Các giải pháp nhằm áp dụng quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ở các doanh nghiệp Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp nhằm áp dụng quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ở các doanh nghiệp Việt Nam



MỤC LỤC
Chương 1 : Cơ sở lí luận về chất lượng sản phẩm và quản trị chất lượng 2
1. Chất lượng 2
1.1. Khái niệm về chất lượng 2
1.2. Đặc điểm của chất lượng 3
1.3. Vai trò của việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm 3
1.4. Một số nhận thức sai lầm về chất lượng 4
2. Quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 6
2.1. Khái niệm, mục đích và nhiệm vụ của quản trị chất lượng 6
2.2. Mô hình quản trị chất lượng ISO 9000 7
2.2.1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 9000 7
2.2.2. Nguyên tắc quản trị theo quá trình 7
2.2.3. Yêu cầu 9
2.2.4. Quá trình xây dựng và áp dụng 10
2.2.5. Lợi ích 11
Chương 2 : Thực trạng chất lượng sản phẩm và việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 ở các doanh nghiệp Việt Nam 12
1. Tình hình chất lượng sản phẩm trong những năm qua 12
1.1. Giai đoạn trước Hội Nghị chất lượng lần1 ( tháng 8/1945 ) 12
1.2. Tình hình chất lượng sản phẩm sau những năm áp dụng ISO 9000 12
2. Quá trình xây dựng, áp dụng thực hiện ISO 9000 ở các doanh nghiệp Việt Nam 13
2.1. Quá trình thực hiện quản trị định hướng chất lượng ở các doanh nghiệp nước ta trong thời gian qua 13
2.1.1. Tình hình chung 13
2.1.2. Tình hình cụ thể ở các doanh nghiệp 15
2.2. Ưu nhược điểm và nguyên nhân 17
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân 17
2.2.2. Nhược điểm và nguyên nhân 18
3. Kinh nghiệm áp dụng ISO 9000 ở một số doanh nghiệp 19
Chương 3 : Các giải pháp nhằm áp dụng quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ở các doanh nghiệp Việt Nam 21
1. Các giải pháp quản lí Nhà nước về chất lượng 21
1.1. Xây dựng, công bố các văn bản pháp qui về quản trị chất lượng 21
1.2. Tiến hành các hoạt động quản lí đo lường, kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng 21
1.3. Đẩy mạnh công tác tư vấn về quản trị chất lượng 22
2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 22
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c khâu, các bộ phận trong doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh do sản phẩm kém chất lượng gây ra,... nghĩa là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Quản trị chất lượng có các nhiệm vụ chủ yếu sau :
Lập kế hoạch về chất lượng sản phẩm phải đạt ở từng giai đoạn. Để có kế hoạch phù hợp với thực tiễn phải dựa trên cở sở nghiên cứu cầu thị trường để thiết kế sản phẩm; phải xác định một cách có hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phản ánh chất lượng sản phẩm.
Duy trì chất lượng sản phẩm. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao không phải đã khó nhưng duy trì được chất lượng sản phẩm trong thời gian dài còn khó hơn. Do vậy doanh nghiệp cần luôn chú trọng công tác quản trị chất lượng một cách thường xuyên và liên tục và phải coi quản trị chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên tham gia vào quá trình đó.
Cải tiến và nâng cao chất luợng sản phẩm, tìm kiếm, phát hiện và đưa ra các tiêu chuẩn mới về chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Mô hình quản trị chất lượng ISO 9000
Khái quát về tiêu chuẩn ISO 9000
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế, quản lí chất lượng đã và đang được coi là biện pháp tích cực để giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nội lực củng cố lòng tin của khách hàng, cải thiện quan hệ đầu tư và mở rộng thị trường. Quản lí chất lượng theo ISO 9000 đã được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, áp dụng và thừa nhận bởi tính hiệu quả của nó.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hoá của người tiêu dùng, năm 1987, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế đã ban hành phiên bản đầu tiên của 3 tiêu chuẩn chính của bộ tiêu chuẩn ISO 9000, đó là ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003. Năm 1994, Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã xem xét và ban hành phiên bản thứ 2 của 3 tiêu chuẩn trên.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ban hành nhằm đưa ra các yêu cầu quản lí chất lượng để có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Vào tháng 12 - 2000, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã chính thức ban hành Tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 thay thế cho 3 tiêu chuẩn hiện hành của bộ ISO 9001/2/3:1994.
Mục đích của ISO 9001:2000 là thỏa mãn yêu cầu và mong đợi của khách hàng đồng thời thoả mãn các yêu cầu có liên quan của luật định.
