Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.1.1.1. Lịch sử hình thành 2
1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thuốc lá Thanh Hóa 5
1.1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 7
1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 11
1.1.2.1. Sản lượng 11
1.1.2.2. Sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm 13
1.1.2.3. Tình hình tài chính 14
1.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hoá 15
1.2.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển 15
1.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư: 16
1.2.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư 17
1.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty theo lĩnh vực đầu tư 21
1.2.2.1. Đầu tư vào tài sản cố định 21
1.2.2.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu 25
1.2.2.3. Đầu tư nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức 29
1.2.2.4. Đầu tư hoạt động marketing 33
1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển 35
1.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển 35
1.3.1.1.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định 35
1.3.1.2.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực 36
1.3.1.3. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu 37
1.3.1.4. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển marketing 37
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển. 38
1.3.2.1. Nhóm phản ánh hiệu quả tài chính 38
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 40
1.3.3. Hạn chế 41
1.3.2.1. Nguyên liệu chế biến có chất lượng, sản lượng không đều 41
1.3.2.2. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chưa sát với yêu cầu thực tế, số cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi còn ít 42
1.3.2.3. Công nghệ, máy móc thiết bị được đầu tư còn tương đối lạc hậu 42
1.3.2.4. Công tác huy động vốn, sử dụng vốn đạt hiệu quả chưa cao 43
Chương 2. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa 44
2.1. Định hướng 44
2.1.1. Định hướng chiến lược 44
2.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 45
2.1.2.1. .Kế hoạch sản lượng và doanh thu 45
2.1.2.2. Kế hoạch lợi nhuận 45
2.1.2.3. Kế hoạch nộp ngân sách 45
2.1.3. Định hướng đầu tư 46
2.2. Giải pháp 47
2.2.1. Giải pháp về vốn 47
2.2.1.1. Huy động vốn 47
2.2.1.2. Quản lý sử dung vốn 48
2.2.2. Giải pháp về công nghệ, thiết bị máy móc, nhà xưởng 49
2.2.3. Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá 51
2.2.4. Giải pháp về nhân lực 52
2.2.4.1: Hoàn thiên quy chế lương, thưởng 52
2.2.4.2. Công tác tuyển dụng 53
2.2.4.3: Công tác đào tạo 53
2.2.4.4: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện; xây dựng văn hoá doanh nghiệp 54
2.2.4.5: Điều kiện làm việc và thiết bị an toàn 54
2.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu nguyên liệu 55
2.2.5.1: Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá 55
2.2.5.2: Giải pháp về đầu tư và thu mua nguyên liệu 56
2.2.5.3: Giải pháp đầu tư về khoa học kỹ thuật 56
2.2.5.4: Giải pháp về nguồn vốn 58
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

điếu… Dây chuyền chế biến lá sợi công, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây là dây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại. Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế. So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Công ty về thiết bị so với một số Công ty khác. Các thiết bị cuốn điếu có 2 máy đóng bao cứng, 1 máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại.
- Năm 2007 lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tương đối lớn 2.703,76 triệu đồng tăng 241,81% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2007 công ty đầu tư hệ thống nồi hơi đốt than trị giá 1,5 tỷ đồng. Năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định giảm so với năm 2007 là 1.111,55 triệu đồng.
- Đầu tư vào nhà xưởng vật kiến trúc: gồm xây mới và cải tạo nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất như: cải tạo nhà ăn, xây mới nhà để xe, hệ thống làm mát mái tôn, cải tạo nhà làm việc…
Lượng vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng giảm không đều cụ thể năm 2007 vốn đầu tư cho nhà xưởng là 4.867,01 triệu đồng tăng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do năm này công ty cải tạo và xây mới nhà xưởng sản xuất chính, nhà nồi hơi, hệ thống đường điện nguồn khu vực sản xuất. Năm 2008 vốn dùng cho đầu tư vào nhà xưởng chỉ còn 712,42 triệu đồng. Hoạt động đầu tư chủ yếu trong năm nay chỉ là tu sửa nhà xưởng cho phù hợp vơi công nghệ mới.
- Đầu tư vào phương tiện vận tải: chủ yếu là mua thêm xe tải dùng trong việc chở nguyên vật liệu, chở sản phẩm đi đến nơi tiêu thụ.
Giai đoạn 2006 – 2008 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải có xu hướng tăng cao nhất năm 2007 với mức vốn là 1285,77 triệu đồng. Năm 2006 vốn đầu tư vào phương tiện vận tải thấp nhất, chỉ bằng một nửa so với năm 2007,2008
- Đầu tư vào thiết bị công cụ quản lý như mua thêm máy photocopy, máy điều hoa, máy tính, máy in…
Trong đó vốn dành cho mua máy tính và máy điều hòa chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư dành cho thiết bị, công cụ quản lý. Năm 2004 công ty mua thêm thiết bị đo chu vi và độ giảm áp với giá trên 1 tỷ làm cho vốn phải chi cho thiết bị công cụ quản lý trong năm này tăng khá cao so với các năm như 2006, 2007, 2008. Vốn đầu tư vào thiết bị công cụ quản lý có xu hướng tăng lên nhưng không đều cụ thể năm 2007 và năm 2008 đều tăng lên so với năm 2006, năm 2007 tăng 64,028 triệu đồng, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 36,288 triệu đồng. Nhưng năm 2008 lại có xu hướng giảm so với năm 2007.
