luận văn khoa thương mại quốc tế Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thiết bị viễn thông từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần Viễn thông Khu vực 1 - Pdf 27

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại, được tiếp cận với
những lý luận chuyên ngành, kết hợp với những kiến thức thực tế trong quá trình thực
tập tại công ty cổ phần viễn thông khu vực 1, cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của ThS.
Nguyễn Vi Lê em đã chọn đề tài: “Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng
thiết bị viễn thông từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần Viễn thông Khu vực
1”.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô
trường Đại học Thương mại, cảm ơn các thầy cô Khoa Thương mại quốc tế đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và rèn luyện, trang bị cho em những
kiến thức cơ bản về chuyên ngành.
Em kính gủi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo ThS. Nguyễn Vi Lê đã chỉ
bảo, hướng dẫn nhiệt tình cho em để em có thể hoàn thiện bài luận văn này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ban lãnh đạo công ty Cổ phần
Viễn thông Khu vực 1, đặc biệt là chị Nguyễn Hồng Thơm – nha viên phòng kinh
doanh của công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em về mặt thực tiễn làm cơ
sở để em nghiên cứu đề tài trong suốt thời gian thực tập ở công ty.
Trong khuôn khổ kiến thức của một sinh viên và sự hiểu biết còn hạn chế trong
lĩnh vực hải quan nên Luận văn tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung, phê bình của các thầy cô giáo và
các cô chú, anh chị tại đơn vị thực tập để đề tài của em được hoàn thiện và có giá trị
thực tế hơn.
Sinh viên
Phạm Thị Thu Quỳnh
1
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 1 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
ST

Cùng với xu thế về hội nhập sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế ngày càng tăng,
không có mọt quốc gia nào có thể phồn vinh được khi thực hiện chính sách đóng cửa.
Đây là nguyên nhân khiến các quốc gia thay đổi mình cho phù hợp với xu hướng vận
động của thời đại. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng nên quản lý của nhà nước
trong hoạt động ngoại thương bằng luật pháp là cần thiết. Doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường quốc gia nào có trách nhiệm chịu sự quản lý của quốc gia đó. Dù đơn
giản hay phức tạp thì thủ tục hải quan là bắt buộc đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Đối với từng quốc gia, từng mặt hàng cụ thể nói riêng, hoạt động xuất nhập
khẩu có sự khác biệt tương đối, phụ thuộc vào chính sách vĩ mô, hoàn cảnh trong từng
giai đoạn cụ thể. Quy trình hải quan xuất nhập khẩu cũng vì vậy mà phải thay đổi sao
cho phù hợp với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Sự thay đổi ấy khác nhau đối với
từng mặt hàng, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu. Điều này buộc doanh nghiệp phải
cải biến quy trình sao cho phù hợp với quy trình của hải quan.
Luật về hải quan và doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tại nước sở tại nơi
hoạt động. thực hiện đúng quy trình theo đúng quy định của hải quan là chưa đủ.
Doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình cho những hiệu quả do thực hiện tốt thủ tục hải
quan mang lại. Có làm tốt thủ thục hải quan, càng đơn giản và chính xác hoá quy trình
thì hiệu quả hoạt động càng cao.
Trong sự tương tác giữa các bên thủ tục hải quan đúng một vị trí rất quan trọng
cả đối tác và nội bộ doanh nghiệp. Với đối tác, thủ tục hải quan liên quan đến kế hoạch
giao nhận hàng hoá, chi phí hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị… với nội bộ doanh nghiệp,
giải phóng hàng hoá nhập khẩu ngay sau khi hàng về đến cảng có ảnh hưởng dây
chuyền tới rất nhiều bộ phận, từ bộ phận kế hoạch đến sản xuất, tài chính và gián tiếp
đến cả bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. Quan trọng là hiệu quả kinh doanh của
công ty sẽ bị ảnh hưởng nếu thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá làm không tốt và tạo
sự xáo trộn trong kế hoạch hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.
4
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 4 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Các doanh nghiệp đều nhìn nhận được tầm quan trọng của thủ tục hải quan đặc

