Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội



 MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng 4
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng 4
1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 10
1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại 11
1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 13
1.2.1 Khái niệm 13
1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 14
1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại 16
1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại 33
1.3.1. Nhân tố khách quan 33
1.3.2. Nhân tố chủ quan 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 37
2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 37
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 38
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 38
2.2.2.2.Chức năng các phòng ban 40
2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội những năm gần đây 43
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn 43
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng 46
2.2.3.3. Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu 48
2.2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ 49
2.2.3.5. Công tác kế toán 50
2.2.3.6. Công tác ngân quỹ 51
2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng 51
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 53
2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng 53
2.2.2. Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 56
2.2.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 60
2.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 62
2.2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu 63
2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước 64
2.2.5.2. Bảo lãnh nước ngoài 71
2.2.5.3. Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế 72
2.2.5.4. Phí bảo lãnh 75
2.2.5.5. Tài sản bảo đảm bảo lãnh 77
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 78
2.3.1. Thành công 78
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 85
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 96
3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới 96
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98
3.2.1. Về phía Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 98
3.2.2. Một số kiến nghị 107
3.2.2.1. Đối với Chính phủ 107
3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 109
3.2.2.3. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 110
3.2.2.4. Đối với khách hàng 111
KẾT LUẬN 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

so với năm 2007. Lợi nhuận kinh doanh đạt 102 tỷ đồng.
2.2.3.5. Công tác kế toán
Công tác kế toán của ngân hàng luôn đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng thông qua việc áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn qua ngân hàng. Công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT ONLINE đã đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể:
- Doanh số thanh toán bù trừ đạt 9.325 tỷ đồng năm 2006, tăng 11% so với năm 2005; đạt 10.973 tỷ đồng năm 2007, tăng 57% so với năm 2006 và đạt trên 11 tỷ đồng năm 2008.
- Doanh số thanh toán IBPS đạt 33.008 tỷ đồng năm 2006, tăng 53% so với năm 2005; đạt 82.540 tỷ đồng năm 2007, tăng 106% so với năm 2006; và ước đạt 95 tỷ đồng năm 2008.
- Doanh số thanh toán IBT online : năm 2006 đạt 34.293, tăng 60% so với năm 2005; đạt 83.683 tỷ đồng năm 2007, tăng 144% so với năm 2006 và ước đạt 91 tỷ đồng vào năm 2008.
2.2.3.6. Công tác ngân quỹ
Năm 2006, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt tăng nhiều, lượng tiền ngoại tệ cũng như tiền Việt Nam đồng qua quỹ Ngân hàng tăng mạnh. Năm 2006, tổng thu chi VND đạt 32.694 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2005, thu chi ngoại tệ quy USD đạt 859 triệu USD, tăng 2% so với năm 2005.
Năm 2007, tổng thu chi VND tăng 33% so với kế hoạch đặt ra, đạt 28.450 tỷ đồng.
Với ý thức trách nhiệm cao trong công việc, công tác Ngân quỹ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn đảm bảo an toàn, đúng quy trình thu tiền mặt, ngoại tệ và ngân phiếu thanh toán theo quy định hiện hành, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hoà tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc cũng như sự nỗ lực của từng giao dịch viên nên mặc dù luôn có sự thay đổi về mặt nhân sự, các nghiệp vụ đa dạng, khối lượng công việc nhiều vẫn luôn đảm bảo chi đủ, đúng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách, thu được nhiều tiền giả mà vẫn đảm bảo giải phóng khách hàng nhanh chóng cùng thái độ phục vụ nhiệt tình.
2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng
Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc. Với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút đông đủ khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương. Công tác dịch vụ Ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
- Số lượng tài khoản cá nhân mở mới tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội liên tục tăng, góp phần thúc đẩy thanh toán bằng các cách như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, chuyển tiền, trả lương tự động, . . . đã tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh toán cho khách hàng, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, góp phần mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tính đến cuối năm 2008:
- Số lượng tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh đạt 22.284 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh là 92.249 tài khoản, tăng 33% so với năm 2007 và tăng 27% so với năm 2006.
- Chuyển tiền trong nước đạt 291 tỷ đồng, đạt 90% so với năm 2007 và đạt 104% so với năm 2006.
- Chuyển tiền đi nước ngoài đạt 2.7 triệu USD, tăng 108% so với năm 2007 và tăng 110% so với năm 2006.
- Chi trả kiều hối đạt 72 triệu USD, tăng 16,5% so với năm 2007 và tăng 10.8% so với năm 2006.
- Dịch vụ chi trả tiền Money Gram đạt 636.945 USD, tăng 112% so với năm 2007.
- Doanh số bán ngoại tệ cho chi nhánh từ 4 địa bàn thu đổi ngoại tệ đạt 2.2 triệu USD, bằng 34% so với năm 2007 ( do giảm số lượng địa bàn từ 6 xuống 4 địa bàn).
Là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát hành và thanh toán các loại thẻ, hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như: Visa, MasterCard, Dinner Club, Amex, JCB, VCB Connect 24, . . . Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, internet, phí bảo hiểm,…
Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành ngày càng tăng.
- Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2008 của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đạt 35.139 thẻ, tăng 44% so với năm 2005, tăng 76.7% so với năm 2004 và vượt 32% kế hoạch năm 2006, nâng tổng số thẻ của chi nhánh lên 93.556 thẻ .
- Số lượng phát hành thẻ tín dụng mới đạt 2.720 thẻ, tăng 155% so với năm 2005, tăng 75% so với năm 2004 và vượt 127% kế hoạch năm 2006, nâng tổng số thẻ tín dụng của chi nhánh đạt 5.970 thẻ .
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng
Thời gian đầu khi mới triển khai, việc thực thi nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội dựa trên một số văn bản pháp lý sau:
- Quyết định số 23 QĐ - NH14 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam, ban hành kèm theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
- Quyết định số 196/QĐ - NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam, ban hành kèm theo Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng.
- Quyết định số 262/QĐ - NH14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ – NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc NHNN.
- Quyết định số 263/QĐ - NH14 ngày 19/09/1995 của Thống đốc NHNN về việc sửa một số điều của Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-NH4 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN.
Và đến năm 2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 283/2000/QĐ - NHNN14, ban hành kèm theo Quy chế về bảo lãnh ngân hàng. Quyết định cùng với quy chế bảo lãnh này ra đời đã thay thế cho tất cả các quyết định kể trên.
Quyết định số 26/2006/QĐ - NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kèm theo Quy chế bảo lãnh ngân hàng ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong việc thực thi nghiệp vụ bảo lãnh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Quyết định này thay thế Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng; Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/04/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status