tài liẹu ôn thi học sinh giỏi lớp 12 môn địa lý hay - Pdf 28

SỞ GD&ĐT BẾN TRE KỲ THI HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút
Câu 1: (3 điểm)
a. Chuyển động tự quay của Trái Đất sinh ra những hệ quả địa lý nào? Trình bày những hệ
quả đó?
b. Hãy tính giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9),
Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007?
ĐÁP ÁN
a.1. Chuyển động của Trái Đất sinh ra những hệ quả: (0,5đ)
- Sự luân phiên ngày – đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
a.2. Các hệ quả vận động tự quay của Trái Đất:
• Sự luân phiên ngày-đêm: (0,5đ)
- Do Trái đất hình khối cầu, vận động tự quay quanh trục tạo cho:
o Nơi nhận tia nắng Mặt Trời là ban ngày.
o Nơi khuất trong tối là ban đêm.
o Gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm
• Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: (0,5đ)
o Giờ địa phương: các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau
đó là giờ địa phương. (0,25đ)
o Giờ quốc tế: (giờ GMT) giờ theo quy ước quốc tế (0,25đ)
 Chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ = 15
0
kinh
 Chọn múi giờ số 0 làm múi giờ gốc (đi qua đài thiên văn Gruyn uyt ở Luân
Đôn).
 Chọn kinh tuyến 180
0

phối qui mô, cơ cấu và tổ chức của các xí nghiệp công nghiệp. (0,25đ)
- Nguồn nước: là điều kiện cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp
như: luyện kim, hóa chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,… (0,25đ)
- Khí hậu: là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. (0,25đ)
o Kinh tế xã hội: (1,75đ)
- Dân cư và nguồn lao động: là lực lượng sản xuất chủ yếu, còn là nguồn tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp. (0,25đ)
 Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển các ngành cần nhiều lao
động như: dệt may, giày da, thực phẩm. (0,25đ)
 Nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát
triển và phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kỹ thuật điện, điện tử -
tin học, cơ khí chính xác. (0,25đ)
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật; làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp
lí các ngành công nghiệp. (0,25đ)
- Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên
môn hóa sản xuất. (0,25đ)
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tác động để phát triển và phân bố công nghiệp.(0,25đ)
- Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hóa xây dựng và phân bố các cơ sở công
nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. (0,25đ)
• Ở Việt Nam, nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển và phân bố công nghiệp là
vị trí địa lý. (0,5đ)
Vị trí địa lý có tác động rất lớn đối với việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà máy, các
khu công nghiệp. Ở nước ta, phần lớn các khu công nghiệp được xây dựng ở những vị trí thuận
lợi như gần cảng, sân bay, đường giao thông, trung tâm thành phố (ví dụ như Khu chế xuất Tân
Thuận).
2
Câu 3 (2 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
tháng 1 (

được lượng nhiệt mặt trời lớn và khỏang cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía
Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. (0,5đ)
- Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh
của gió mùa Đông Bắc. (0,25đ)
- Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt ít. Huế và Tp. Hồ Chí
Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn. (0,25đ)
3
Câu 4 (3 điểm)
Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta).
ĐÁP ÁN
+ Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu:
- Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết
hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào
trong lục địa. (0,5đ)
- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:
o Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc
xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống
thấp. Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với
hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp. (0,5đ)
o Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
 Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có
mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc. (0,25đ)
 Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây
Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ,
nhiệt độ cao, mưa ít. (0,25đ)
 Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía

b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
ĐÁP ÁN
a. Vẽ biểu đồ: (1đ)
- Vẽ sai dạng biểu đồ: 0 điểm
- Chia tỷ lệ, khỏang cách chính xác, có chú giải.
- Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25đ
b. Nhận xét và giải thích: (2đ)
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các
vùng (0,25đ)
o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông
Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là vùng có tỉ lệ đô
thị hóa cao nhất nước. Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển
kinh tế ở khu vực đô thị. (0,25đ)
o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc,
Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Với tỉ lệ sống ở
đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị thấp. (0,5đ)
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc
điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế.(0,25đ)
o Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông
Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng
Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia
đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến.(0,5đ)
o Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước
chỉ có Đông Nam Bộ (17%). (0,25đ)
5
Câu 6 (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005
Năm
Chè

6
Câu 7 (3 điểm)
Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công
nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
ĐÁP ÁN
a. Giống nhau: (0,5đ)
- Đều là miền núi và trung du.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu
năm.
- Có truyền thống trồng cây công nghiệp.
- Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
b. Khác nhau; (2,5đ)
• 
- Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m Trung du – miền núi:
đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m. (0,25đ)
- Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc
ma. Trung du miền núi chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ
khác. (0,25đ)
- Khí hậu: Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). Trung
du miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).(0,25đ)
• 
- Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém,
cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé. (0,25đ)
- Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn, tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao.
Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến. (0,25đ)
• !"#$%$&'(
- Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất rất cao. Trung du –
miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán. (0,25đ)
- Hướng chuyên môn hóa sản xuất: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới
(cao su, cà phê, điều, mía,…) (0,25đ).