1.5. Phạm vi nghiên cứu
Xét tính cấp thiết của đề tài và đối tượng nghiên cứu được tuyên bố ở trên thì
phạm vị nghiên cứu của đề tài như sau:
- Hình thức thực hiện thủ tục hải quan: Hải quan điện tử
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2012 – 2014
- Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Viễn thông Khu vực 1
- Mặt hàng nhập khẩu: mặt hàng thiết bị viễn thông nhập khẩu từ thị trường
Trung Quốc.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thiết bị viễn
thông từ Trung Quốc của công ty VT1 thông qua phương pháp chung như sau:
- Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu năm chọn so với năm
gốc.
- Sủ dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở để nâng cao hiệu quả thực
hiện quy trình thủ tục hải quan tại công ty VT1
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:
Số liệu sơ cấp:
 Quan sát: tiếp cận, tìm hiểu và quan sát thực tế về quy trình hải quan tại công ty
VT1
Số liệu thứ cấp:
Các báo cáo, tài liệu về tình hình nhập khẩu của công ty VT1 từ 2012 – 2014
1.7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắ,
kết luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 4 chương:
6
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 6 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt
hàng thiết bị viễn thông

- Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian.
2.1.2. Thủ tục hải quan
2.1.2.1. Thủ tục hải quan
Theo công ước Kyoto: Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà
bên hữu quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ luật hải quan.
Theo luật hải quan Việt Nam: Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai
hải quan và các công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật hải quan đối
8
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 8 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
với hàng hoá, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc
lưu giữ trong địa bàn hoạt động.
2.1.2.2. Thủ tục hải quan điện tử
Từ ngày 1/10/2009, thực hiện theo quyết định 103/2009/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, ngành Hải quan bắt đầu mở rộng thủ tục hải quan điện tử tại 8 cục
Hải quan tỉnh, thành phố.
Thủ tục hải quan điện tử là việc người khai hải quan khai và gửi hồ sơ để khai
báo hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan (Luật Hải quan
sửa đổi). Cơ quan Hải quan dựa trên hồ sơ doanh nghiệp khai báo, xử lý dữ liệu và làm
thủ tục thông quan hàng hoá điện tử.
2.1.3. Quy trình thủ tục hải quan
- Quy trình hải quan là các bước công việc cần thực hiện để tiến hành thủ tục
hải quan xuất nhập khẩu. Bao gồm:
 Quy trình hải quan xuất – nhập khẩu áp dụng cho cán bộ hải quan do hải quan ban
hành có tính pháp lý và chịu trách nhiệm thực hiện.
 Quy trình hải quan xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp do các doanh nghiệp tự đưa ra
không có tính pháp lý và tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp nhằm thích ứng với quy
trình hải quan xuất – nhập khẩu của hải quan.
- Cửa khẩu nhập là điểm đến đầu tiêncủa hàng hoá đến từ quốc gia vùng lãnh thổ khác
trước khi tiến hành thủ tục hải quan và lưu chuyển tiếp theo tại quốc gia khác.

- Người kha hải quan có nghĩa vụ:
 Khai HQ và thực hiện đúng nghĩa vụ tại Khoản 1 Điều 16, các Điều 18, 20, 68 của luật
Hải quan.
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung khai đã khai và chứng từ
đã nộp xuất trình.
 Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan HQ, công chức HQ trong việc làm
TTHQ đối với hàng hoá, phương tiện vạn tải theo quy định của luật HQ.
 Lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hận 5 năm, kể từ ngày đăng kí
khai tờ khai HQ ; cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan HQ yêu cầu kiểm
tra theo quy định tại các Điều 28, 32 và 68 của luật này.
 Bố trí người phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải.
 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
10
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 10 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
2.1.5. Địa điểm làm TTHQ
Địa điểm làm TTHQ là trụ sở Chi cục HQ cửa khẩu, trụ sở Chi cục HQ ngoài
cửa khẩu.
Trong trường hợp thực hiện TTHQ điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ HQ có
thể là trụ sở HQ tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp
cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện
tại địa điểm khác do Tổng cục HQ quyết định.
2.1.6. Hồ sơ hải quan
Những quy định cụ thể về TTHQ được nêu trong Điều 22 Luật Hải quan.
- Hồ sơ hải quan gồm có:
 Tờ khai HQ
 Hoá đơn thương mại
 Hợp đồng mua bán hàng hoá
 Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá, xuất khẩu, nhập

