Văn hóa kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam - Pdf 27


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VĂN HÓA KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Kiều Thị Bích Hương
Lớp: A2- CN9

Hà Nội- 2003

1
LỜI CẢM ƠN


Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và là
đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung
tâm không những có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ
sáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinh
hoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh. Vì sao văn hóa kinh
doanh lại quan trọng đến vậy? Nhà văn Lê Lựu đảm nhiệm cương vị
Tổ
ng giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân đồng thời cũng là người
đưa ra sáng kiến thành lập Trung tâm tâm đắc: “Chiến tranh đã qua đi
hơn 30 năm, trong thời kỳ xây dựng đất nước, ai là lực lượng chính? Đó
là các doanh nhân, hiện nay chúng ta đã có khoảng 10 vạn doanh nghiệp-
họ đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân và họ xứng
đáng được tôn vinh, khẳng định. Một xã hội có văn minh hay không
c
ũng một phần quan trọng quyết định ở yếu tố văn hóa doanh nhân.
Bước vào hội nhập, phải xây dựng nền tảng văn hóa cơ sở cho từng
ngành, từng người mới mong giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Có ý
kiến cho rằng nên thành lập Viện nghiên cứu văn hóa cho doanh nhân.
Làm sao để doanh nhân cũng như người dân nói chung nhận thức được
làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm v
ăn hóa. Mối
quan hệ của nhân loại chính là tình cảm, tất nhiên trong kinh doanh phải
có cạnh tranh nhưng phải giáo dục văn hóa kinh doanh làm sao để cuộc
cạnh tranh ấy có văn hóa hơn thì sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinh
miệt con người hơn. Nếu đã xác định doanh nhân là dũng sỹ trong xây
dựng đất nước hôm nay mà xã hội cứ nhìn người ta như là con buôn,
đám chụp giật, cơ hội, lừa đảo... thì làm sao họ tr
ở thành nhân vật tiêu
biểu mới cho dân chúng theo được. Bởi vậy, thay đổi quan niệm này, tuy
không dễ, cũng là nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa doanh nhân”.

4

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa kinh doanh
a. Thế nào là văn hóa?
Cho đến hôm nay, những định nghĩ về văn hóa có giá trị nhất vẫn chưa
làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vô vàn những định nghĩa khác nhau về
văn hóa, thậm chí ngay trong một định nghĩa về văn hóa cũng phụ thuộc
vào văn hóa. Tuy nhiên khái niệm văn hóa dù được tiếp c
ận từ góc độ
nào cũng đều làm lộ ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những đặc trưng
về con người và về đời sống của con người. Từ góc tiếp cận này, ta có
thể hiểu văn hóa là một khía cạnh của quan hệ giữa con người với thế
giới bên trong và bên ngoài của nó- một “lát cắt” đi qua toàn bộ mối
quan hệ phong phú và phức tạp của con người với th
ế giới hiện thực
[
1
.
Hồ Sĩ Quý, Vai trò của nhân tố văn hóa trong nền văn minh, Tạp chí
Triết học số 4/93
]
.

Theo một bản phúc trình năm 1995 của Ủy ban thế giới về văn hóa và
phát triển của Liên hợp quốc, “văn hóa” có thể được hiểu theo hai
nghĩa. Thứ nhất, văn hóa của một nước là những sinh hoạt trong “lĩnh
vực văn hóa”, hay là “khu vực công nghiệp văn hóa” của nước ấy. Đó

ới tập thể mà trong đó yếu tố địa lý, thiên nhiên, gia
đình, quốc gia, dân tộc đóng vai trò quyết định.

Gần đây, nhiều học giả kinh tế và xã hội, tiên khởi là nhà xã hội học
người Pháp Pierre Bourdieu cho rằng, muốn hiểu văn hóa như một
nhân tố trong đời sống kinh tế, và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó
trong tiến trình phát triển, thì nên nhìn nó như một loại vốn- tương
tự như ba lo
ại vốn thường biết khác (vốn vật thể, như máy móc, thiết
bị; vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; vốn thiên nhiên, gồm
những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái).

