Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lí ngân sách nhà nươớc ở iệt nam trong điều k - Pdf 28

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu “quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng Ngân
sách Nhà nước (NSNN) lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả tiền của của Nhà nước tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; đảm bảo quốc
phòng, an ninh, đối ngoại”, luật Ngân sách Nhà nước - một đạo luật quan trọng
trong hệ thống tài chính - đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 20-3-1996; sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 06/1998/QH 10 ngày
20-5-1998, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý, điều hành
Ngân sách Nhà nước ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của
Ngân sách Nhà nước.
Sau bốn năm thực hiện luật Ngân sách Nhà nước, thực tiễn đã khẳng định
vai trò của luật trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Hoạt động Ngân
sách Nhà nước dần được quan tâm không chỉ từ phía các cơ quan quản lý Nhà
nước mà còn từ phía người dân và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng dựa
trên cơ sở phản hồi từ phía người dân và doanh nghiệp, luật đã bộc lộ nhiều bất
cập không chỉ giữa văn bản và thực tế áp dụng mà cả những bất cập trong công
tác chỉ đạo điều hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên
là việc quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi tiêu cho các cấp ngân sách
và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà
nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần xem xét lại.
Để góp phần tiếp tục hoàn chỉnh hơn nữa luật Ngân sách Nhà nước nói
chung và chế độ phân cấp quản lý ngân sách nói riêng, tác giả chọn đề tài:
“Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý Ngân sách
Nhà nước ở Việt nam trong điều kiện hiện nay”. Từ đó muốn thông qua thực
tiễn để làm sáng tỏ những cái được và chưa được của chế độ phân cấp quản lý cả
về phương diện pháp lý (các văn bản liên quan đến Ngân sách Nhà nước) và
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368

nước sử dụng để tạo lập quỹ tền tệ riêng có NSNN. Như vậy, NSNN là ngân
sách của Nhà nước, hay Nhà nước là chủ thể của ngân sách đó.
NSNN là khái niệm quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất kỳ người dân nào
cũng biết được, song lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN:
Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi
bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định.
Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu
kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nước trong một
năm.
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Có thể thấy rằng các quan điểm trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoài của
NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và NSNN.
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước. Tại
Việt nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật NSNN (20/3/1996):
NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.(Điều1- luật
NSNN).
Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu
(sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một
bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc
dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đó chính là bản chất kinh tế
của NSNN. Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh tế giữa Nhà
nước và các chủ thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác, NSNN phản ánh mối quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội,
thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, chuyển dịch
một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước
và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực

kinh tế.
* Cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải hao phí lao động cá biệt đến mức
thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất, nhờ đó mà thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao
động, nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá.
* Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa
khối lượng và cơ câú sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu xã hội, nhờ đó
có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và sản xuất về hàng ngàn, hàng
vạn loại sản phẩm khác nhau.
* Trong cơ chế thị trường tồn tại sự đa dạng của các thị trường. Bên cạnh
thị trường hàng hoá đã xuất hiện từ lâu là các thị trường về vốn, lao động…
5
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
phục vụ cho sản xuất kết hợp với hệ thống giá cả linh hoạt vận động theo quan
hệ cung cầu của hàng hoá, dịch vụ.
Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội dã chứng minh rằng cơ chế thị
trường là cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao. Song,
cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo mà chứa đựng trong
nó nhều trục trặc.
Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp lá tối đa hoá lợi nhuận. Ngành
nào, lĩnh vực nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp sẽ đổ
xô vào sản xuất mặt hàng, lĩnh vực đó. Từ đó dẫn đến sự phát triển mất cân đối
giữa các khu vực,các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân.
Hơn nữa, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp sẵn sàng lạm dụng tài nguyên,
gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội phải gánh chịu, do đó,
hiệu quả kinh tế, xã hội không được đảm bảo.
Có những mục tiêu xã hội mà dù cơ chế thị trường hoạt động tốt cũng
không thể đạt được. Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá
giàu, nghèo, tác động xấu đến đạo đức và tình người.
Với một loạt các khuyết tật trên, ngày nay, trên thực tế không tồn tại cơ

