoạt động
xuất khẩu của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu . Trong đó có thể xét đến
những yếu tố cơ bản như :
• Nhu cầu của thị trường về sản phảm được xuất khẩu : những sản

Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động
xuất khẩu . Trong điều kiện hiện nay , các doanh nghiệp mới giam gia thị
trường xuất khẩu rất cần sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước . Đặc biệt hiện
nay là khả năng marketing tiếp cận thị trường , sự am hiểu luật kinh doanh ,
khả năng quản lý của doanh nghiệp , còn hạn chế , vì thế việc đào tạo cán bộ
quản lý , cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng . Hơn nữa hiện nay
xuất khẩu góp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời sống của
người dân còn gặp nhiều khó khăn , từ đó yêu cầu nhà nước cần có sự điều
tiết lợi ích sao cho thật thoảng đáng và hợp lý
Trần Duy Thành 12 Kinh tế Quốc tế 47
Đề án môn học
Chương II
Thực trạng về hoạt đồng đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI , Xuất khẩu và mối quan hệ giữa Xuất khẩu và đầu
tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam
1. Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam
Hoạt động FDI ở Việt Nam trong thời gian từ 1988 – 2007 có thể được
chia làm bốn thời kỳ.
• 1988-1990: Thời kỳ khởi đầu của FDI với tổng số vốn đăng ký
gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI
phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư.
• 1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp
cho phát triển kinh tế - xã hội của VN. Tính trong hai năm 1996 và 1997, FDI
đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực
hiện.
• 1998-2000: FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính tiền tệ Châu Á, tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999. Vốn FDI
thực hiện trong thời gian này chỉ đạt bình quân trên 2,3 tỷ USD/năm
• 2001-2007: FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc. Tổng FDI (gồm cả
vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm) đạt 4,2 tỷ USD năm 2004; và 6,34 tỷ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status