6
Thêm một bước, có thể phân biệt 2 dạng vốn văn hóa: vật thể và phi
vật thể. Vốn văn hóa vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đài
cung miếu, di tích lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa. Loại
vốn này cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc đi
vào sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong t
ương lai, văn hóa cũng
như ngoại văn hóa. Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tập
quán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã hội. Loại vốn
văn hóa này- cùng những nghệ phẩm công cộng như văn chương và
âm nhạc- là một loại dây, một thứ keo gắn kết cộng đồng. Nó cũng
cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng trong
sả
n xuất những sản phẩm văn hóa trong tương lai. Từ những nhận
xét trên, vài nét chính về liên hệ giữa văn hóa, kinh tế và phát triển
dần hiện rõ.

Một là, muốn hội nhập vốn xã hội vào phân tích kinh tế ta phải xác

và vốn vật thể.

Ba là vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững của
phát triển. Đóng góp của nó vào khả năng phát triển dài hạn không
khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Vì môi trường sinh thái là thiết
yếu cho hoạt động kinh tế, bỏ bê môi trường qua s
ự khai thác quá
đáng tài nguyên sẽ làm giảm sút sản năng và phúc lợi kinh tế.
Không bảo dưỡng vốn văn hóa (để di sản đồi trụy, làm mất bẳn sắc
văn hóa dân tộc) cũng phải gánh lấy những hậu quả tai hại như vậy.

2. Vai trò của văn hóa kinh doanh trong đời sống xã hội
Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng? Đó là câu hỏi của tất cả
doanh nhân. Đồng cảm chính là hai t
ừ mà người kinh doanh mong muốn
nhất để có được cảm tình của khách hàng. Và để có được sự đồng cảm,
trước hết phải hiểu được tâm sinh lý, văn hóa của đối phương. Theo
quan điểm của các nhà tâm lý học thì những người có thái độ và quan
niệm về giá trị càng giống nhau thì sức hút giữa hai người càng lớn.
Trong hoạt động kinh doanh, đó là yếu tố rất cần thiết để chinh phục
khách hàng. Việ
c đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO vào các doanh

8
nghiệp VN là rất sáng tạo, vì bản chất của ISO cũng là quá trình tái tạo.
Có những doanh nghiệp thành công, có doanh nghiệp không thành công.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp chạy theo ISO không vì thực chất mà là
muốn có cái danh để bán hàng. Thực tế ISO thì có danh nhưng không thể
không thực chất. Các doanh nghiệp có thể tham khảo ISO để tái tạo,
nhưng ISO là một quá trình chung, và mỗi công ty thì phải có một quá

người Thái. Thành ra văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ mới
chính là những yếu tố quyết định quá trình phát triển bền vững.
Yếu tố nào đã làm cho Sony, Toyota, Honda... chiếm lĩnh thị trường thế
giới, làm thay đổi hẳn hình ảnh nước Nhật trên vũ đài kinh tế thế giới và
đem lại vinh dự cho người Nhật vào thời kỳ 1960- 1980? Câu trả lời chỉ
có thể là: sức sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp.
ở đây tinh thần doanh
nghiệp cũng chính được khởi nguồn từ văn hóa kinh doanh. Người Nhật
vốn nổi tiếng về chí lớn, tinh thần tự lập và tinh thần mạo hiểm, các yếu
tố thuộc về tính cách đã hỗ trợ cho sức sáng tạo, làm sáng tạo thăng hoa
cùng sự nhạy bén về tâm lý người tiêu dùng. Ví dụ chỉ cần bằng một ngữ
cảm phong phú, Morita đã ghép 2 từ sound (âm thanh) và sonny (cậu bé)
thành Sony- tên gọi vừa dễ nhớ, vừa có nhiều ý nghĩa đối với những sản
phẩm phát ra âm thanh để đặt tên cho nhãn hiệu của sản phẩm và sau đó
là tên công ty. Đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, Morita đã làm cho tên
Sony thẩm thấu nhanh chóng trên thị trường thế giới.

Văn hóa kinh doanh không phải thứ bất biến trong mỗi người, mỗi
phương châm của công ty, mỗi vùng, mỗi dân tộc mà nó phải luôn được
cập nhập thông tin để biế
n đổi phù hợp với sự phát triển của cuộc sống-
đó là quy luật và cũng là lý do vì sao cần có văn hóa kinh doanh. Ví dụ
đâu là bí quyết thành công của Công ty kinh doanh địa ốc Solo ở Bắc
Kinh (Trung Quốc) hiện được đánh giá là một doanh nghiệp làm ăn phát
đạt, có sản phẩm bán chạy nhất khu vực? Bí quyết thành công của Solo
là đánh trúng thị hiếu của khách hàng trẻ tuổi, có học và bắt đầu có tiền.
Trong cuộc sống hôm nay, ngườ
i Trung Quốc không thể khư khư giữ lấy
nếp cũ là hướng về một đại gia đình, nơi nhiều thế hệ sống với nhau, nơi
bữa cơm phải lúc nào cũng đủ đầy các thành viên, người phụ nữ phải có