số tờ khai và phân luồng hồ sơ.
- Nội dung kiểm tra hồ sơ bao gồm : Tên, mã số nhập khẩu và khai thuế của người khai
hải quan ; điều kiện, quy định về việc làm thủ tục hải quan, số lượng chứng từ cần phải
có trong hồ sơ.
- Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng (giấy phép, điều kiện nhập khẩu).
- Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
 Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì trả hồ sơ và thông báo bằng Phiếu
yêu cầu nghiệp vụ (mẫu 01/PYCNV/2009) cho người khai hải quan biết rõ lý do.
 Nếu đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì tiến hành tiếp các công việc dưới đây
Nhập thông tin khai trên tờ khai HQ hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động
cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ làm cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về
trị giá, mã số, xuất xứ và thông tin khác.
Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai).
- Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan và ghi ngày, tháng, năm đăng ký lên tờ
khai hải quan.
- Ký, đóng dấu công chức vào ô “cán bộ đăng ý tờ khai”.
In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Lệnh chỉ in 1 bản để sử dụng trong nội
bộ hải quan và lưu cùng HSHQ. Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm :
- Hồ sơ hải quan: Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật HQ
và pháp luật về thuế, kiểm tra chi tiết đối với hồ sơ của chủ hàng khác theo quy định
tại Điều 28 Luật Hải quan.
- Thực tế hàng hoá:
12
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 12 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
 Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hoá thuộc luồng xanh và luồng vàng, kiểm tra thực
tế đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ, cụ thể: Mức (1). Kiểm tra tỷ lệ (%); Mức (2).
Kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Kiểm tra HSHQ: Kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết theo hình thức, mức độ
kiểm tra ghi trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra.

hình thức, mức độ kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chi cục và nội dung chi tiết
đánh giá kết quả kiểm tra ghi trên Lệnh và tờ khai vào hệ thống.
Xác định đã làm TTHQ và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm
tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2.
Ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” đối với hồ sơ miễn
kiểm tra thực tế hàng hoá được thông quan.
- Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá (đã kiểm tra chi tiết hồ sơ) sang Bước 2.
2.2.2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan đối với lô hàng phải kiểm
tra thực tế.
Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai HQ có yêu cầu trước thời điểm
kiểm tra thực tế hàng hoá. Tiếp nhận, kiểm tra nội dung khai bổ sung về hàng hoá
nhập khẩu và đề xuất, ghi vào Lệnh việc chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung
khai bổ sung, trình lãnh đạo chi cục xét duyệt. Căn cứ phê duyệt của lãnh đạo chi cục,
ghi kết quả tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung và ký tên, đóng dấu công chức vào bảng khai
bổ sung.
Kiểm tra thực tế hàng hoá: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hoá nhập khẩu với
nội dung khai trên tờ khai HQ và chứng từ của bộ HSHQ về: tên hàng, mã số, lượng
hàng, chất lượng, xuất xứ.
- Cách thức kiểm tra: Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hoá; nhãn mác, ký,
mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hoá để xác định tên hàng
và mã số, xuất xứ hàng hoá; kiểm tra lượng hàng; kiểm tra chất lượng. Trường hợp
kiểm tra theo tỷ lệ phát hiện có vi phạm, xét thấy cần thiết thì kiểm tra tới toàn bộ lô
hàng, do lãnh đạo chi cục quyết định theo Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 79/2009/TT-
BTC.
Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra.
- Ký tên, đóng dấu số hiệu của các công chức kiểm tra thực tế hàng hoá vào ô “cán bộ
kiểm hoá” trên tờ khai HQ. Đồng thời, yêu cầu người khai HQ (hoặc đại diện) ký tên
xác nhận kết luận kiểm tra.
- Đánh giá kết quả kiểm tra theo nội dung tại mục 5 của Lệnh. Việc đánh giá thực hiện
theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.

2.2.4. Phúc tập hồ sơ
Bước này chỉ thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan, nhằm kiểm
tra tính xác thực của tờ khai, giấy tờ liên quan để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu.
Trước hết công chức nhận HSHQ từ bộ phận thu lệ phí hải quan. Thu thập thông tin,
phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Theo quyết định số 2294/QĐ-TCHQ, quy trình phúc tập hồ sơ hải quan gồm
một số nội dung cơ bản như sau :
15
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 15 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Thời gian phúc tập :
Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã thông quan và
hoàn thành phúc tập trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày quyết định thông quan lô
hàng trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Đối với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử ở dạng điện tử
 Phúc tập hồ sơ hải quan điện tử đối với trường hợp lô hàng được chấp nhậ thông tin tờ
khai hải quan điện tử cho phép thông “thông quan”.
Kiểm tra sự thống nhất thông tin khai của hồ sơ hải quan với thông tin của cơ
sở dữ liệu trên hệ thống.
Đối chiếu tờ khai hải quan điện tử trên hệ thống với tờ khai hải quan điện tử in
(nếu có) ; Kiểm tra lại kết quả tính thuế và xử lý (nếu có).
 Phúc tập hồ sơ hải quan điện tử đối với trường hợp lô hàng được thông quan sau khi
kiểm tra các chứng từ điện tử.
Ngoài việc thực hiện phúc tập như quy định tại Điều 1 nêu trên, công chức thực hiện
phúc tập phỉ kiểm tra thêm về nội dung chứng từ, trình tự, thời gian, dấu, chứng từ
không bị tẩy xoá, sửa đổi nội dung hoặc có dấu hiệu giả mạo dễ nhận thấy đối với
chứng từ scan.
Kiểm tra sự đầy đủ, đồng bộ (số loại, số lượng, hình thức) các chứng từ của hồ sơ hải
quan theo quy định.