Nguyên tắc quản trị theo quá trình
Quá trình, theo ISO 9000, có thể được hiểu là bất cứ hoạt động hay thao tác nào mà tiếp nhận các yếu tố đầu vào và biến đôỉ chúng thành sản phẩm đầu ra .
Theo cách tiếp cận quá trình, toàn bộ hoạt động của tổ chức có thể được xem như một quá trình, trong đó có chứa đựng các quá trình nhỏ hơn. Đầu ra của một quá trình sẽ là đầu vào của một quá trình tiếp theo.
Như vậy một tổ chức muốn hoạt động có hiệu quả, điều quan trọng là phải xác định và quản lí một cách có hệ thống tất cả các quá trình được sử dụng trong tổ chức, đồng thời quản lí các mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. Các quá trình trong một tổ chức có thể nhóm thành 3 nhóm như sau:
+ Các quá trình thực hiện sản phẩm, dịch vụ ( thiết kế, sản xuất, lắp đặt,...)
+ Các quá trình quản trị cấp cao( hoạch định phân bổ nguồn lực, xem xét lãnh đạo... )
+ Quá trình hỗ trợ ( đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng...)
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các quá trình trong một tổ chức
Các quá trình quản trị cấp cao
Khách hàng/Các đối tượng quan tâm
Khách hàng/Các đối tượng quan tâm
Các quá trình thực hiện
Đầu vào Đầu ra
Các quá trình hỗ trợ
*Chu trình Deming Plan-Do-Check-Act và phương pháp tiếp cận quá trình
Chất lượng của sản phẩm cuối cùng cũng như hiệu năng hoạt động của một tổ chức thể hiện ở khả năng của quá trình trong việc cung ứng những đầu ra thích hợp và sự thay đổi cần thiết của quá trình trong khi vận hành
Để duy trì và cải thiện khả năng của các quá trình, chúng phải được lồng vào trong một quá trình cải tiến liên tục Plan - Do - Check - Act
"Plan" : thiết lập kế hoạch, mục tiêu và các quá trình cần thiết để cung ứng nhằm đạt kết quả phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và các chính sách của tổ chức
"Do" : thực hiện các quá trình
"Check" : giám sát, đo lường các quá trình và sản phẩm so với chính sách, mục tiêu và các yêu cầu đối với sản phẩm, báo cáo lại kết quả
"Act" : tiến hành các hoạt động thiết để cải thiện hiệu năng hoạt động của quá trình
Yêu cầu
Yêu cầu được nêu trong 5 điều khoản sau :
Hệ thống quản lí chất lượng: yêu cầu chung là tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản trị chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Ngoài ra, còn có yêu cầu về hệ thống tài liệu bao gồm: các văn bản công bố về chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng và các tài liệu cần có khác của tổ chức để đảm bảo việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức.
Trách nhiệm lãnh đạo: lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định triển khai áp dụng hệ thống quản trị chất lượng. Lãnh đạo phải thực hiện cam kết đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản trị chất lượng, đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, lãnh đạo phải đề ra các chính sách, mục tiêu chất lượng và tiến hành hoạch định hệ thống quản trị chất lượng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần thường xuyên xem xét, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị chất lượng để đảm bảo hệ thống hoạt động có hiệu lực.
Quản lí nguồn lực: doanh nghiệp cần xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện và duy trì hệ thống quản trị chất lượng.
Về nguồn nhân lực: cần đào tạo đội ngũ lao động có năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong mọi công việc có liên quan tới chất lượng sản phẩm
Về cơ sở hạ tầng: cần cung cấp, duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết, phù hợp với yêu cầu sản phẩm như: nhà cửa, không gian làm việc, trang thiết bị văn phòng, các dịch vụ hỗ trợ ( vận chuyển, trao đổi thông tin,...)...
Thực hiện sản phẩm: doanh nghiệp phải lập kế hoạch, triển khai thực hiện mọi hoạt động liên quan tới việc chế tạo sản phẩm bao gồm các quá trình liên quan tới khách hàng như: xác định, xem xét các yêu cầu liên quan tới sản phẩm, trao đổi thông tin với khách hàng; thiết kế và phát triển sản phẩm; quá trình mua hàng; sản xuất và cung cấp dịch vụ;... có như vậy mới đảm bảo sản xuất ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu khách hàng và có sức cạnh tranh trên thị trường.
Đo lường, phân tích và cải tiến: doanh nghiệp phải tổ chức hoạch định và triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến cần thiết để đảm bảo tính phù hợp của hệ thống quản lí chất lượng và nâng cao hiệu lực của hệ thống. Cần thường xuyên theo dõi, đo lường các sản phẩm, sự thoả mãn của khách hàng v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status