đánh mất truyền thống khi b
ắt chước phương Tây một cách toàn diện, kể
cả các chi tiết nhỏ nhặt. Chiến lược bắt chước để tự vệ giúp họ làm nên
nhiều chuyện thần kỳ. Người Nhật tự hào không một chút mặc cảm về
tiến trình Âu Mỹ hóa nhanh kỳ diệu của mình, họ rất muốn biết người
khác thấy họ bắt chước nước ngoài đã giống chưa. Điề
u đáng nói là đằng
sau sự bắt chước có vẻ mù quáng ấy là cả một quyết sách khôn ngoan:
bắt chước để cho mình tồn tại và giàu mạnh lên bằng và hơn kẻ mình bắt
chước. Chiến lược này đã trở thành truyền thống dân tộc và là một trong

11
các bí quyết khiến Nhật trở thành một quốc gia châu á thịnh vượng nhất.
Do đâu họ có tính hiếu kỳ và hay bắt chước như vậy? Có thể giải thích
về đặc điểm địa lý và tính cách thế này: Nhật luôn ở ngoài rìa những nền
văn minh lớn, bởi vậy họ luôn có mặc cảm của một anh nhà quê, khao
khát muốn học hỏi, bắt chước người thành thị. Trước thế kỷ 19, h

hướng về Trung Quốc. Trong khi giai cấp thống trị Trung Quốc tự mãn
luôn nghĩ nước mình là trung ương chi quốc, trung tâm tinh hoa, thì tầng
lớp quan lại Nhật chưa bao giờ cho rằng nước mình là trung tâm của thế
giới. Họ hăng hái tiếp thu văn hóa Trung Quốc: mượn chữ Hán để làm
chữ viết, tổ chức triều chính phỏng theo triều đình Trung Quốc, tiếp
nhận Khổng giáo, Phật giáo, tuy từ xưa họ
đã có Thần đạo (Shinto)...
Khi thấy trung tâm văn minh đã chuyển sang phương Tây, họ lập tức đổi
hướng, vua Minh Trị tổ chức lại toàn bộ bộ máy nhà nước: xây dựng hệ
thống chính trị theo kiểu Đức, hạm đội kiểu Anh, nền hành chính kiểu
Pháp, công nghiệp hóa kiểu Mỹ, bỏ chế độ phong kiến... Nhờ chiến lược
“bất đề kháng” và bắt chước phương tây, Nhật thoát khỏ

phương Tây)- mang đậ
m tính nhân văn. ở phương Đông, Nhật Bản là
nước đi tiên phong trong việc phát huy nhân tố văn hóa để phát triển
kinh tế: “Sự thần kỳ kinh tế sau thế chiến thứ II chính là đỉnh cao vinh
quang trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Nhật”. Đây là ví dụ điển
hình cho sự thành công kỳ diệu trong lĩnh vực kinh doanh kết hợp với
những nhân tố văn hóa dân tộc, cũng như với tư
cách là một xã hội phát
triển.
Văn hóa Nhật có 4 đặc trưng:

- Người Nhật có phương pháp suy nghĩ thiên về tư tưởng thực tế và kinh
nghiệm chủ nghĩa. Nét tiêu biểu cho tư tưởng Nhật là tư tưởng chính trị
và lý luận có tính chất thực tiễn.
- Về mặt kết cấu tinh thần, tâm linh người Nhật dựa trên cơ sở một tôn
giáo khởi nguyên có tính chất “bài siêu việt”, đó là một tôn giáo không
có thần thánh cao siêu, độc nhất như đức Phật trong Phật giáo hay trong
Thiên chúa giáo. Trong quá trình phát triể
n người Nhật đã tiếp nhận các
tôn giáo khác nhưng chỉ có Nho giáo là đã góp phần củng cố ý thức
người Nhật. Cái mà Nho giáo đem lại cho người Nhật là lý luận cụ thể
để thực hành.

