SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên, học sinh ''''Viết đúng - viết đẹp'''' và xây dựng phong trào ''''Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp'''' ở trường Tiểu học - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN, HỌC SINH "VIẾT
ĐÚNG - VIẾT ĐẸP" VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO "GIỮ VỞ
SẠCH - VIẾT CHỮ ĐẸP" Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.
Viết chữ đẹp là nguyện vọng và lòng mong mỏi của tất cả mọi người, mọi giáo viên
và học sinh. Đối với giáo viên bậc Tiểu học thì đây là mục tiêu hàng đầu bên cạnh
việc dạy cho các em biết đọc, viết thông thường thì luyện viết chữ đẹp nói riêng
cũng như vấn đề luyện chữ nói chung vẫn còn là một vấn đề khoa học mở.
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ
mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học mà còn góp phần rèn luyện một
trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học -
đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy
định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập
tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các
em.
Như vậy, bậc Tiểu học là vấn đề nền tảng cho sự phát triển nhận thức của mỗi con
người, mỗi học sinh. Những năm đầu của bậc Tiểu học các em được học và làm
quen với những kí hiệu viết chữ thông qua phân môn Học vần nhất là phân môn Tập
viết. Hai phân môn này giúp sẽ các em đọc thông viết thạo, đúng quy cách.
Xuyên suốt quá trình học tập và phấn đấu lâu dài của con người. Hệ thống chữ viết
được tái tạo qua khả năng nhận thức riêng, nó thể hiện qua khả năng truyền tải
thông tin, qua cách sử dụng vốn từ, ngữ cảnh riêng biệt. Như vậy việc dạy viết chữ
đúng, đẹp cho học sinh không phải cùng lúc đòi hỏi các em phải viết đúng, đẹp
ngay mà cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn của giáo viên và tấm lòng kiên trì
của học sinh.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong chương trình cũ chúng ta mới chỉ đề cập đến vấn đề đọc đúng,

cỡ chữ mà thầy cô phải là một tấm gương đi đầu trong việc rèn chữ viết cho học
sinh.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Viết đúng, viết đẹp đang được ngành giáo dục quan tâm, phong trào "Giữ vở sạch
- viết chữ đẹp” được phát động rộng khắp trên toàn quốc và được đông đảo các thầy
giáo cùng các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng.
Trong sáng kiến này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu là: điều tra, chứng
minh và kiểm sát thực tiễn.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết Tập viết ở lớp.
Bởi vì qua đó học sinh nắm được các khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ, tốc
độ, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, và liên kết các chữ cái khi viết.
Từ đó, mới hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ cao và sự cân
đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Ngoài ra, học sinh còn rèn thao tác viết chữ từ đơn
giản đến phức tạp, xác định được khoảng cách để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu,
rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp. Chữ viết mang tính thực hành cao,
ngoài việc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ thuật
viết thì rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, vì vậy
chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết. Việc dạy
viết đúng, viết đẹp cho giáo viên học sinh trong nhà trường đòi hỏi người dạy phải
nắm vững về cấu trúc hệ thống chữ viết Tiếng Việt, phải nắm vững luật chính tả.
Trong dạy học các phương pháp có thể sử dụng một cách linh hoạt, song chữ viết
phải tuân theo một quy luật, một khuôn khổ chuẩn mực. Hệ thống chữ viết có tính
độc lập. Cách ghép âm, ghép vần không phụ thuộc vào ngôn ngữ địa phương. Có thể
nói ai biết chữ cũng có thể viết đẹp. Bất kể một quốc gia, một dân tộc nào cũng có
chữ viết của mình nhằm trao đổi, lưu giữ thông tin trong cộng đồng. Một số quốc
gia hệ thống chữ viết không chỉ phổ biến trong cộng đồng của mình mà còn được
mở rộng đến nhiều nước trên thế giới như: Anh, Trung Quốc,…Tiếng Việt của
chúng ta rất đa dạng, phong phú, nhiều nghĩa ngữ. Song cơ bản vẫn lấy nguồn gốc

