Đề án Một số biện pháp để mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại - pdf 23

Download miễn phí Đề án Một số biện pháp để mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung 3
Chương I: Những vấn đề chung về thị trường và thị trường của doanh nghiệp hương mại 3
I- Cơ sở lý luận về phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 3
1. Khái niệm 3
2. Phân loại thị trường. 4
3. Vai trò và chức năng của thị trường. 5
4. Các hình thái của thị trường. 8
II. Thị trường của doanh nghiệp thương mại. 10
1. Thị trường của doanh nghiệp thương mại. 10
2. Vai trò của việc mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 10
3. Nội dung chủ yếu của việc phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại 11
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường của doanh nghiệp thương mại. 14
1. Các nhân tố vi mô . 15
2. Các nhân tố vĩ mô 17
 
Chương II: Thực trạng thị trường của DNTM ở Việt Nam. 19
I- Khái quát về thị trường của doanh nghiệp thương mại. 19
II Thực trạng thị trường của doanh nghiệp thương mại. 20
1. Thị trường trong nước. 20
2. Thị trường quốc tế. 23
3. Thông tin về thị trường. 26
IV- Đánh giá chung về thị trường doanh nghiệp thương mại. 27
1. Những ngành tiêu thụ đã đạt được. 27
2. Những mặt tồn tại và khó khăn. 27
 