13
- Khả năng cảm thụ thế giới tự nhiên xung quanh một cách tinh tế và
giàu hình tượng. Một đặc trưng khác xuất hiện từ thời cận đại- đó là đặc
trưng của “sức mạnh tạo nên một quốc gia có tốc độ phát triển đáng kinh
ngạc”.

Những đặc trưng kể trên đã tạo cho người Nhật những đặc điểm có tính

lớp trẻ, ông Masahiko Ishizuka- Tổng GĐ Trung tâm Báo chí quốc tế
Nhật Bản cho rằng họ đang có phần bi quan về tương lai của đất nước, tỷ
lệ thất nghiệp cao nhưng thanh niên lại thiếu kiên nhẫn với những công
việc đơn
điệu và không có cơ hội thăng tiến. Một cơ cấu kinh tế đang áp
dụng đã có vẻ lỗi thời, phù hợp cho những trung niên- cần việc làm ổn
định để nghĩ đến khoản tiền về hưu hơn là sự tích cực sáng tạo, đổi mới
và phiêu lưu. Theo ông, vấn đề bây giờ là không nên chỉ nhìn vào tệ nạn
xã hội cách sống để phê phán giới trẻ mà cần có một c
ơ chế kinh tế- xã
hội thích ứng để nhận thức và khai thác đúng tiềm năng của thanh niên.

Nội các của Thủ tướng Koizumi mới hình thành trong thế kỷ 21 đang
phải đáp ứng đòi hỏi của người dân về một chính sách ngoại giao và kinh
tế quyết đoán, hiệu quả hơn. Giáo sư Osamu Nariai (Trường ĐH
Reitaku) người coi ASEAN như ngôi nhà thứ 2 của mình trong buổi hội
thảo về kinh t
ế Nhật đã dùng hình ảnh núi Phú Sĩ để minh họa biểu đồ
các chỉ số tăng- giảm và nền kinh tế bong bóng không thành công của
Nhật trong thập niên 90. Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á năm 1997 giúp
người Nhật nhận ra mô hình của mình đang có vấn đề. Thành công ở
thập kỷ 80 không thể là hình mẫu ưu việt và kéo dài mãi trước một thế
giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Cái g
ọi là “Japan as number
one” (Nhật Bản số một) thực tế đang bị lung lay trong thị trường quốc tế
cạnh tranh khốc liệt. Tự hào nhưng không nên ảo tưởng. Có một cái tên
không thể không nhắc tới trong các cuộc hội thảo về kinh tế, chính trị
Nhật: Trung Quốc. Sản phẩm Nhật chất lượng số một nhưng muốn mua
đồ ít tiền, dạo quanh các cửa hàng 100 yen hàng rẻ chủ yếu nhậ
p từ

thế giới để
chiêm nghiệm về điều này. Kim Woo Chong- ông chủ tập
đoàn Daewoo đã xây dựng thương hiệu của mình bắt đầu từ ước mơ “sản
phẩm làm ra thuộc hàng tốt nhất”, con đường phấn đấu của ông nổi tiếng
bởi những quan niệm: coi giấc ngủ trưa “dẫn tới sự mất mát giờ lao động
rất nghiêm trọng”, không có khái niệm “vừa đủ” mà phải là “đã cố gắ
ng
hết mình chưa”, “có thể làm được sản phẩm tốt hơn hay không”, “hãy

16
làm việc cần cù và sống thanh đạm”... Ấn Độ có thể không phải nước
sáng tạo ra máy vi tính, Internet... nhưng các sản phẩm phần mềm của
Ấn Độ hiện giờ khiến nước Mỹ và Tây Âu cũng phải kính nể với khả
năng sản xuất phần mềm xuất khẩu tại Bangalore, nơi được coi là
“Thung lũng Sillicon của Ấn Độ”. Và đất nước này còn tiến xa hơn nữa
bởi ngu
ồn nhân lực dồi dào, đôi bàn tay khéo léo và bộ óc tinh nhanh và
có khả năng tiếp thu công nghệ cao: công nghệ thông tin, nghiên cứu vũ
trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ sinh học. Đài Loan cũng phát triển
mạnh nhờ đặc điểm này còn Thái Lan- đất nước nổi tiếng vì sản phẩm
rẻ (nhân công, nguyên liệu rẻ), du lịch vừa kết hợp đặc trưng văn hóa
dân tộc vừa thuận tiện kiể
u Âu châu (cần gì có nấy) đã có những bước
tiến nhảy vọt... Những điển hình trên cũng là minh họa sống động cho
cách biết phát huy đặc trưng văn hóa phương Đông trong sự phát triển
hôm nay.

b. Nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh ở phương Tây
Lịch sử đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là phương Tây và phương
Đông: phương Tây là khu vực Tây- Bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy

phương Đông.