Để có thể hiểu rõ hơn lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nào nhiều nhất ta có thể xem bảng sau:
Bảng 1.9. Cơ cấu VĐT vào TSCĐ theo1 số lĩnh vực giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính: %
Nội dung
Năm 2006
Năm2007
Năm 2008
-∑VĐT vào TSCĐ
100%
100%
100%
Trong đó:
-ĐT nhà xưởng, vật kiến trúc
22%
53%
17%
-ĐT máy móc thiết bị
40%
30%
38%
-ĐT phương tiện vận tải
26%
14%
28%
-ĐT thiết bị công cụ quản lý
12%
3%
6%
( Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực không đều nhau. Năm 2006 tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực khá đều nhau trong đó VĐT vào máy móc thiết bị lớn nhất chiếm 40% ∑VĐT vào TSCĐ, VĐT vào nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị công cụ quản lý có tỷ trọng chênh lệch nhau không lớn. VĐT phân bổ tương đối đều.
Năm 2007 có sự chênh lệch khá lớn tỷ trọng VĐT theo lĩnh vực. VĐT vào nhà cửa chiếm 53% tương đối lớn trong khi đó VĐT vào thiết bị công cụ quản lý chỉ chiếm 3% trong ∑VĐT vào TSCĐ và giảm so với năm 2006. VĐT vào máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 30% và tỷ trọng VĐT vào lĩnh vực này tương đối ổn định trong 3 năm.
Năm 2008 tỷ trọng VĐT cho các lĩnh vưc tương đối đều trong đó tỷ trọng đầu tư cho máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%.
1.2.2.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu
Nguyên liệu có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển ngành Thuốc lá, đóng vai trò quyết định trong sản xuất thuốc lá điếu. Trong những năm qua, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong phát triển vùng nguyên liệu. Đến nay, vùng nguyên liệu đã được hình thành khá tập trung và tương đối ổn định, năng suất, chất lượng nguyên liệu được cải thiện rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, phục vụ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người nông dân tại địa phương.
Đầu tư vùng nguyên liệu: Công ty thực hiện đầu tư trực tiếp với nông dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng vùng nguyên liệu: cung cấp giống, ứng trước vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, hái sấy và bảo quản, thu mua toàn bộ sản phẩm thuốc lá và xây dựng được một số vùng nguyên liệu có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc điếu và xuất khẩu. Quá trình đầu tư được thực hiện đồng bộ từ cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân đến việc xây dựng các trạm thu mua và sơ chế thuốc lá. Vào vụ trồng, công ty cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, theo dõi các khu vực trồng thuốc lá của nông dân, đảm bảo theo đúng quy trình canh tác với định mức 1 cán bộ kỹ thuật/ 20-25 ha thuốc lá. Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những kỹ thuật tiên tiến để chuyển giao kịp thời đến người nông dân. Hàng năm, tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật từ gieo ươm, trồng trọt, chăm sóc đến hái sấy và phân cấp sản phẩm cho các hộ gia đình trồng thuốc lá, tổ chức cho nông dân đi tham quan những vùng trồng nguyên liệu tốt... Đối với vùng trồng thuốc lá, công ty đã đầu tư xây dựng trạm nguyên liệu thuốc lá, xây dựng lò sấy tập trung và hỗ trợ cho nông dân xây dựng, lò sấy hộ gia đình quy mô nhỏ, hỗ trợ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống… Vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu chủ yếu từ các nguồn sau:
Vốn Ngân sách tập trung cho nghiên cứu đầu tư giống có năng suất và chất lượng cao, cho công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa phục vụ cho vùng trồng cây thuốc lá.
Vốn từ Quỹ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá (được trích không quá 5% giá thành nguyên liệu) phục vụ cho trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá.
Tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác thông qua các mô hình hợp tác xã, liên doanh, liên kết
Bảng 1.10. VĐT phát triển vùng nguyên liệu
Năm
ĐVT
2006
2007
2008
VĐT vùng nguyên liệu
Tr.đ
232,81
358,95
193,73
Tốc độ tăng định gốc
%
-
54,18%
-16,78%
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
54,18%
-46,03%
Tỷ trọng so ∑ VĐT
%
8,4%
3,45%
3,88%
( Nguồn: Phòng kế hoạch)
Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn VĐT vùng nguyên liệu cao nhất tăng 54,18% do năm 2007 công ty đã đầu tư xây dựng khá nhiều trạm nguyên liệu thuốc lá, xây dựng lò sấy tập trung và hỗ trợ cho nông dân xây dựng, lò sấy hộ gia đình quy mô nhỏ, hỗ trợ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, trường học ở các vùng khó khăn của Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy…Năm 2008 VĐT vùng nguyên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status