Ưu điểm: Các em vừa nghe, vừa viết tương đối tốt.
Tồn tại: Hiện tượng viết ẩu, không đúng cỡ, đúng dòng bắt đầu xuất hiện,
viết sai chính tả, thiếu dấu, thiếu nét vẫn còn nhiều.
Nhóm 3: - Các em học sinh lớp 3, 4, 5.
Ưu điểm: Các em đọc thông viết thạo.
Tồn tại: Các em viết ẩu nhiều hơn (do lượng kiến thức tăng).
Các em viết hoa còn tuỳ tiện, viết sai chính tả vẫn còn.
* Về phía giáo viên:
Ưu điểm: Nắm rõ được đối tượng học sinh mình phụ trách.
Nắm vững hệ thống cấu trúc chữ viết tiếng Việt.
Tồn tại : Chữ viết của một số giáo viên còn xấu nhưng ý thức luyện viết chưa cao dẫn
đến chưa có sự mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng như khi chấm bài và sửa vào vở học
sinh. Thậm chí có giáo viên viết ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả không đúng mẫu, sai chính tả, phân
tích, hướng dẫn viết còn sơ sài, qua loa, tuỳ tiện trong cách trình bày. Nhất là trong thời điểm
mà toàn ngành đang vận động soạn bài trên máy vi tính thì ý thức của giáo viên về phong trào
rèn chữ đẹp bị hạn chế rất nhiều.
Chưa có mô hình, điển hình về rèn chữ viết của giáo viên trong các nhà trường
để cùng nhân rộng học tập.
* Về phía nhà trường:
- Nhà trường chỉ mới quan tâm chăm lo chỉ đạo các hoạt động về chuyên môn như:
Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá mà chưa coi trọng đến phong trào này.
- Chưa có hình thức tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức trong
phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”.
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho phong trào này như bàn ghế
chưa đúng chuẩn, bảng không có dòng kẻ, lớp học thiếu ánh sáng…
* Vế phía phụ huynh:
- Một số phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào, chỉ bắt
ép học sinh học môn Tiếng Việt, Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ làm cho tâm
hồn các em thêm phong phú, chữ viết xấu sẽ làm giảm đi phần điểm trình bày về chữ viết
trong bài làm của các em mà bất cứ bài thi nào cũng có.

nhất trong cả lớp;
Đối với những em có năng khiếu và viết chữ khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ
đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ, cố gắng thường
xuyên. Bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan tâm học sinh hàng ngày nên
có điều kiện, kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp thời.
Trong thời khoá biểu ở buổi thứ 2 (buổi học thêm) nhà trường đã bố trí thời gian 40 phút
(01tiết học/tuần) để giáo viên phụ trách hướng dẫn cho các em luyện viết đồng thời kiểm
tra việc giữ vở sạch của các em.
3. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức phong trào.
Từng tháng tổ chuyên môn kiểm tra việc giữ vở sạch - viết chữ đẹp từng lớp, từng
học kì và cả năm học. Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá, tổng kết và đưa ra
những giải pháp khắc phục những tồn tại. Khen thưởng kịp thời những tập thể lớp, tổ, cá
nhân để thực hiện tốt phong trào này.
Hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở
tuần tiếp theo. Hàng tháng, sau khi đánh giá xếp loại Vở sạch - chữ đẹp, giáo viên cần
biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào này.
Có thể lấy một số bài viết của các anh chị lớp trên hoặc những học sinh đã đạt giải
thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh như các em: Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Diệu
Thùy, Lê Thảo Huyền, Lê Hồng Nhung, Nguyễn Quỳnh Trang, Ngô Thị Ngọc (lớp 5A1),
em Trần Hoàng Anh, Trần Thị Vương (lớp 5A2)… để cho các em xem và học tập tấm
gương của các anh chị.
4. Các biện pháp giúp giáo viên, học sinh rèn luyện chữ viết.
Như chúng ta đã biết muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu chữ, kích
cỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong các giờ tập viết, chính tả trên lớp, giáo viên
cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi
các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc
liên kết chữ cái … Từ đó, hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự
cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó, giáo viên cần dạy học sinh các thao tác
viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo các chữ
cái và liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng. Đồng thời giúpcác em xác định khoảng

