Tiến trình phát triển của cách mạng miền nam Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Tiểu luận Tiến trình phát triển của cách mạng miền nam Việt Nam



Tiến trình Việt Nam hoá chiến tranh đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Mậu Thân được trang bị theo kiểu Mỹ đã tỏ ra tự tin hơn và đã làm chủ trên chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải phóng trong thời kỳ này chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể họ yên lặng mà không làm gì có thể trì hoãn việc rút quân của Mỹ.
Sự yên tĩnh trên chiến trường miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh trên chiến trường, phía Việt Nam Cộng hòa đổ công tiến hành bình định nông thôn. Từ đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của những người cộng sản ở địa bàn nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với viện trợ kinh tế lớn của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của CIA, Chiến dịch Phượng hoàng đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các nỗ lực của Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được CIA huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là cộng sản hay thân cộng sản, tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Các phần tử cộng sản hay thân cộng sản nếu không tiện bắt thì ám sát. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh, tình hình nông thôn trở nên được đảm bảo an toàn hơn rõ rệt cho phía chính phủ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hỉ dồn sức bảo vệ các mục tiêu thật quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn, các điểm giao thông quan trọng và các nơi máy bay địch hay qua lại nhiều. Những nơi còn lại được phân cho các lực lượng dân quân tự vệ trang bị pháo và súng máy phòng không đảm trách. Đến năm 1965, lực lượng phòng không của miền Bắc có trang bị khá hiện đại do Liên Xô cung cấp, gồm nhiều trung đoàn pháo phòng không các tầm cỡ điều khiển bằng radar. Hệ thống radar cảnh giới và dẫn đường cho không quân. Hệ thống tên lửa phòng không và không quân tiêm kích. Các lực lượng phòng không không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hoá được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân Hoa Kỳ.
Các chiến dịch tìm-diệt
Ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Quân Giải phóng miền Nam bị đẩy lui vào thế thủ, bị không quân và kỵ binh bay của Mỹ truy đuổi. Các đơn vị lớn phải rời bỏ vùng đồng bằng trống trải để lui về miền núi và nơi có rừng. Ở đồng bằng họ chỉ để lại các đơn vị nhỏ và phát động chiến tranh nhân dân đánh du kích.
Tháng 11 năm 1965 đã xảy ra một trận đánh rất ác liệt tại vùng thung lũng sông Ia Drang, gần biên giới Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum. Một trung đoàn chính quy Quân Qiải phóng miền Nam và một lữ đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh bay của Mỹ đã dàn quân đánh nhau để thử sức. Thực chất đây là hai trận đánh liên tiếp, trận Xray và trận Albany, diễn ra trong bốn ngày đêm. Mỗi bên thắng một trận, hai bên đều bị thương vong nặng, và tuy cùng tuyên bố thắng lợi, đều biết được thực lực đối phương là đáng gờm. Sau trận này phía cộng sản nhận thức được ưu thế áp đảo quân sự của quân Mỹ. Phía Mỹ có hoả lực cực mạnh và tổ chức chiến đấu hoàn hảo. Đặc biệt có yểm trợ không quân rất hiệu quả mà vũ khí khủng khiếp nhất của họ là máy bay B52, bm napal và trực thăng vũ trang, nên từ đó Quân Qiải phóng miền Nam bỏ tham vọng đánh tiêu diệt các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn; họ tránh đánh những trận dàn quân xung phong mà chỉ áp dụng chiến thuật đánh tập kích. Quân của họ luôn bám sát những toán quân Mỹ nhưng không giao chiến, chỉ khi đối phương dựng trại nghỉ ngơi hay sơ hở thì họ tập kích hay phục kích, đánh xong nhanh chóng rời chiến trường. Một khi xung phong thì luôn áp sát đánh gần để không cho đối phương sử dụng pháo binh và không quân. Dù rất hiện đại nhưng quân đội Mỹ không quen chiến đấu trong địa hình rừng núi quen thuộc của đối phương, nơi mà vũ khí của họ không phát huy hết tác dụng. Quân Mỹ "tìm-diệt" nhưng chẳng thấy địch đâu tuy bất cứ lúc nào họ cũng có thể xuất hiện.
Trong hai năm 1966 và 1967 chiến sự giữa hai bên diễn ra chủ yếu tại miền Đông Nam Bộ, nơi có các căn cứ và kho tàng lớn của lực lượng cộng sản. Bộ chỉ huy chiến trường của Mỹ đã tung ra ba chiến dịch lớn để đánh vào các căn cứ này, đó là các chiến dịch:
Chiến dịch Cedar Falls – đánh vào khu Tam giác sắt Củ Chi, nơi có hệ thống địa đạo mà lực lượng cộng sản dùng làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn;
Chiến dịch Attleboro – đánh vào chiến khu Dương Minh Châu; và
Chiến dịch Junction City – đánh vào chiến khu C của Quân Qiải phóng miền Nam.
Đặc biệt là chiến dịch Junction City, khi Mỹ định đánh một trận lớn để diệt gọn cơ cấu lãnh đạo chiến tranh của lực lượng cộng sản miền Nam tại vùng rừng Tây Ninh. Bao vây và đánh vào khu căn cứ đầu não của Trung ương cục Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Quân Giải phóng. Các cuộc tiến công tuy đã huy động rất lớn các lực lượng của Mỹ nhưng không đem lại kết quả: các cơ cấu lãnh đạo, kho tàng, căn cứ của lực lượng cộng sản vẫn an toàn, quân Mỹ bị tiến công liên tục, trong thế trận đối phương đã bày sẵn, trong địa bàn quen thuộc của đối phương và phải bỏ dở các cuộc hành quân. Đến cuối năm 1967, tuy đẩy lui chủ lực Quân giải phóng tại vùng đồng bằng, nhưng quân Mỹ vẫn không bình định được lực lượng này trong vùng rừng núi miền Nam Việt Nam.
Để xoay chuyển tình thế tạo đột phá cho cuộc chiến tranh, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Sự kiện Tết Mậu Thân
Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 lực lượng cộng sản tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và gây nhiều bàn cãi nhất về Chiến tranh Việt Nam, sự kiện có một vai trò to lớn trong cuộc chiến tranh này.
Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh[83] không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn ("Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" – Lê Duẩn) nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. Trong thực tế, vào tháng 1-1968, tình báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của lực lượng cộng sản. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. Westmoreland, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Quảng Bình, Quảng Trị và Khe Sanh. Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này.
Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các đô thị miền Nam. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớncho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới. Việc lực lượng cộng sản tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết Nguyên đán.
Bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi người khi mà đồng loạt tại tất cả các đô thị cùng diễn ra các trận đánh quyết...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status