phép đưa ra và mức này thường là thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường,
khi đó tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thị trường. để duy trì hiệu lực của giá
trần thì Chính phủ lại tiếp tục can thiệp bằng cách cung phần thiếu của hàng hoá,
lượng hàng hoá này được lấy từ quỹ dự trữ của Nhà nước thuộc NSNN, tức là
trong khoản chi ngân sách phải có khoản dự phòng này. Trái lại khi Chính phủ
muốn bảo hộ cho người sản xuất, muốn hàng hoà của một ngành nào đó được
khuyến khích thì sẽ đặt giá sàn là mức giá thầp nhất mà người bán được phép
đưa ra và mức này thường lớn hơn giá cân bằng trên thị trường. Điều này sẽ dẫn
đến sự dư thừa hàng hoá trên thị trường và khi đó là sự can thiệp của Chính phủ
bằng cách mua hết lượng hàng thừa. Khoản tiền sử dụng để thanh toán cho
người bán cũng là từ NSNN.
Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giải
quyết các vấn đề xã hội: bất công, ô nhiễm môi trường…Chẳng hạn trước vấn
7
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
đề công bằng xã hội. Chống lại sự bất công là cần thiết cho một xã hội văn minh
và ổn định, Chính phủ thường sử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập để
thiết lập lai sự công bằng xã hội. Điều chỉnh thu nhập của các nhóm dân cư khác
nhau bằng cách trợ cấp thu nhập cho những người có thu nhập thấp hoặc hoàn
toàn không có thu nhập. Một cách khác, Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tác
động gián tiếp đến thu nhập bằng cách tạo khả năng tạo thu nhập cao hơn dựa
vào năng lực của bản thân. theo đánh giá thì đây là biện pháp tích cực nhất, đồng
thời làm tăng thu nhập quốc dân; nói cách khác, nó làm cho một số người dân
giàu lên mà không ai nghèo đi; hoặc qua chính sách thuế thu nhập, sử dụng mức
thuế suất cao đối với người có thu nhập cao và ngược lại.
Như vậy, vai trò của NSNN là rất lớn. Vấn đề đặt ra là việc tổ chức quy
mô, cơ cấu và quản lý NSNN như thế nào để phát huy được vai trò của nó.
II. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Luật NSNN ra đời là sự phản ánh pháp lý cơ chế quản lý NSNN ở nước
ta, thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI,

ương (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
đầu tư phát triển…). Nó còn là trung tâm điều hoà hoạt động ngân sách của địa
phương. Trên thực tế, ngân sách trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung
đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu có tính
chất huyết mạch của cả nước. ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán
của cấp này, mỗi bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán của ngân
sách trung ương.Ngân sách trung ương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
ngân sách cấp tỉnh).
Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách cấp huyện).
Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
* Ngân sách địa phương là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các
cấp chính quyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Ngoài ngân
9
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
sách xã chưa có đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn
vị dự toán của cấp ấy hợp thành.
+ Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo
thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính
quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền cấp tỉnh cần
chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác các thế mạnh trên địa bàn tỉnh
để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách cấp mình.
+ Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm
quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp
trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố tríđể phục vụ cho mục đích trực tiếp
của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào.
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, đảm bảo điều kiện
tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát
triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội,

nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu
sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và
thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa
phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích
chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo
của địa phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Có
một số khoản thu như: tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với doanh nghiệp,
tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế môn
bài,…giao cho địa phương quản lý sẽ hiệu quả hơn.
Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN
với cac hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy
đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân
phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý
NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc
11
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung
ương đến điah phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều
mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế
hoạch hoá NSNN được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính
quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò
là công cụ điều chỉnh vĩ mô của NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN còn
có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối
quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa
phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành NSNN đúng đắn và
hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lý NSNN.
2. Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý Ngân sách Nhà
nước

trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh
số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Chế độ phân cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu do
ngân sách địa phương thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi do ngân
sách địa phương chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng
trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa
phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là điều kiện để
xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý NSNN,
tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như trước đây.
Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách
phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất
sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ.
3. Nội dung của phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước
Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản
lý NSNN được quy định rõ trong chương II và III của luật NSNN bao gồm:
13
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điều hành
NSNN từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và
kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách.
Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều
hành NSNN trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình tự và
trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết
toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch NSNN.
Cụ thể:
Quốc hội quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn
bù đắp bội chi; phân tổ NSNN theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ
cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Quốc hội giao cho