- Như vậy thầy cô và các em sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cách viết.
4.3. Mẫu chữ thường: - o, ô, ơ, c, a, ă, â, d, đ, q, g;
- l , b, h, k, e, ê, r, s, v, m, n, x;
- p, i, t, u, ư, y.
4.4. Mẫu chữ hoa : - A, Ă, Â, M, N; - P, B, R, D, Đ; - C, S, L, G, E, Ê;
- I, K, V, H, T; - O, Ô, Ơ, Q ;- X, U, Ư, Y.
4.5. Ngoài ra tôi còn sắp xếp lại các nhóm phụ âm kép:
- tr, th, ph, kh, nh, ch, qu, gi, gh, ngh.
4.6. Mẫu chữ số:
- Viết theo theo kiểu chữ viết thường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Viết theo kiểu chữ in thường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
4.7. Mẫu dấu:
- Dấu chấm hỏi: ?
- Dấu nặng: (.)
- Dấu ngoặc đơn: ( )
- Dấu ngoặc kép: “ ”
5. Cấu tạo chữ viết Tiếng Việt
5.1. Yêu cầu chung và yêu cầu riêng.
- Viết nghiêng đều, nét hất gọn, đúng độ cao, đúng độ giãn cách.
- Các chữ có độ cao 2,5 đơn vị (ô li): l, h, b, k, g, y.
- Các chữ có độ cao 2,0 đơn vị (ô li): d, đ, q, p.
- Các chữ có độ cao 1,5 đơn vị (ô li): t.
- Các chữ có độ cao 1, 25 đơn vị (ô li): r, s
- Các chữ có độ cao 1,0 đơn vị (ô li): u, ư, x, v, a, ă, â, c, e, ê, m, n, o,
- Các dấu thanh nhỏ gọn nằm trong một li hoặc 0,5 ô li.
- Khoảng cách giữa các tiếng là 1,5 ô li.
5.2. Các nguyên tắc khi tập viết
- Khởi điểm đúng, độ nghiêng đủ.
- Đơn giản, dễ viết.
- Tạo nét song song.

Nhóm 4

: “Thì là”. Gồm các chữ cái: - e, n, m, x.
* Phân tích: Ồ! Thật là khó đặt tên cho nhóm chữ này bởi hình dạng của chúng. Vậy đặt
tên là “Thì là” - giống tên của một loại rau bé nhỏ trong truyện cổ tích về cây thì là…
nhắc ta nhớ đến một sự hiểu lầm thật dễ thương. Hi vọng là với cách đặt tên cho nhóm
chữ này thật ấn tượng sẽ giúp người học nhớ lâu và thật thú vị.
Nhóm 5

: “Gậy thần như ý”. Gồm các chữ cái:- p, i, t, u, y
* Phân tích: Cả 5 chữ trên đều có “gậy thần như ý” nét khởi đầu rất giống nhau.
Nét đó có cả hai tác dụng:
+ Một là để tạo độ nghiêng theo nó xuống sẽ được như ý về độ nghiêng.
+ Hai là để làm duyên cho chữ, làm mềm mại hài hoà cho chữ hệt như chiếc
gai xinh xinh làm duyên thêm cho những bông hoa hồng.
6.1.2. Phụ âm kép: SAN HÔ
-tr, th, kh, nh, ch, qu, gi, gh, ng, ngh.
* Phân tích: Các phụ âm kép này do hai, ba con chữ ghép lại với nhau, viết nối với nhau
liền nét. Các con chữ có độ rộng đều nhau và đều là một ô. Các nét nghiêng đều theo
nhau và tạo nhiều nét song song với nhau.
6.1.3. Chữ cái hoa
- Chữ cái hoa thiên về sự mềm mại tinh tế, uyển chuyển. Vì vậy có thể nói: Chữ cái
hoa là sự thăng hoa của chữ viết. Độ cao của các chữ cái hoa hầu hết là 2,5 ly.
Riêng chữ G và Y cộng thêm cái đuôi, 1,5 ly nữa.
*Nhóm 1: “Sóng lượn”