Đề cập về nhân tố văn hóa trong kinh doanh, ở phương Tây đã sớm
được các nhà khoa học quan tâm. Trước hết phải kể nhà triết học
Pháp A.Comte (1798- 1857), người đã nêu ra quy luật về ba trạng
thái để trình bày ba giai đoạn phát triển tinh thần khác nhau tương ứng
với 3 giai đoạn phát triển kinh tế- kỹ thuật khác nhau, đó là kỷ
nguyên thần học, kỷ nguyên siêu hình và kỷ nguyên thực chứng.
Nhà xã hội học Marx Weber (1884- 1920) trong “Tinh thần đạo
Tin lành và Chủ nghĩa tư bản”, ông đã chứng minh sự ra đời của Chủ
nghĩa Tư bản bắt nguồn từ đạo Tin lành ở Tây Âu. Đạo Tin lành là
một tôn giáo cải cách chống lại Thiên chúa La Mã. Nó chủ trương chỉ
tin vào kinh thánh, mỗi ngườ
i nên tực tiếp “thắt lưng buộc bụng”, rất

18
cần thiết cho thời kỳ tích lũy tư bản, góp phần ra đời của chủ nghĩa
tư bản châu Âu.
Ta có thể lấy đặc tính trong kinh doanh của người Mỹ để minh chứng
cho “tinh thần phương Tây”: thực dụng và hiệu quả là những yếu tố tiên
quyết. Mọi nơi trên nước Mỹ dựa hẳn vào tiếng tích tắc của thời gian, tán
gẫu được xem là “ngựa bị nhốt trong lồ
ng” vì nó không đua được. Công
việc là trên tất cả và làm như thế nào không cần biết, chỉ biết ở kết quả.
Hợp doanh với nhau cụ thể và có hiệu quả trước, sau đó mới có quan hệ
tình cảm- xã hội. Người tiêu thụ sẵn sàng lái xe đi xa cả hàng trăm km
chỉ để mua được vài món hàng sale rẻ vài cent. Chỉ có 2 món hàng duy
nhất trong hệ thống có mặc cả là xe ô tô và nhạc. Mọi món hàng bán lẻ,
đều cộng gộ
p thêm từ 6%- 8% trị giá, gọi là “thuế bán”, thuế này chính

một bản hợp đồng của người Mỹ thường rất dài. Trong công việc làm ăn,
người Mỹ coi việc nhận quà tặng đồng nghĩa với việc nhận hối lộ
, họ
cũng không bao giờ tán gẫu hoặc bàn tán về đồng nghiệp. Đó là điều tối
kỵ.
Xét một cách tổng thể, văn hoá kinh doanh với những đặc điểm nội
hàm của nó đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong nền kinh tế
mỗi gia đình, quốc gia, khu vực, thế giới mà còn giúp chúng ta nhận
diện, khám phá về nhân sinh quan, thế giới quan và thúc đẩy xã hội
tiến bộ của loài ngườ
i ngày một hoàn thiện hơn.

20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH
DOANH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

1. Sự ra đời và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông, thuộc góc tận cùng
phía đông- nam nên có một nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình
mang đầy đủ các đặc trưng của văn hóa phương Đông.
Các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghi
ệp

Tiêu chí Văn hoá gốc nông nghiệp
Đặc trưng gốc: - Địa hình
- Nghề chính
- Cách sống
- Đồng bằng
- Trồng trọt

được coi trọng và khuyến khích. ở cấp độ làng xã, thì làng xã phương
Tây có tổ chức lỏng lẻo, rời rạc. Còn ở Việt Nam, làng xã có tổ chức
chặt chẽ, nó chính là môi trường sống, là tập thể cộng đồng chủ yếu
của người Việt Nam. Do nhu cầu ứng phó với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội, cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Vì thế ở nông
thôn, người dân Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau tới mức “bán anh
em xa mua láng giề
ng gần”. Song cũng không phải vì thế người Việt
Nam xem nhẹ quan hệ huyết thống, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Đối với nền văn hóa gốc nông nghiệp như Việt Nam thì làng xã là đơn vị
cơ sở quan trọng nhất. Làng xã là một hình thức tổ chức nông thôn theo
địa bàn cư trú, nguyên tắc cơ bản là tính cộng đồng và tính tự trị. Tính
cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau, mỗi ng
ười
đều hướng tới người khác. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất.
Do vậy, người Việt Nam luôn đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Và đó
cũng chính là cơ sở tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng. Mỗi làng, mỗi
tập thể phải tự lo lấy mọi việc để đảm bảo đời sống của mình, từ đó hình
thành nên nếp sống tự
cấp tự túc ở nông thôn Việt Nam.