khác có nghĩa vụ nộp ngân sách và xử dụng ngân sách; quản lý quỹ NSNN và
các quỹ khác của Nhà nước; lập quyết toán NSNN trình Chính phủ.
Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân,
trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho
việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách; phối hợp với bộ tài chính lập dự
toán và phương án phân bổ NSNN trong lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ tài
chính và các bộ ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các
công trình xây dựng cơ bản.
Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chímh trong việc
lập dự toán NSNN đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi NSNN;
tạm ứng cho NSNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN theo quyết định của
thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chính, UBND cấp
tỉnh để lập, phân bổ, quyết toán NSNN theo ngành, lĩnh vực phụ trách ; kiểm tra
theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; báo cáo
tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ
trách; phối hợp với bộ tài chính xây dung định mức tiêu chuẩn chi NSNN thuộc
ngành, lĩnh vực phụ trách.
15
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Hội đồng nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách
địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ
trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều
chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết; giám sát việc thực
hiện ngân sách đã quyết định. Riêng đối với HĐND cấp tỉnh, ngoài những
nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên còn được quyền quyết định thu, chi lệ phí, phụ
thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa
phương, dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng

trung ương, các tỏ chức kinh tế do địa phương quản lý thì sẽ ghi thu vào ngân
sách địa phương. Điều này đã dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo các cơ sở
kinh tế của trung ương và địa phương, tranh giành nguồn nguyên vật liệu, thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, nó không gắn trách nhiệm của các cấp
chính quyền địa phương trong việc quan tâm tới những tổ chức kinh tế do trung
ương quản lý ở địa phương. Do vậy, để khắc phục những nhược điểm trên, chế
độ phân cấp được điều chỉnh theo hướng thay đổi tỷ lệ ghi thu vào ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương nhưng do vẫn dựa trên cơ sở cũ nên nguồn
thu vẫn không được đảm bảo.
Hiện nay, theo luật NSNN sửa đổi, việc phân chia nội dung thu NSNN
không dựa vào tính chất sở hữu, tổ chức của cơ sở kinh tế mà theo cơ chế:
* Mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng 100%. Như vậy,
có thể giúp chính quyền địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách cấp mình
* Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân
sách.
Trước đây, tỷ lệ điều tiết này được xác định bởi công thức:
X= [(Q- T): K]*100
Trong đó: X :là tỷ lệ điều tiết các khoản thu.
T :là tổng số chi theo nhiệm vụ được giao.
Q :là tổng số thu cố định.
17
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
K :là thuế doanh thu và thuế nông nghiệp.
Công thức trên bị đánh giá là thiếu cơ sở khoa học, không chính xác về
mặt toán học và kinh tế dẫn đến bất công bằng giữa nhiều địa phương, số tỉnh có
tỷ lệ điều tiết tính ra vượt quá 100% là quá lớn nên ngân sách nhiều địa phương
bội thu, trong khi đó ngân sách TƯ bội chi.
Hiện nay, luật quy đinh:
* Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và
ngân sách từng tỉnh do Chính phủ quyết định và nó được áp dụng chung đối với

quyền địa phương do UBND tỉnh quy định.
Các khoản thu phân chia:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Tiền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế tài nguyên.
- Lệ phí trước bạ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng
bài lá, hành mã, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, karaôkê,
kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên và vé chơi gôn, trò chơi bằng các máy giắc pót,
kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe.
PHÂN ĐỊNH NGUỒN THU GIỮA NSTƯ VÀ NGÂN SÁCH TỈNH
NGÂNSÁCH TRUNG
ƯƠNG
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
19
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Các khoản
thu 100%
1.thuế GTGT hàng
nhập khẩu
2.thuế xuất, nhập khẩu
3.thuế tiêu thụ đặc biệt
(trừ một số mặt hàng,
dịch vụ)
4.thuế thu nhập doanh
nghiệp của đơn vị hạch
toán toàn nghành
5.thu từ dầu khí