Sông Hồng, các đồng
bằng duyên hải Miền
Trung.
Cây cà phê ưa nhiệt, ẩm, đất tơi
xốp, nhất là đất
badan, đất đá vôi.
miền nhiệt đới,
nhiều nhất là Braxin,
Việt Nam, Cô-lôm-
bi-a.
Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 3 (3 điểm):
1/ Đặc điểm vò trí đòa lí (1,75 điểm):
- Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông nam Á.
- Hệ tọa độ đòa lí:
+ Trên đất liền:
• Từ 23
o
23’B – 8
o
34B.
• Từ 102
o
09’Đ – 109
o
24’Đ
+ Trên biển:
• Kéo dài tới vĩ đợ 6
o

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng cao 3143m.
• Phía tây là các dãy núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào.
• Giữa là các dãy núi thấp, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
Câu 5 (3 điểm):
Đô thò hoá có tác động mạnh đến quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế nước ta.
- Các đô thò có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các đòa
phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thò đóng góp 70,4% GDP cả
nước, 84% GDP công nghiệp-xây dựng, 87% GDP dòch vụ và 80% ngân sách nhà
nước.
- Các thành phố, thò xã là các thò trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa
dạng, sử dụng đông đảo các lực lượng lao động, thu hút đầu tư trong nước và
ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Các đô thò còn tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.
- Tuy nhiên quá trình đô thò hoá cũng gây những hậu quả tiêu cực như vấn đề ô
nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội
9
Câu 6 (3 điểm):
1/ Tính tốc độ giá trò sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (1 điểm).
(Đơn vò %)
Năm Tổng số Lương
thực
Rau đậu Cây công
nghiệp
Cây ăn
quả
Cây khác
1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0
2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1
2005 217,4 191,3 257,4 382,8 159,3 142,6

Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ nào?
- Là chuyển động giả của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến. (0,25 đ)
- Trên Trái Đất ta thấy hiện tượng này lần lượt xảy ra ở các địa điểm chí tuyến Nam (ngày
22/12) lên chí tuyến Bắc (ngày 26/3) rồi lại xuống chí tuyến Nam (ngày 22/12) (nội chí tuyến)
+ Từ 21/3 đến 23/6, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc (0,25 đ)
+ Từ 23/6 đến 23/9, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo (0,25 đ)
+ Từ 23/9 đến 22/12, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo xuống chí tuyến Nam
(0,25 đ)
+ Từ 22/12 đến 21/3 năm sau, Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc về Xích đạo.
(0,25 đ)
- Các địa điểm trong vùng nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ( trừ chí tuyến Bắc và
chí tuyến Nam chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 23/6 - chí tuyến Bắc và 22/12 - chí
tuyến Nam). (0,25 đ)
- Các địa điểm từ chí tuyến về 2 cực (ngoại chí tuyến) không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên
đỉnh (0,25 đ)
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng một góc 66
0
33’và không đổi phương khi chuyển động
quanh Mặt Trời. (0,5 đ)
- Ngày 4 tháng 1 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ
15’48” x 13 ngày = 3
0
25’
23
0
27’Nam - 3
0
25’ = 20
0
2’Nam (0,75 đ)

b. Sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên
- Sự phân hóa theo đai cao
+ Trên độ cao 600 – 700m ở miền Bắc và 900 - 1000m miền Nam khí hậu có tính chất á nhiệt
đới với rừng á nhiệt trên núi, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ các tháng mùa hạ dưới 25
0
C. (0, 5 đ)
+ Trên 2600 m, xuất hiện khí hậu ôn đới với vành đai ôn đới núi cao, khí hậu lạnh nhiệt độ
trung bình năm dưới 15
0
C, nhiệt độ tháng lạnh dưới 10
0
C (0, 5 đ)

- Sự phân hóa theo địa phương
+ Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ đồng bằng
lên miền núi.
(0, 5 đ)
+ Sự thay đổi cảnh quan từ rừng rậm ẩm ướt tới rừng thưa, cây bụi gai khô hạn, từ rừng nhiệt
đới gió mùa chân núi đến rừng mưa ôn đới núi cao (0, 5 đ)
13
Câu 4 (3 điểm) ): Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Phần sự phân hóa tự nhiên.
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ.
Đáp án
Câu 4 (3 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Phạm vi Từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam (0, 25 đ)
Địa chất Cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp (0, 25 đ)