Trong làng xã Việt Nam, người dân ứng xử theo nguyên tắc trọng nghĩa,
tất yếu dẫn đến trọng đức, trọng văn... Thái độ trọng đức thể hiện ngay
trong việc tuyển lựa nhân tài: “ngoài những khoa thi mở hàng năm ta còn
có thêm khoa Hiếu liêm... để tuyển dụng cả những người không có học
hay vì một lẽ gì đó học mà không đi thi, phần nhiều là người hiền
đức

22

công thương” này không thể trở thành đô thị được. Nông thôn Việt Nam
không những kìm hãm không cho làng xã phát triển thành đô thị mà còn
chi phối đô thị một cách quá đáng làm cho đô thị chịu ảnh hưởng và
mang đậm nét văn hóa nông thôn. Một sự ảnh hưởng “vô lý” nhất của
tính cộ
ng đồng của nông thôn đối với đô thị là việc hình thành

23
“phường” ở đô thị. Phường là cộng đồng những người làm cùng một
nghề ở một một làng quê nhưng vì lý do khác nhau, họ rời bỏ làng quê
vào đô thị làm ăn, cùng sống trên một dãy phố. Mỗi phố thường sản
xuất, buôn bán một loại hàng hóa riêng. Nếu như áp dụng phương
pháp suy lý hình thức của phương Tây để giải thích hiện tượng này
thì sẽ khó mà có kết quả. Nhưng nếu nhìn nhậ
n vấn đề theo “nhân tố
văn hóa” thì nguyên nhân của hiện tượng này dường như rất rõ ràng.
Đó vẫn là tính cộng đồng và tính tự trị. “Trước hết do tính cộng đồng
mà cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người bán: họ có điều
kiện tương tự, giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn
hàng, giới thiệu khách hàng cho nhau... Mặt khác do tính tự trị dẫn
đến nếp sống tự cấp t
ự túc, dân không có nhu cầu mua bán, cho nên
người buôn bán phải gian lận để kiếm sống..., về mặt này, cách tổ
chức theo phường tỏ ra có lợi cho người mua: tuy mất công đi xa để
mua hàng, nhưng bù vào đó người mua có điều kiện khảo giá, và vì
hàng nhiều nên ít có nguy cơ hàng giả”
[
7. Trần Ngọc Thêm, sách đã
dẫn, trang 118
]

thường là vốn tự có hoặc vốn vay dài hạn. Một khoản vốn khác được đầu
tư để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất gọi là vốn lưu động.
Vốn lưu động luôn biến động về số lượng cũng như hình thái. Có lúc
lượng vốn lưu động không cần nhiều nhưng lượng vốn lưu động cần cho
sản xuất kinh doanh lại rất lớn. Để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
các doanh nghiệp thường phải đi vay. Khi đi vay thì trước tiên là các
khoản vay của anh em bạn bè, họ hàng... vì nguồn vốn này có đặc điểm
là không phải trả lãi suất, không phải thế chấp tài sản, cách thức tiến
hành dễ dàng. Sau đó họ mới tìm đến các nguồn vốn chính thức vì nguồn
vốn này có khả năng đ
áp ứng nhu cầu lớn về vốn.

2. Điều kiện để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh ở Việt
Nam
Trong kinh tế thị trường hiện đại, toàn cầu hóa là thành tựu của văn
minh, văn hóa nhân loại, nó tự điều chỉnh, hoàn thiện và thúc đẩy nhân
loại tiến lên. Nó không chỉ thích hợp cho sáng tạo mà nó còn đòi hỏi sự

Trích đoạn Thay đổi tư duy lạc hậu, nâng cao dân trí: Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia: Phác thảo chân dung nhà lãnh đạo doanh nghiệp của thời đại thông tin:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status