tỷ lệ phần
trăm giữa
NSTƯ và
ngân sách
tỉnh.
1.thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ xố
kiến thiết)
2.thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành
và hoạt động xổ số kiến thiết)
3.thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
4.thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài
5.thu từ sử dụng vốn ngân sách của các DNNN.
Các khoản
thu phân
chia giữa
tỉnh,
huyện, xã
1.thuế chuyển quyền sử dụng đất
2.thuế nhà đất
3.thuế sử dụng đất nông nghiệp
4.thuế tài nguyên
5.thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuát trng nước thu vào vàng
mã, kinh doanh vũ trường, mát xa,…
tỷ lệ phân chia do UBND tỉnh quy định.
Về các khoản chi NSNN
Chi NSNN là số tiền mà Nhà nước chi từ quỹ ngân sách để thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của mình. Có nhiều cách để xác định cơ cấu chi NSNN.
Chẳng hạn, để thấy rõ hơn vai trò của NSNN đối với phát triển các ngành kinh
tế đất nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn thì cơ cấu chi NSNN được phân
theo ngành kinh tế quốc dân (ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao

mới đến chi đầu tư phát triển. Thứ tự ưu tiên này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối
vì nếu cứ ưu tiên chi thường xuyên dễ dẫn đến phá vỡ cơ cấu kinh tế, và nếu cứ
ưu tiên chi đầu tư phát triển dễ đẫn đến làm tăng thâm hụt NSNN.
22
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có hai khoản chi
trên, tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi của các
khoản chi. Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương là những khoản chi có
quy mô lớn, có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các khoản chi này
nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trình phúc lợi công cộng.
Còn các khoản chi của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho những công trình,
mục tiêu được thực hiện trong phạm vi địa phương đó. Ngoài ra, có một số
khoản chi thuộc đặc thù chức năng của ngân sách trung ương thì ngân sách trung
ương đảm nhiệm: trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi về ngoại giao…
Về số bổ sung từ nhân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Gồm hai loại:
* Số bổ sung để cân đối ngân sách gồm số bổ sung ổn định trong suốt thời
kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm một phần theo tỷ lệ trượt giá và
một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế
* Số bổ sung theo mục tiêu.
Có thể nói, với những nội dung trên, hệ thống NSNN và chế độ phân cấp
và quản lý NSNN đã bước đầu tạo cơ sở, điều kiện, hành lang pháp lý cho công
tác quản lý, điều hành hoạt động NSNN có hiệu lực và có hiệu quả, theo những
chuẩn mực nhất định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NSNN trong cơ chế
kinh tế mới ở nước

Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh
LĨNH VỰC NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH TỈNH

Các xí nghiệp do địa phương
quản lý.
Trả nợ trong nước, địa phương
đảm nhận phần huy động xây
dựng cơ sở hạ tầng.
1.C hi quản lý Nhà
nước.
2.Chi sự nghiệp kinh
tế
nông nghiệp, thuỷ
lợi
Lâm nghiệp
Giao thông
Kiến thiết thị chính.
3.Chi sự nghiệp giáo
dục phổ thông
Toàn bộ bộ máy
quản lý Nhà nước
của trung ương
Duy trì bảo vệ đê
điều trung ương
Duy tu, tu bổ các
đường giao thông,
các công trình kiến
thiết do trung ương
quản lý.
Một số công trình
quan trọng như xoá
Toàn bộ bộ máy Nhà nước của
địa phương

12.Chi khác
mù chữ, giáo dục
miền núi…
Các trường đại học
đa ngành
Một số trường PTTH
khu vực
Các cơ sở y tế chữa
bệnh trung ương
Nghiên cứu khoa
học cơ bản
Các sự nghiệp văn
hoá quần chúng do
trung ương quản lý
Toàn bộ hoạt động
chính quy
Các tổ chức thuộc
trung ương
Tuỳ thuộc khả năng
của NSTƯ
Các trường trung học, dạy nghề
Cơ sở chữa và khám bệnh do địa
phương quản lý
Nghiên cứu ứng dụng
Các sự nghiệp văn hoá quần
chúng do địa phương quản lý
Dân quân du kích và tuyển quân
Các tổ chức thuộc địa phương
Tuỳ thuộc vào phân bổ của
NSTƯ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status