Giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của pháp luật thuế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Pdf 27

Mục lục
I. Mở đầu.
II. Nội dung.
1. Khái quát chung về pháp luật thuế.
1.1. Khái niệm pháp luật thuế.
1.2. Mô hình pháp luật thuế.
2. Vai trò của pháp luật thuế.
3. Thực trạng pháp luật thuế.
3.1. Thành tựu pháp luật thuế.
3.2. Hạn chế của pháp luật thuế.
4. Giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của pháp luật thuế
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
4.1. Xây dựng hệ thống pháp luật nhằm giữ vững nguồn thu từ
thuế trong kết cấu NSNN.
4.2. Tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp luật thuế.
4.3. Đảm bảo mức độ tương thích của hệ thống pháp luật thuế
của Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết
hoặc tham gia.
4.4. Đảm bảo thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn trước mắt và lâu dài.
4.5. Đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, trung lập của các loại
thuế.
4.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm
pháp luật thuế.
III. Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.

I. Mở đầu.
Thuế và nhà nước là hai phạm trù lịch sử luôn đi cùng nhau, chi phối và phụ
thuộc nhau. Vì vậy, thuế vừa được hiểu là công cụ kinh tế hỗ trợ cho sự tồn tại

2
quốc gia. Hai bộ phận này cấu thành nên một chỉnh thể thống nhất và có mối
quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau.
Trong quan hệ quốc tế hiện đại, sự phát triển của các quy phạm pháp luật
trong đó có các điều ước quốc tế về thuế phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quyền
lợi chung mà các quốc gia hướng tới, trên cơ sở lợi ích từng quốc gia, dân tộc.
Thước đo lợi ích là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác phát triển giữa
các quốc gia, làm cho sự chi phối của quốc gia luôn mang tính quyết định
hướng phát triển, đồng thời tạo ra những bảo đảm cơ bản để luật quốc tế
được thực thi trong điều kiện mỗi quốc gia.
Tác động ngược trở lại của điều ước quốc tế về thuế: thúc đẩy sự phát triển
và hoàn thiện luật trong nước.
2.Vai trò của pháp luật thuế.
Mặc dù bất kì nhà nước có chủ quyền nào cũng được quyền đánh thuế
nhưng để nguồn thu từ thuế trở thành hiện thực, nhà nước phải sử dụng pháp
luật như là công cụ hữu hiệu và đặc thù nhất của mình để giải quyết các mục
tiêu định trước. Có thể chỉ ra hệ thống pháp luật thuế có vai trò cơ bản sau đây:
Thứ nhất, pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lí quan trọng và ổn định cho nguồn
thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước.
Pháp luật thuế bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thu thuế
của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể đủ điều kiện. Điều này có
nghĩa nguồn thu từ thuế chỉ có thể có được khi các bên thực hiện đúng quy định
pháp luật thuế. Vấn đề đặt ra, pháp luật thuế có vai trò đến đâu và cần phải tồn
tại ở mức độ thế nào để đáp ứng về nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trước hết, cần khẳng định nguồn thu từ thuế có vị trí quyết định đến cơ cấu
nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và
phát triển của thuế qua các thời kì, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế
chiếm phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990
trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách
nhà nước. Các luật thuế được ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu

4
tiếp vào hoạt động, vào quyết định đầu tư của các chủ thể nhằm đạt tới mục
tiêu nhất định của nhà nước. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nước có
thể thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế mà không cần can thiệp hành
chính. Để thực hiện cơ cấu đầu tư định trước, pháp luật thuế có những quy
định cụ thể khác nhau giữa nghĩa vụ thuế của đối tượng ưu tiên và đối tượng
bị hạn chế. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội tìm kiếm thu nhập của
đối tượng đầu tư, qua đó có thể làm thay đổi luồng chu chuyển vốn từ khu vực
đầu tư này sang khu vực đầu tư khác. Pháp luật thuế các quốc gia, trong đó có
Việt Nam đều phản ánh rõ vai trò nêu trên. Chẳng hạn, việc quy định đánh thuế
hay không đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối với từng ngành nghề, các
mặt hàng hay các loại thu nhập đều có thể tác động đến các ngành, nghề, qua
đó đảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề trong nền kinh tế.
Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướng chi tiêu xã hội, điều
chỉnh thu nhập trong những trường hợp cần thiết. Việc tiêu dùng xã hội, ở mỗi
quốc gia có những định hướng khác nhau tuỳ theo điều kiện thực tế. Pháp luật
thuế Việt Nam ghi nhận rõ sự hạn chế chi tiêu của các đối tượng đối với hàng
hoá, dịch vụ chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại; trong khi đó lại
khuyến khích tạo cơ hội tối đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những
hàng hoá, dịch vụ thiết yếu của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, bên cạnh những vai trò chung đối với nền kinh tế xã hội, pháp luật
thuế còn được nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chính sách xã hội.
Thứ ba, nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế, các cơ quan quản lí thuế cùng
với đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định gắn
với chế độ chứng từ hoá đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình
thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức… Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định
những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lí nền kinh
tế; trên cơ sở đó có hệ thống pháp luật được ban hành, sửa đổi bổ sung phù

quan hệ lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế và đơn giản hoá thủ tục
thuế…
Thứ hai, pháp luật thuế đã thể chế hoá các quan điểm, chính sách về thuế kịp
thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong từng thời kì. Pháp luật thuế hiện
hành đã thể hiện rõ vai trò thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Nhìn chung, về phương diện lí luận, hệ thống thuế của Việt Nam có cơ cấu
tương đối hợp lí, đảm bảo bao quát hết nguồn thu, với ba nhóm thuế: thuế
đánh vào tiêu dùng, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản. Nhờ đó, tỷ
trọng các khoản thu từ thuế trong tổng thu ngân sách nhà nước ngày càng
tăng. Bên cạnh đó, pháp luật thuế cũng đã được ban hành mới, sửa đổi bổ sung
kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng giai đoạn phát triển của
đất nước.
Thứ ba, pháp luật thuế về căn bản được xây dựng đồng bộ với các mảng pháp
luật khác trong hệ thống pháp luật về kinh tế. Trước hết, pháp luật thuế là một
bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật kinh tế. Việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế không thể tuỳ tiện mà phải kết hợp hài hoà
với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thương mại, đầu tư và đất đai…Về
phương diện này, pháp luật thuế hiện hành đã căn bản đồng bộ với luật đầu tư,
luật doanh nghiệp, luật đất đai và các luật có liên quan khác. Pháp luật thuế
hiện hành mang tính ổn định và góp phần tạo môi trường kinh doanh thông
thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư và làm các nhà đầu tư nước
ngoài an tâm về môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Thứ tư, pháp luật thuế đã từng bước phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Hội nhập quốc tế đề ra yêu cầu sửa đổi hệ thống pháp luật nói chung
và hệ thống pháp luật thuế nói riêng. Trong những năm qua hệ thống pháp luật
thuế của Việt Nam trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương về
thương mại và về khu vực mậu dịch tự do. Điển hình là những sửa đổi, bổ sung
trong luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo các cam kết của Việt Nam
trong khu vực mậu dịch tự do AFTA ; sửa đổi bổ sung luật thuế tiêu thụ thụ đặc
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status