thống cơ sở dữ liệu.
2.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với mặt hàng thiết bị viễn thông nhập khẩu từ
thị trường Trung Quốc của công ty VT1.
2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Khi nhân viên công ty làm thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng này cần phải
chuẩn bị 1 bộ HSHQ bao gồm:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, 01 bản sao hợp đồng uỷ thác nhập
khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác). Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt
hoặc bản Tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai HQ phải nộp kèm bản dịch
ra Tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính.
- Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy,
chữ Surendered. Với hàng háo nhập khẩu qua bưu kiện quốc tế nếu không có vận tải
đơn thì người khai HQ ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai HQ hoặc nộp
danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối với hàng hoá nhập khẩu phục vụ
cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không
phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá thay cho vận tải đơn.
17
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 17 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, bộ HSHQ được bổ sung thêm các chứng
từ sau:
- Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất cần nộp:
Bảng kê khai chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao y chính.
- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng cần
nộp: Giấy đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra về
chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hoá được giải phóng trên cơ sở kết quả giám định cần nộp: Chứng

Nếu trường hợp phải kiểm hoá bên công ty VT1 sẽ phải ra kho lấy hàng ra và gặp hải
quan kiểm hoá để kiểm tra hàng hoá có khớp với chứng từ mà công ty đã khai báo
không. Sau khi kiểm hoá xong thì chuyển sang bước 4.
Hồ sơ hải quan của doanh nghiệp sẽ được cơ quan hải quan phân làm 3 luồng :
luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
Luồng xanh : người khai hải quan chỉ cần mang 2 bản chính tờ khai hải quan, 2
bản phụ lục (nếu có) đến chi cục hải quan để đóng dấu thông quan hàng hoá.
Luồng vàng : khi nhận được hình thức phân luồng hải quan, công ty tự kiểm tra
lại chứng từ liên quan. Công ty mang các chứng từ liên quan lên trình cho chi cục hải
quan để cán bộ kiểm tra lại.
Luồng đỏ : Công ty phải xuất trình HSHQ lên chi cục hải quan như luồng vàng.
Nếu hàng của công ty phù hợp với khai báo, hàng sẽ được thông quan. Nếu hàng
không phù hợp với khai báo, công ty sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
19
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 19 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
2.3.4. Bước 4: Chấp hành các nghĩa vụ về thuế và nộp lệ phí
Lệ phí hải quan thì công ty phải nộp ngay lập tức khi có phát sinh lệ phí và nộp
tại chi cục hải quan nơi công ty tiến hành TTHQ. Đối với mặt hàng thiết bị viễn thông
mà công ty nhập khẩu phải chịu mức thuế nhập khẩu là 5%.
Đối với thuế sẽ phải nộp ngay nếu mặt hàng đó phải nộp thuế ngay. Ngoài ra thì
còn có những mặt hàng được ân huệ 30 ngày mới phải nộp thuế.
2.3.5. Bước 5: Nhận hàng
Sau khi nộp thuế xong công ty quay lại kho hàng đưa hồ sơ và dấu thông quan
của hải quan để lấy hàng hoá.
20
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 20 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THIÊT BỊ VIỄN THÔNG NHẬP