- Dân số tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ: tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động
bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật. (0, 25 đ)
b. Khó khăn:
- Đối với sự phát triển kinh tế:
▪ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. (0, 25 đ)
▪ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế (0, 25 đ)
▪ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy. (0, 25 đ)
▪ Chậm chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ (0, 25 đ)
- Đối với sự phát triển xã hội
▪ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. (0, 25 đ)
▪ GDP/ người vẫn còn thấp (0, 25 đ)
▪ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. (0, 25 đ)
- Đối với tài nguyên môi trường
▪ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên (0, 25 đ)
▪ Ô nhiễm môi trường (0, 25 đ)
▪ Không gian cư trú chật hẹp. (0, 25 đ)
15
Câu 6 (3 điểm): Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần địa lí các ngành kinh tế.
Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của
nước ta hiện nay?
Đáp án
Câu 6 (3 điểm)
Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của
nước ta hiện nay?
* Có thế mạnh lâu dài
- Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt (cây lương
thực, cây công nghiệp…), ngành chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0, 25 đ)
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước (hơn 80 triệu dân , mức sống ngày càng cao), thị
trường xuất khẩu mở rộng. (0, 25 đ)
- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển với nhiều xí nghiệp chế biến… (0, 25 đ)

331 362 363 477
a Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu, so sánh tốc độ tăng trưởng của
Đồng bằng sông Hồng với cả nước.
b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông
Hồng và nêu các phương hướng giải quyết.
Đáp án
Câu 7 (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của
Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995 – 2005

Các chỉ số
Đồng bằng sông Hồng Cả nước
1995 2005 1995 2005
Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106
Diện tích gieo trồng cây lương
thực có hạt (nghìn ha)
1117 1221 7322 8383
Sản lượng lương thực có hạt
(nghìn tấn)
5340 6518 26141 39622
Bình quân lương thực có hạt
(kg/người)
331 362 363 477
a. So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số trên của Đồng bằng sông Hồng với cả nước.
b. Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông
Hồng và nêu các phương hướng giải quyết.
a. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu (đơn vị %)
Các chỉ số
Đồng bằng sông Hồng Cả nước

trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.

18
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÝ (BẢNG A)

Câu
Nội dung
Biểu
điểm
Câu I:
(4,5
điểm)
Chứng minh: )*+$,$-./012+.344(5
64$5$7$&'(*'(,1&8!
92$:
*) 5;5 Nước ta có bờ biển dài 3260km, diện tích biển hơn 1 triệu
km2 trong biển có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ là tiềm năng to lớn để
phát triển các ngành kinh tế.
0.5
*) <&'(:
- Thềm lục địa nước ta có trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt (dẫn chứng).
Tập trung chủ yếu ở vùng trũng Cửu Long, Thổ Chu - Mã Lai, Nam
Côn Sơn, nhiều mỏ đã và đang được thăm dò, khai thác: Hồng Ngọc,
Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ khí Tiền Hải… thuận lợi cho
phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí…
0.5
- Với độ mặn nước biển khoảng 30‰ biển là kho tài nguyên muối vô tận,

0.25
=?,1&8!
19
- Biển nước ta là một biển kín, một bộ phận của biển Đông, nằm gần
tuyến hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương
thuận lợi phát triển các tuyến giao thông trên biển nối nước ta với các
nước trong khu vực và trên thế giới
0.5
- Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh rộng, sâu; nhiều cửa sông lớn để xây
dựng các hải cảng: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Đà
Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn…hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
0.5
Câu II:
(5,5
điểm)
:@'$2/,2/#.7",A#B*+$,
C$3'2B$5$(D:
- Nước ta có tỷ lệ ngươì thiếu việc làm và thất nghiệp lớn: theo điều tra
của bộ LĐ - TB và XH . Năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu
việc làm và 856 nghìn người thất nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm ở vùng
nông thôn là 28,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,8%.
0.5
- Mỗi năm nước ta có thêm khoảng hơn 1 triệu lao động đến tuổi cần giải
quyết việc làm.
0.25
- Tỷ lệ thiếu việc làm ở Nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của
nước ta không giống nhau giữa các vùng: cao nhất là đồng bằng
Sông Hồng, tiếp theo là Bắc Trung Bộ, thấp nhất là Tây Nguyên.
0.5
- Thiếu việc làm và thất nghiệp phải đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên,

