Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) tại tp đà nẵng - Pdf 81

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008

109
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TP ĐÀ NẴNG
THE SITUATION & SOME SOLUTIONS TO ATTRACT FOREIGN DIRECT
INVESTMENT (FDI) IN DANANG CITY

SVTH: VŨ THỊ LAN, PHAN TRỌNG TOÀN
Lớp 31k09, Trường Đại học Kinh tế
GVHD: Th.S ĐINH VĂN AN
Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế
TÓM TẮT

Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần phải có vốn, vốn là chìa
khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH
chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào
chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thông thường vốn
được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc
làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Hơn 10 năm trở lại đây, khai
thác lợi thế sẵn có của một thành phố ven biển đầy tiềm năng, Đà Nẵng đã có những bứt phá
ngoạn mục không những về kinh tế mà còn về an ninh chính trị, xã hội và là điểm sáng của
miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
SUMMARY
Industrialization and modernization of any province, or city have the capital which is considered
a prerequisite to contribute the national industrialization and modernization target. However,
the capital is created whence and whereby depending on the policy of each province, each
borough in particular and nationwide generally. The capital usually is mobilized 2 sources:
inland capital and foreign capital. FDI plays an important role in building society infrastructure,
increasing the economic development, impulsing economic structure transfer, creating jobs for

1.015 USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng lượng
khách du lịch 5 năm (2001-2005) tăng bình quân 14%/năm, tổng doanh thu tăng bình quân
11,5%/năm.
Trong 06 tháng đầu năm 2006, Đà Nẵng thu hút tổng vốn đầu tư FDI khoảng 172 triệu
USD, tăng gần gấp 3 lần về quy mô vốn so với cùng kỳ năm 2005. Trong năm 2007, Đà Nẵng
thu hút tổng vốn đầu tư FDI khoảng 795,25 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần về quy mô vốn so
với cùng kỳ năm 2006.
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Thành phố Đà Nẵng
Xét trong giai đoạn từ năm 1990 đến quí I/2008, thì FDI vào Đà Nẵng tăng nhanh, bình
quân qui mô vốn đầu tư đạt 92,483 tr.USD/năm, nhất là thời kì 1990- 1994 và thời kì 2001-
2007.

Biểu 1 Tình hình FDI vào Đà Nẵng từ năm 1990- quí I/2008
Năm
Tổng vốn
đầu tư(trUSD)
Số dự án
1990 0,97 2
1991 - -
1992 41,00 2
1993 26,35 7
1994 59,74 3
1995 1,50 2
1996 35,97 6
1997 9,30 2
1998 30,50 3
1999 1,98 2
2000 0,50 1
2001 12,55 4

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu 88,9 103,6 104 120 145 175 200
Xuất khẩu 58,4 67,1 71,3 85,25 95,7 125 146,6
Nộp ngân sách 10,4 9,7 9,5 11 14,5 14 14,5
Số lao động
(lũy kế) (người) 13.533 14.397 20.051 20.500 22.800 24.800 26.800
(Số liệu được lấy tại Sở Kế hoạch - đầu tư Tp Đà Nẵng-phòng Kinh tế đối ngoại, 2007)

Đạt được những kết quả trên là nhờ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, cơ chế chính sách thu hút ĐTNN thông thoáng, minh bạch.
Thứ hai, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế.
Thứ ba, tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu
tư tại thành phố Đà Nẵng.
Thứ tư, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư.
Thứ năm, tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến
đầu tư.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình thu hút vốn FDI nói chung, công
tác xúc tiến đầu tư nói riêng còn những mặt khó khăn, hạn chế như sau:
Trong khi số dự án đăng ký dự định đầu tư khá nhiều thì số dự án đầu tư được cấp phép
vẫn còn thấp, do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, việc thẩm định dự án của các bộ, ngành Trung ương nói chung và của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nói riêng thường bị kéo dài thời gian.
Hai là, kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương còn khiêm tốn, chưa
được sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư do đó, công tác tuyên truyền, quảng bá
chủ yếu thực hiện tại chỗ, chưa chủ động vươn ra nước ngoài.
Ba là, công tác xúc tiến đầu tư tại Đà Nẵng thiếu một chiến lược cụ thể về đối tác, thị
trường và phương pháp tiếp cận nhà ĐTNN.
Bốn là, công tác đào tạo cán bộ xúc tiến đầu tư còn yếu, nhất là đào tạo về kỹ năng xúc
tiến đầu tư, ngoại ngữ, pháp luật về đầu tư


4. Kết luận
Đề tài đã cố gắng trình bày một cách hệ thống hoá về lí luận, về những vấn đề cơ bản của
FDI, với ý nghĩa của nó trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của
Thành phố. Đồng thời phân tích khái quát cũng như đánh giá được những thành tựu và những
hạn chế trong quá trình thực hiện FDI tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua từ đó nêu lên
những quan điểm giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thu hút, sử dụng nguồn
FDI.
Từ khi nhà nước ban hành luật đầu tư đến nay đã hơn 20 năm, thành phố Đà Nẵng đã thu
hút được một lượng vốn nước ngoài đáng kể và việc sử dụng các nguồn lực này đã gây được
những tác động tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Song
hiện đang còn tồn tại những vấn đề cần được phân tích lí giải, những vấn đề như: việc thu hút
FDI vào Đà Nẵng có những giới hạn nào không khi mà số lượng dự án đăng kí thì nhiều
nhưng có rất ít được cấp phép? Xét về khối lượng tỉ trọng vốn đầu tư, pháp định, thực hiện, cái
giá phải trả…
Đề tài có những kiến nghị sau:
Một là: tình trạng tồn đọng vốn của các doanh nghiệp đầu tư mà chưa rải ngân để đưa
công trình vào hoạt động mà lí do là về ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô: giá nguyên vật liệu
đầu vào tăng, lạm phát tăng cao… khiến các nhà đầu tư hoạt động ì ạch, cầm chừng. Thành
phố cần phải có giải pháp kinh tế vĩ mô thích hợp để hạn chế tình trạng này.
Hai là: Tp. Đà Nẵng cần có sự điều tiết kinh tế vi mô của doanh nghiệp, tạo ra sợi dây
liên kết giữa các doanh nghiệp này nhằm tạo thu hút vốn nước ngoài khác.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào sản xuất, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động vì lợi
ích của mỗi doanh nghiệp mà cần đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố.
Ba là: Mở rộng trách nhiệm quyền hạn cho các văn phòng, các cơ sở nhằm nhanh chóng
tiếp cận thu hút và triển khai dự án ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Củng cố và qui định
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008

113
chặt chẽ trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của các công ty tư vấn đầu tư. Mở rộng các ngành


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status