Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở Việt Nam - Pdf 27

PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc
lại có những giá trị văn hoá riêng và cũng hết sức độc đáo, góp phần vào những
giá trị văn hoá của Việt Nam. Người Thái ở Việt Nam có hơn 1,3 triệu người
(theo điều tra dân số năm 2001) của Tổng cục thống kê, họ cư trú tập trung ở các
tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh hoá,
Nghệ An, Lâm Đồng. Người Thái ở Việt Nam phân chia thành hai nhóm chính :
Ngành Thái Đen (trước đây phụ nữ ưa mặc áo đen), ngành Thái Trắng (trước
đây phụ nữ ưa mặc áo trắng). Nhiều học giả Việt Nam qua các công trình nghiên
cứu của mình đã cho rằng tổ tiên của người thái đã sinh cơ lập nghiệp tại một
vùng nào đó ở chính ngay trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay. Cho đến cuối
thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã ổn định cư trú ở Tây Bắc Việt Nam.
Trong một ngàn năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển, người Thái đã có
những đóng góp to lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước
trước đây cũng như hiện nay: đồng thời họ cũng đã tạo cho mình được một bản
sắc văn hoá riêng độc đáo.
Tiểu luận: “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở
Việt Nam” muốn tìm hiểu những văn hoá vật chất và tinh thần mà dân tộc Thái
đã sáng tạo ra. Qua đó có cái nhìn toàn cảnh về văn hoá của họ và cũng để biết
và hiểu sâu sắc hơn về văn hoá của một dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Trong tiểu luận này, chúng tôi trên cơ sở các bài luận, các bài viết của nhiều nhà
nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu một cách khái quát. Tiểu luận cũng không
dám đi sâu phân tích mà trên cơ sở tài liệu thu thập, xin được trình bày một cách
tổng hợp, khái quát.
Tiểu luận “Các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của người Thái ở
Việt Nam” ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm hai mục:
1. Các giá trị văn hoá vật chất
2. Các giá trị văn hoá tinh thần.
1
PHẦN NỘI DUNG

nhà” với chức năng là tế bào của xã hội. Trong một ngôi nhà có thể sinh sống
một gia đình nhỏ gồm vặp vợ chồng và mấy đứa con, hoặc một gia đình lớn gồm
4 - 5 thế hệ hoặc cùng một thế hệ anh em trai đã có vợ con vẫn ở chung.
Nói đến nhà người Thái người ta thường nghĩ ngay đến kiểu liên kết khớp
bằng mộng và buộc các hệ thống kết cấu chịu lực: khung cột, hệ thống dầm, sàn,
bao che… mà không cần dùng đến kim loại (đinh, ốc vít,…). Mái nhà thường
được lợp bằng cỏ gianh đan thành phên, tuỳ theo thói quen từng vùng, cũng như
phù hợp với từng kiểu nhà của từng ngành Thái mà họ có các kiểu đan thành các
loại phên gianh lợp mái khác nhau.
Những ngôi nhà sàn của người Thái không có phòng riêng cho từng thành
viên mà chỉ chia ngăn ô. Hiện tượng này nói lên tính cổ xưa, giống như nhà của
các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay nhiều vùng người Thái đã tách bếp ra khỏi
nhà ở. Nhà sàn bếp thương mở cửa đối diện với cửa hong chan, gọi là sàn kép.
Người Thái còn có hẳn một bản trường ca gọi là “Khá Khén bướn” gắn với ngôi
nhà. Từ việc sửa soạn bộ dụng cụ làm nhà, lên rừng lấy gỗ, tìm gianh để lợp,
pha chế gỗ, dỡ nhà cũ, dựng nhà mới.
Những ngôi nhà sàn Thái được xây cất tựa lưng vào núi, quay mặt ra cánh
đồng chạy dọc theo lòng thung lũng hoặc men theo các sườn núi sườn đồi.
Trước kia, nhà được làm bằng các nguyên liệu sẵn có, gồm có một khối lượng
lớn gỗ, tre nứa và lá lợp. Bây giờ cũng là ngôi nhà sàn nhưng đã làm theo kỹ
thuật của người Kinh và rất nhiều mái đã được lợp bằng ngói đỏ. Cũng do quan
hệ giao lưu ngày càng mở rộng nhiều gia đình người Thái đã chuyển sang nhà
đất. Trong tình hình đó cái vỏ văn hoá của nhà cửa đã thay đổi nhưng các tập
quán kiêng kị, các nghi thức thờ cúng vẫn được duy trì theo truyền thống tộc
người.
1.3. Trang phục
Tất cả các ngành, nhóm địa phương Thái đều có trang phục cơ bản giống
nhau về đường nét tạo dáng đến cách ăn mặc, khác nhau là ở chỗ mỗi ngành,
mỗi nơi có một kiểu cách trang trí các chi tiết hoặc chọn màu khác nhau. Trang
phục của nam giới người Thái gồm khăn, áo, quần. Khăn của nam giới không

