Một số vấn đề về xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Pdf 27

Một số vấn đề về xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trước tình trạng việc vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng còn diễn biến phức tạp, pháp
luật về bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta còn nhiều bất cập cả về phương diện quy định và
công tác tổ chức thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) đã
chính thức được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XII.
Đến nay, Bộ Công thương, cơ quan chủ trì soạn thảo đạo luật này đã thực hiện những công
việc khởi động bước đầu, trong đó có việc đánh giá thực trạng công tác bảo vệ người tiêu
dùng, thực trạng pháp luật BVQLNTD và xây dựng đề cương Dự thảo Luật BVQLNTD.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực
tiễn về việc nên hay không nên xây dựng đạo luật này và nếu xây dựng thì phạm vi điều
chỉnh ra sao. Bài viết này góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đó.

1. Bắt đầu từ vấn đề của người tiêu dùng
Trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, có khá nhiều luật, pháp lệnh có nội dung
quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về bảo vệ người tiêu dùng, như: Pháp lệnh BVQLNTD
năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007, Pháp
lệnh Vệ sinh, an toàn thực phẩm năm 2003, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Pháp lệnh Giá
năm 2002... Như vậy, Luật BVQLNTD khi được ban hành (thay cho Pháp lệnh
BVQLNTD) sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì và những nhiệm vụ đó hiện nay đã được đáp
ứng như thế nào bởi các luật, pháp lệnh hiện tại.
Chúng ta đều biết rằng, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có nhiệm vụ cung cấp các giải
pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng thường mắc phải trong thực tiễn
mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của mình. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và
quốc tế cho thấy, trong quan hệ mua sắm hoặc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu
dùng thường gặp bốn vấn đề (hay bốn yếu thế) cơ bản sau:
- Yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch vụ trong
quan hệ mua bán, trao đổi (vấn đề thông tin không cân xứng). Người tiêu dùng, do không
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng như do những hạn chế
trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường không hiểu được đầy đủ tính năng,
công dụng, chất lượng, các rủi ro liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như các

Tuy nhiên, theo chúng tôi, quan điểm trên có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu
thực tiễn bảo vệ người tiêu dùng đang đặt ra cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quan điểm này chưa nhận thấy rõ những bất cập của BLDS và Luật Thương mại hiện hành
trong việc giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng.
Chúng ta đều biết rằng, BLDS được sinh ra để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể
độc lập, bình đẳng nhau về địa vị pháp lý (không có mối quan hệ lệ thuộc nhau về tài sản
hoặc tổ chức) nên việc bảo đảm nguyên tắc tự do hợp đồng là yêu cầu hàng đầu của Bộ
luật này. Luật Thương mại cũng tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập,
bình đẳng nhau về địa vị pháp lý, nhưng các chủ thể này đều mang tính chuyên nghiệp
trong các hoạt động liên quan tới quan hệ được điều chỉnh.
Do nhấn mạnh tới sự bình đẳng của các chủ thể tham gia quan hệ, BLDS và Luật
Thương mại không có đủ điều kiện để tính đến các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa
một bên có tính chuyên nghiệp với một bên có tính nghiệp dư trong các quan hệ giao dịch,
mua bán. Quan hệ giữa các thương nhân với người tiêu dùng tuy có sự bình đẳng nhất định
vì hai chủ thể này là hai chủ thể không lệ thuộc nhau về mặt tài sản hoặc tổ chức; nhưng do
đây là mối quan hệ giữa một bên có tính chuyên nghiệp (thương nhân) với một bên mang
nặng tính nghiệp dư (người tiêu dùng) trong các giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ nên
mức độ bình đẳng về mặt thực tế của các chủ thể này có nhiều vấn đề. Khi đó, BLDS và
Luật Thương mại, với việc nhấn mạnh nguyên tắc tự do hợp đồng sẽ trở nên không phù
hợp để điều chỉnh quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng trong một số trường hợp
nhất định.
Chính vì vậy, nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa thương nhân và người
tiêu dùng, ngăn ngừa khả năng thương nhân lợi dụng các ưu thế của mình để xâm hại
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh quan
hệ hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng là rất cần thiết. Pháp luật về
BVQLNTD của nhiều nước hoặc Luật Hợp đồng tiêu dùng ở một số nước<!--[if !
supportFootnotes]--> [1] <!--[endif]--> có sứ mệnh này. Theo chúng tôi, Luật BVQLNTD ở
Việt Nam cũng nên có các quy tắc điều chỉnh quan hệ hợp đồng với các nội dung quy định
khác với các quy tắc tương ứng trong BLDS trong những trường hợp cần thiết nhằm nâng
cao mức độ bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với thương nhân.