0.5
- Đối với thành phố: Phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú trọng những
hoạt động quy mô nhỏ thu hồi vốn nhanh, sử dụng kĩ thuật tinh xảo
và cần nhiều lao động, nhất là lao động trẻ.
0.5
20
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở
các nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm.
0.5
- Liên doanh, liên kết với các nước; xuất khẩu lao động ra nước ngoài,
vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, vừa nâng cao
trình độ lao động và thu ngoại tệ cho đất nước.
0.5
Câu III:
6,0 điểm
MN%J$O82I7-704(564$0&
B*+$,
a. Thuận lợi:
*) Về tự nhiên:
- Nước ta có diện tích đất đồng cỏ tươi tốt quanh năm, ở miền núi và cao
nguyên là cơ sở thức ăn quan trọng dể phát triển chăn nuôi gia súc
lớn như trâu, bò…
0.25
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho vật nuôi sinh trưởng và
phát triển quanh năm. Mặt khác khí hậu nước ta có sự phân hóa đa
dạng tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi đa dạng.
0.25
*) Về kinh tế - xã hội:
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích ngành chăn nuôi phát triển
(dẫn chứng).

bảo, hệ thống chuồng trại chưa đáp ứng được yêu cầu… Giống gia
súc gia cầm nói chung năng suất thấp, chất lượng chưa cao nhất là
cho yêu cầu xuất khẩu.
0.25
- Nguồn vốn của hộ nông dân còn thiếu, vốn đầu tư của Nhà nước, vốn
nước ngoài còn hạn chế… Trình độ lao động còn thấp, nặng tập quán
sản xuất cũ gây khó khăn cho việc ứng dụng những tiến bộ khoa học
kỷ thuật vào chăn nuôi. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chưa
ổn định.
0.25
E:L$Q,$0&*+$,
21
- Ngành chăn nuôi nước ta phát triển ngày càng đa dạng hơn (dẫn chứng)
0.25
- Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (dẫn chứng)
0.25
 Số lượng đàn gia súc gia cầm tăngnhanh:
+ Đàn trâu, bò tăng, trong đó bò tăng nhanh hơn(dẫn chứng)
+ Đàn lợn cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại, hiện nay tăng nhanh (dẫn
chứng)
+ Đàn gia cầm tăng nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng(dẫn chứng)….
0.25
- Các sản phẩm không qua giết mổ như trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng
cao trong giá trị sản lượng ngành chăn nuôi
0.25
- Hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi ngày càng tiến bộ, đã bắt đầu tổ
chức chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
0.25
R:<5$!(5(94(564$0&

0.75
b. Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: Biểu đồ chính xác, khoa học, thẩm mĩ. (Cần có tên
biểu đồ, chú giải, đúng khoảng cách )
1.25
E:)8"T!J$
a. Nhận xét: Từ năm 1990 - 2003:
- Giá trị sản xuất của từng nhóm cây trồng dều tăng liên tục nhưng không
giống nhau.
0.25
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tiếp đến là cây rau đậu và
cây lương thực. Giá trị sản xuất cây ăn quả và cây khác tăng chậm (dẫn chứng).
0.25
b. Giải thích:
- Giá trị sản xuất các loại cây trồng đều tăng do: Kết quả của công cuộc đổi
mới; sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm đáp nhu cầu ngày
một tăng; nước ta có nhiều thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển
ngành trồng trọt.
0.5
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất là do: Nước ta có tiềm năng
to lớn đặc biệt là đất Feralit thích hợp với cây công nghiệp lâu năm, khí khậu
nhiệt đới ẩm; nguồn lao động dồi dào, các chính sách phát triển cây công
nghiệp và các vùng chuyên canh cây công nghiệp; lương thực được đảm bảo;
công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp phát triển; thị trường tiêu thụ
tăng nhanh, nhất là thị trường xuất khẩu
0.5
22
- Giá trị sản xuất cây ăn quả và cây khác tăng chậm do chưa được chú trọng
phát triển. Nhân dân chưa có tập quán sản xuất quy mô lớn các loại sản phẩm
của ngành này. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
0.25

Cho bảng số liệu sau:
Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm
(6',
Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2005
Tổng diện tích rừng 14,3 11,1 7,2 9,3 10,9 12,1 12,7
- Rừng tự nhiên 14,3 11,0 6,8 8,3 9,4 10,0 10,2
- Rừng trồng 0 0,1 0,4 1,0 1,5 2,1 2,5
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích
rừng tự nhiên và rừng trồng nước ta.
2. Nêu nhận xté và giải thích về sự biến động diện tích các loại rừng.
3. Cho biết hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng.
Câu 5. E4/
Phân tích đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có
tác động tích
cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 6. E4/
Hãy chứng minh nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp
nhiệt đới. Kinh
tế nông thôn ở nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo xu hướng nào?
JF*I$FG9HY2,,2J@'),/42/3:
VZJF[[[[[[[[[[[[[[[[: D3519,[[[[[[::
24
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỉNH LỚP 12

Môn: Địa lý
Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (\4/)
Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Y$
a. Trình bày sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status