2.1. Ngôn ngữ và văn học, nghệ thuật
4
Người Thái có ngôn ngữ và văn tự từ rất lâu đời. Chính nhờ có văn tự mà
cha ông họ đã ghi chép lại được rất nhiều truyện cổ tích, truyền thuyết (quắm tơ
mương - kể chuyện bản mường), gia phả của các dòng họ, những lời răn dạy con
người (quắn xon cốn), những quy định mang tính chất luật tục của các mường
(tục lệ người Thái đen ở Thuận Châu), những truyện thơ do các tác giả hữu
danh, vô danh sáng tác (xống chụ xon xao - Tiền dặm người yêu, Khun Lú náng
Uả - chàng Lủ nàng Uá… Các tác phẩm văn học của người Kinh, người Hán đã
chuyển sang tiếng Thái và lưu truyền trong cộng đồng người Thái.
Người Thái có chung một nền nghệ thuật cổ truyền độc đáo, phong phú và
đa dạng, mang nhiều sắc thái tâm lý, dân tộc. Nói đến nghệ thuật của người Thái
không thể không nói tới múa, múa Xoè là một trong những điệu múa nổi tiếng
của người Thái, cũng là điệu múa phổ thông cho mọi người. Vào dịp Tết, lễ hội,
sau vài tuần uống rượu vui, mọi người cầm tay nhau cùng múa vui say sưa trong
không khí tưng bừng nhộn nhịp của tiếng trống, tiếng cồng chiêng. Cuộc Xoè
vui không biết bắt đầu từ bao giờ và khi nào thì kết thúc, chỉ biết là hơi men của
rượu, hơi ấm của bàn taycùng âm vang thôi thúc giòn giã của tiếng trống chiêng
làm ấm lòng người, mọi người gần gũi nhau hơn, thân thiết hơn. Người Thái có
đến mấy chục điệu múa, nhiều điệu múa đặc sắc được giới thiệu rộng rãi trong
nước và thế giới như múa nón, múa sạp… về âm nhạc, người Thái cũng nổi
tiếng với những làn điệu khắp nổi tiếng hồn nhiên, với nhiều thể loại: khắp báo
xao (hát nam nữ), khắp then (hát của thầy cúng) khăp lồng lộng (hát ngoài
đồng), khắp cạ (hát chèo thuyền)… Các nhạc cụ quen thuộc để tấu nhạc cho
múa, cho hát như Tính táu (đàn tính), khèn Thái, dàn nhị, Pí kẻo (kèn)… Cùng
lời ca, tiếng hát họ hát về tình yêu, cuộc sống, đạo làm người, ca ngợi thiên
nhiên, ca ngợi Bản Mường…
2.2. Lễ hội, vui chơi
Giống như các dân tộc khác, trong một năm người Thái có nhiều ngày lễ
tết khác nhau. Tuy vậy giữa các ngành Thái cũng có sự khác nhau về các ngày lễ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status