5. Một số nội dung về quan hệ hợp đồng cần được điều chỉnh trong Luật BVQLNTD
Ngôn ngữ của hợp đồng tiêu dùng: để giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về nội dung của
giao dịch giữa họ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa khả năng tổ chức,
cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng ưu thế về kỹ năng giao dịch của mình gây hại cho
người tiêu dùng, Luật BVQLNTD nên quy định về ngôn ngữ trong các hợp đồng tiêu dùng
có sử dụng văn bản. Chẳng hạn, Luật cần quy định rằng, trong trường hợp điều khoản hợp
đồng được trình bày bằng văn bản thì ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này phải là
ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu đối với người tiêu dùng thông thường. Trường hợp có nhiều
cách hiểu khác nhau về điều khoản trong hợp đồng thì cách hiểu có lợi nhất cho người tiêu
dùng sẽ là cách hiểu chính thức<!--[if !supportFootnotes]--> [2] <!--[endif]-->. Quy định
này tương tự như quy định trong Khoản 8, Điều 409 của BLDS<!--[if !supportFootnotes]--
> [3] <!--[endif]--> nhưng nó chi tiết, rõ ràng hơn và đặc biệt là khẳng định dứt khoát rằng,
người tiêu dùng chính là bên yếu thế.
Quy định đánh giá điều khoản bất công trong các hợp đồng tiêu dùng: với mục tiêu bảo
đảm tính công bằng trong quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng, pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng của nhiều quốc gia như: các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu, Canada,
Nhật Bản, Hoa Kỳ… cấm thương nhân đưa các điều khoản không công bằng vào trong
hợp đồng của mình với người tiêu dùng. Pháp luật của các quốc gia này thường nêu khá
chi tiết và cụ thể các dạng quy định được coi là bất công với người tiêu dùng để người tiêu
dùng dễ dàng nhận biết, đánh giá và yêu cầu thương nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền
xem xét lại. Một điều khoản sẽ được coi là bất công nếu điều khoản đó nằm trong các hợp
đồng mẫu do thương nhân sử dụng, không được đưa ra thương lượng trực tiếp với người
tiêu dùng và tạo sự bất cân xứng giữa quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo hướng
bất lợi cho người tiêu dùng<!--[if !supportFootnotes]--> [4] <!--[endif]-->. Một điều khoản
bị người tiêu dùng khiếu nại hoặc khởi kiện về tính bất công thì nghĩa vụ chứng minh sự
công bằng của điều khoản ấy sẽ thuộc về thương nhân<!--[if !supportFootnotes]--> [5] <!--
[endif]-->. Những nội dung kể trên rất nên được quy định trong Luật BVQLNTD của Việt
Nam.
Ngoài ra, để người tiêu dùng dễ phát hiện, nhận biết các điều khoản có dấu hiệu bất
công, Luật BVQLNTD nên nêu chi tiết những trường hợp điển hình mà điều khoản trong

BLDS) coi các hợp đồng bán hàng trực tiếp này cũng giống như mọi loại hợp đồng bán
hàng, bán tài sản khác. Điều đó có nghĩa, nếu người tiêu dùng đã đồng ý mua hàng, trả tiền
thì nói chung không còn được tự ý chấm dứt hợp đồng, trả lại hàng, đòi lại tiền. Xét từ góc
độ bảo đảm quyền được thông tin và quyền lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng, quy
định như trên của pháp luật Việt Nam chưa thực sự bảo đảm tốt các quyền năng của người
tiêu dùng. Lý do là, phương thức bán hàng trực tiếp đã khiến cho người tiêu dùng rơi vào
thế "bị tấn công", thế bị động, không có đủ thời gian, sự tỉnh táo cần thiết để kiểm chứng
thông tin, tìm hiểu thêm về sản phẩm được tiếp thị và dễ đưa ra các quyết định vội vàng.
Giải quyết tình huống đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhiều quốc
gia, như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nhật Bản v.v.. thường đưa ra quy định cho phép người


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status