. Gồm các chứ cái hoa: - A, N, M
- Nét tương đồng của cả ba chữ hoa này là nét đầu tiên. Chữ M: là chữ A kép
- Nét tương đồng của cả ba chữ hoa này là nét đầu tiên. Chữ M: là chữ A kép hay là
hai chữ A dắt tay nhau (hai anh em sinh đôi). Chữ N: có một đôi nét mềm mại

Gồm các chữ cái hoa: - O, Ô, Ơ, Q
+ Phân tích: Các chữ hoa nhóm này đẹp là nhờ sự kết hợp hài hoà giữa nét cương
(xuống) và nét nhu (xuống). Còn đẹp được cũng là nhờ nét duyên của những hoa văn
cuốn lại mềm mại, tròn đều.
*Nhóm 6: “Ngưu Lang- Chức Nữ”.Gồm các chữ cái hoa: - X, D, M, N, U, Y.
* Phân tích: Tất cả các thành viên của nhóm này đều được kiến tạo từ một nét ban đầu là
nét móc xuôi trái. Đặt tên cho các nét đó là Cầu Ô Thước. Nhịp cầu cổ tích này là do các
con quạ đen đã bắc cầu qua sông Ngân Hà để chàng Ngưu và nàng Chức gặp được nhau,
vì chúng cảm thương tình yêu xa cách của họ. Còn với chúng
ta, người học cách viết thì “nhịp cầu” này sẽ giúp viết dễ dàng cả nhóm chữ.
,6.2. HƯỚNG DẪN VIẾT CHỮ LIỀN NÉT
- Khi dạy tập viết tôi luôn tự đặt câu hỏi cho người học:
- Tại sao phải viết chữ liền các nét với nhau?
+ Vì viết chữ liền nét với nhau chữ sẽ không bị rời rạc, nguệch ngoạc.
+ Viết chữ liền nét sẽ khiến cho chữ nghiêng đều theo nhau, sẽ mượt mà hơn.
+ Viết chữ nghiêng và liền nét làm giảm thiểu đi những đường cong, những nét uốn. Vì
vậy viết sẽ nhanh hơn.
* Ví dụ

: boong tàu, chuyển bánh, quang gánh, khuyến khích
*Lưu ý: + Khi viết liền nét nhớ cầm bút đúng quy định, hơi cao, không cầm bút sát ngòi, hạn
chế nhấc bút khỏi trang giấy. Khi viết hoàn tất phần vần mới được đánh dấu thanh.
+ Khi viết chữ nối đúng thì phải liền nét, mối nối nhỏ, mềm, không lộ, không
cứng, độ rộng của các con chữ trong một tiếng phải đồng đều nhau.
6.3. HƯỚNG DẪN VIẾT DẤU THANH VÀ SỐ
* Yêu cầu chung:
- Ngoài việc phải viết đúng ra, cũng như chữ, dấu thanh hay số còn phải biểu cảm nữa.