Chương III: Một số biện pháp mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 29
I- Triển vọng về thị trường của doanh nghiệp thương mại. 29
II- Phương hướng phát triển của thị trường doanh nghiệp thương mại. 30
III-Biện pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 31
1. Về phía các doanh nghiệp thương mại. 31
2. Về phía chính phủ. 32
3. Một số kiến nghị 33
Kết luận 35
Danh mục tài liệu tham khảo. 36
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t và tiêu thụ. Phát triển và mở rộng thị trường sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chiến thắng trong cạnh tranh nâng cao số lượng sản phẩm bán ra.
3. Nội dung chủ yếu của việc phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại
Để làm tốt công tác phát triển và mở rộng thị trường,các doanh nghiệp thương mại phải làm tốt các công việc sau:
* Nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
Nghiên cứu về hàng hoá, nhu cầu sản phẩm để giải đáp các vấn đề như đặc điểm của hàng hoá,nhu cầu thị trường,Khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh.Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường do nhiều yếu tố tạo nên:Trước hết là do trình độ kỹ thuật sản xuất ra hàng hoá đó,chất lượng cải tiến kỹ thuật sản xuất ,mức độ đổi mới phú hợp với thị hiếu.Giá cả các hàng hoá và dịch vụ bán hàng và sau khi bán hàng.Yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất là giá cả,nó được coi là yếu tố cổ điển.Ngày nay yếu tố cạnh tranh không bằng giá ngày càng được quan tâm hơn trong các vấn đề quan trọng là:Chất lượng và dịch vụ hàng hoá, dịch vụ sau bán hàng gồm cả mạng lưới dịch vụ,kỹ thuật cung cấp phụ tùng thiết bị.Đặc điểm của sản phẩm cần chú ý bề ngoài bao bì đóng gói,trang trí, thị hiếu người tiêu dùng.Cần xem xét, đánh giá và so sánh giá hàng hoá của công ty so với giá của công ty cạnh tranh khác.Thời hạn giao hàng phải đúng lúc.
* Nghiên cứu về dung lượng thị trường:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá mà thị trường có thể giao dịch trong một thời gian nhất định.Dung lượng không cố định mà thay đổi tuỳ tình hình,nhất là thay đổi tình hình cung và cầu. Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của thị trường tìm hiểu các công ty về bán hàng”ở thị trường khả năng sản xuấttại chỗ,triển vọng thay đổi dung lượng,khả năng cạnh tranh của hàng nội địa và hàng nhập khẩu.
- Nghiên cứu các hình thức và biện pháp tiêu dùng hàng để biết các điều kiện chính trị thương mại của các nước khác,các mối quan hệ và các điều kiện về hiệp định thương mại của chính phủ nước đó với các nước khác,hệ thống luật pháp.
- Nghiên cứu điều kiện vận tải để lựa chọn hình thức vận chuyển giá cước vận chuyển góp phần không nhỏ vào khả năng cạnh tranh.
- Nghiên cứu tìm hiểu các công ty có khả năng ký kết hợp đồng, tìm hiểu tình hình tài chính của họ.
- Nghiên cứu giá cả thị trường hàng hoá trong nước và quốc tế. Xác định các thị trường chủ yếu của mặt hàng và theo dõi diễn biến giá cả của thị trường đó.đoán xu hướng biến động của giá cả bằng cách phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.
* Chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu và thăm dò thị trường,để phát triển thị trường của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần một chiến lược thích hợp.Phải nêu ra được nhu cầu của người tiêu dùng.Biến những nhu cầu đó thành lực lượng sản xuất của doanh nghiệp biến những kết quả tiếp thu được thành chất hữu dụng mà người tiêu dùng đòi hỏi,Và thông tin ngược lại người tiêu dùng.
Lựa chọn thị trường mục tiêu,có thể tiếp cận thị trường bằng các cách như sau:
+Tiếp cận thị trường trọng điểm đơn giản:
+Tiếp cận thị trường trọng điểm phức tạp.
+Tiếp cận thị trường trọng điểm hỗn tạp.
Xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp để đạt đến các mục tiêu tiếp thị.Việc xác định có ý nghĩa là cách lựa chọn đúng đắn phối hợp của sản phẩm, giá cả,phân phối để đáp ứng nhu cầu,lợi ích và giá trị những đặc trưng khác nhau của thị trường mục tiêu đã chọn.
* Bảo vệ thị trường.
Bảo vệ và phát triển thị trường phải đổi mới thông qua sự nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm vì thực chất của phát triển thị trường là việc đưa các sản phẩm hiện tại vào bán trong các thị trường mới.Chu ký sống của sản phẩm là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường kể từ thời điểm nó xuất hiện cho tới khi không bán được nữa.Người ta chia chu kỳ sống của sản phẩm thành 4 pha,dựa vào những đặc điểm từng pha mà có giải pháp thích hợp để đổi mới sản phẩm,Doanh thu cao gián tiếp bảo vệ và phát triển thị trường thông qua các cách sau:
Bảo vệ thị trường bằng hàng dào ngăn cản.Các yếu tố cấu thành hàng rào ngăn cản bao gồm:Kỹ thuật,chất lượng,giá cả sản phẩm.
Muốn bảo vệ thị trường các doanh nghiệp cần chú ý các yếu tốt trên.Tăng cường nghiên cứu khoa học kỹ thuật,không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Bảo vệ thị trường thông hệ thống dịch vụ. Dịch vụ là yếu tố quan trọng để bán được hàng hoá,tăng doanh thu.Thực hiện tốt các dịch vụ (bảo hành,sửa chữa,vận tải..)là cách tốt nhất để duy trì và phát triển thị trường.
Bảo vệ thị trường bằng cách tạo niềm tin của khách hàng chỉ cóđược khi trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp luôn coi chữ tín làm đầu.Đó là sự tín nhiệm sản phẩm tác phong và sự phục vụ trong kinh doanh.
Với các cách trên doanh nghiệp có thể được thị trường của mình.Nhưng một doanh nghiệp mạnh không chỉ bảo vệ riêng thị trường của mình mà còn phải đảm bảo phát triển thị trường.Việc phát triển thị trường được thể hiện qua ba cách sau:
- Mở rộng thị trường thông qua chuỗi sản phẩm.Việc cải tiến sản
Phẩm,phát triển đường dây sản phẩm và tung sản phẩm vào thị trường ít nhất cũng cho thấy một phương diện hay,một tính chất của thị trường là đang trên đà phát triển.Đối phương luôn tìm điểm yếu của mình trên thị trường nên nếu đứng im tại chỗ có nghĩa là tự giết mình.Doanh nghiệp nào cũng vậy muốn thành công lâu dài thì phải cải tiến sản phẩm và thu hút thị trường hiện tại cũng như thị trường mới trong tương lai.
- Mở rộng thị trường thông qua mạng lưới bán hàng. Tăng số lượng các cửa hàng,Nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cửa hàng để chiếm lĩnh thị trường bằng cách.
+ Nâng cao trình độ nhân viên bán hàng về chuyên môn lẫn thái độ phục vụ khách hàng.Nhân viên không những bán được hàng mà còn bán được thông tin về công ty cho khách hàng.
+ Phân bố các địa điểm phục vụ khách hàng sao cho thuận tiện nhất nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Các phương tiện máy móc phục vụ cho việc bán hàng được thuận tiện kịp thời.
- Mở rộng thị trường bằng cách tấn công vào thị trường và sản phẩm của đối phương. Muốn tấn công vào thị trường của đối thủ. Doanh nghiệp phải ý thức được điểm mạnh của mình về phương diện thị trường hàng hoá từ đó củng cố và phát huy thế mạnh của mình trong cuộc cạnh tranh đã và đang diễn ra trong tương lai với một nguyên tắc không lùi bước hay dừng lại ở bất kỳ thời điểm nào.Bên cạnh đó còn xúc tiến kế hoạch phát triển sản phẩm và thị trường hàng hoá của mình tận dụng điểm yếu và ngăn chặn thời cơ của đối thủ.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường của doanh nghiệp thương mại.
Xét ở góc độ tổng doanh nghiệp thị trường là môi trư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status