21
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 21 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
tiengs trên thế giới về lĩnh vực này như: MOTOROLA, VERTEX STANDARD, HYT,
KENWOODS, ICOM, SONY, PANASONIC, AXIS, SAMSUNG…VT1 xây dựng
các dịch vụ của mình dựa trên các tiêu chuẩn của chính hãng. Các dịch vụ này thường
xuyên được kiểm tra, cập nhật và cải tiến nhằm đáp ứng tốt nhất với các yêu cầu của
khách hàng. Cũng nhờ mối quan hệ trực tiếp với các nhà cung cấp nên các sản phẩm
luôn đảm bảo tiêu chuẩn của các nhà sản xuất.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh
vực mang lại một thế mạnh riêng tạo cho công ty có được những bước tiến quan trọng
trong nền kinh tế. Đặc biệt là cung cấp và phân phối các sản phẩm công nghệ, viễn
thông như: máy bộ đàm, camera giám sát, máy rà kim loại cầm tay, cổng rà kim loại,
thiết bị định vị, tổng đài Panasonic… việc cung cấp các sản phẩm này đã đem lại
doanh thu đáng kể cho công ty.
Kể từ năm 2005, sau khi chuyển sang công ty Cổ phần, hoạt động kinh doanh
của công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển, kết quả kinh doanh cũng được
nâng cao. Công ty luôn duy trì kết quả kinh doanh ổn định và tăng trưởng qua các
năm.
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây:
Bảng 3.1: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ( đơn vị: VND)
(Nguồn: Phòng Kế toán của công ty)
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng doanh thu 36.839.215.478 39.573.881.684 43.160.497.746
2 Chi phí 35.885.347.761 38.794.648.972 41.968.995.422
3 Lợi nhuận trước thuế 953.867.717 779.232.712 1.191.502.324
4 Lợi nhuận sau thuế 715.400.787,8 584.424.534 929.371.812,7
Từ bảng trên cho thấy rõ hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được hiệu quả:

kim ngạch nhập khẩu chiếm khoảng 70,32% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, năm
2013 chiếm 72%, đến năm2014 có xu hướng giảm còn khoảng 66,3%.
23
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 23 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
3.3. Thực trạng thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với mặt hàng thiết bị
viễn thông nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Viễn thông
Khu vực 1.
3.3.1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Công việc chuẩn bị bộ chứng từ là một bước quan trọng, mở đầu cho quy trình
thủ tục hải quan. Sau khi bộ phận kinh doanh báo lại cho bộ phận có trách nhiệm khai
hải quan cho lô hàng, thì nhân viên hải quan sẽ chủ động liên hệ với khách hàng, là
bên công ty nhập hàng về để chuẩn bị các chứng từ cần thiết, nằm trong bộ HSHQ và
chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ để khai báo. Ở công đoạn này, các chứng từ trước mắt đều là
bản scan.
Dưới đây là bảng thể hiện tỷ lệ xuất hiện các giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan để
thông quan hàng hoá của công ty VT1 trong 3 năm 2012 – 2014.
Bảng 3.3: Tỷ lệ xuất hiện các giấy tờ trong bộ HSHQ để thông quan hàng hoá
trong các năm 2012 – 2014:
STT Danh sách giấy tờ Số lượng Tỷ lệ (%) Loại giấy tờ
1 Tờ khai hải quan 02 100 Bản điện tử
2 Hợp đồng mua bán hàng hoá 01 100 Bản sao
3 Hoá đơn thương mại 01 100 Bản gốc
4 Vận tải đơn 01 100 Bản gốc
5 Bảng kê chi tiết hàng hoá 01 100 Bản gốc
6 Giấy phép 01 70 Bản gốc
7 Giấy chứng nhận xuất xứ 01 58 Bản gốc
8 Giấy chứng nhận chất lượng 01 43 Bản gốc
9 Tờ khai trị giá hải quan 02 100 Bản điện tử
Mỗi giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan đều góp phần làm rõ về hàng hoá nhập

phép nhập khẩu mới. điều này làm kéo dài thời gian thông quan hàng hoá, ảnh hưởng
tời hoạt động kinh doanh của công ty.
Do khâu kiểm tra chứng từ vẫn còn một số thiếu sót nên nó ảnh hưởng trực tiếp
đến việc khai tờ khai hải quan nhập khẩu mặt hàng thiết bịviễn thông từ Trung Quốc
của VT1. Trong quá trình nghiên cứu em thấy nghiệp vụ khai hải quan ở công ty đã
xảy ra một số trường hợp sau.
25
SV: Phạm Thị Thu Quỳnh 25 GVHD: Th.S Nguyễn Vi Lê

Trích đoạn Định hướng phát triển và mục tiêu hoàn thiện quy trình TTHQ. Giải pháp hoàn thiện quy trình TTHQ đối với mặt hàng thiết bịviễn thông nhập khẩu từ Trung Quốc tại công ty VT1. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện quy trình TTHQ nhập khẩu mặt hàng thiết bị viễn thông từ Trung Quốc của công ty VT1.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status