Sau một thời gian được học viết giấy ô ly, chúng ta cũng đã thiết lập được một thói quen
mới: viết chữ theo quy chuẩn. Sau đó ta mang thói quen đó viết vào giấy kẻ ngang.
- Ở loại giấy kẻ ngang không còn những ô ly nữa, chúng ta phải tự cảm nhận về sự hài
hoà, cân đối của từng con chữ cũng như khi ta đi đường mà không còn những biển báo,
chỉ đường nữa.
* Sau đây là những gợi ý về cách viết vào giấy vở kẻ ngang:
+ Những chữ cao 1 ô ly gần bằng 1/4 dòng vở kẻ ngang, ví dụ: o, c, a, e.
+ Những chữ cao 2 ô ly gần bằng 1/2dòng vở kẻ ngang, ví dụ: d, đ, p, q.
+ Những chữ cao 2,5 ô ly gần bằng 3/4 dòng vở kẻ ngang, ví dụ: l, b, h, k.
+ Những chữ hoa cao gần bằng 3/4 dòng vở kẻ ngang. H, K, M, N, B
+ Những chữ số gần bằng 1/2 dòng kẻ ngang. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy”. Quả thật, chữ viết của giáo viên là
vấn đề có tính chất quyết định, bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về tất cả
các mặt, nhất là học sinh Tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thì thầy cô giáo luôn là một
hình ảnh rất tài giỏi, đẹp đẽ và mẫu mực. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có
ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua quan sát ta thấy rằng nét
chữ của các lớp khác nhau nhưng trong cùng một lớp thì lại tương đối giống nhau và rất
giống chữ của giáo viên.
* Qua thực tế đã chỉ đạo, tôi nhận thấy rằng:
- Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, học sinh viết đúng mẫu,
viết đảm bảo tốc độ, kỹ thuật viết được các em vận dụng và nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng
tạo. Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến chất lượng chữ viết của học sinh và rất tự hào
khi được xem những quyển vở “vở sạch, chữ đẹp” của con em mình được trưng bày. Số học
sinh đạt giải về phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” qua các năm tăng cả về số lượng và
chất lượng.
Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” là một việc làm hết sức cần thiết
quan trọng và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động toàn diện trong nhà trường
tiểu học. Chính vì vậy mà các nhà trường nên tổ chức tốt phong trào này một cách thường
xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

cho các tổ chuyên môn, các khối lớp và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hàng tháng tổ chức đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh, chính xác, công khai.
Tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp một lần/học kì, sau mỗi lần như vậy, cần động viên
khen thưởng để khích lệ phong trào. Sau mỗi học kì, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học
sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo tình hình rèn luyện chữ viết của học sinh trong từng
tháng, từng tuần để cho phụ huynh biết và khen ngợi, khích lệ phong trào.
- Mỗi năm, nhà trường cần kết hợp các đợt sơ kết cuối kì I, tổng kết năm học hay các đợt thi
đua để tổ chức triển lãm các thành quả mà học sinh đã làm được như: các bài thi viết chữ đẹp,
các bộ sách, vở tiêu biểu để cho các em, các bậc phụ huynh cùng xem và thấy được những
thành quả của con em mình đã ý thức rèn luyện, để học sinh và các lớp có sự thi đua học tập
lẫn nhau. Động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân học sinh và các lớp trong
phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” sau các đợt thi đua.
- Tổ chức trưng bày thành quả hàng năm của học sinh và chỉ đạo thực hiện tốt mô hình “Câu
lạc bộ viết chữ đẹp của giáo viên và học sinh”.
* Từ một cá nhân đạt giải Nhì cấp tỉnh về viết chữ đẹp, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
giải pháp để hướng dẫn và duy trì câu lạc bộ hoạt động theo tháng, tuần và thu hút được sự
quan tâm của tập thể giáo viên và học sinh nhà trường.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Đối với giáo viên:
- Nhận thức được cái đẹp để từ đó có khái niệm về viết chữ đẹp và có thể khẳng định: "Viết chữ
đẹp là cần thiết đối với mỗi con người trong thời đại công nghệ thông tin”.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của việc luyện viết chữ đẹp. Bản thân tự rèn
luyện viết chữ đúng, đẹp thì học sinh mới viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch sẽ.
- Tích cực nghiên cứu, học tập qua các tài liệu: Thông tin Giáo dục Tiểu học, báo Giáo
dục và Thời đại, Tạp chí Thế giới trong ta, bảng chữ cái trong trường Tiểu học, các thông
tin trên mạng Internet
2. Đối với học sinh:
- Chấp hành tốt nề nếp, yêu cầu của người dạy.
- Nâng cao chất lượng chữ viết của bản thân, có ý thức, niềm say mê luyện viết.
- Rèn tính cẩn thận trong khi trình bày bài viết, bài kiểm tra.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status