Bài Thảo Luận Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Quốc TếPhân tích đấu giá quốc tế và hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam - Pdf 28

Môn Quản trị tác nghiệp TMQT Trường Đại học Thương Mại
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đấu giá là một hình thức đã trở nên khá quen thuộc với tất cả
chúng ta, đấu giá không chỉ tồn tại trong phạm vi một quốc gia mà nó còn
được mở rộng ra phạm vi quốc tế bởi đặc thù của các sản phẩm được đưa ra
đấu giá là rất có giá trị và không chỉ thu hút khách hàng trong nội bộ một
nước mà còn hấp dẫn với cả các khách hàng nước ngoài chính vì vậy hoạt
động đấu giá quốc tế ngày càng hấp dẫn và mang lại rất nhiều nguồn lợi ích
cho chủ sản phẩm đấu giá, cho các đơn vị tổ chức cũng như cho cả quốc gia
nơi diễn ra cuộc đấu giá đó.
Tại Việt Nam, đấu giá quốc tế cũng ngày càng trở nên quen thuộc vì
đã có rất nhiều cuộc đấu giá diễn ra với những sản phẩm được đưa ra đấu giá
đặc biệt quý và có giá trị cao. Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên
thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam –
nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất
vô nhị.
Từ lý thuyết đến việc tìm hiểu thực tế môn học Quản trị tác nghiệp
thương mại quốc tế, nhóm chúng em đã cùng nhau tìm hiểu và chọn đề tài
thảo luận nhóm cho mình là:
“Phân tích đấu giá quốc tế và hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam”
Bài thảo luận của nhóm được chia làm 2 phần:
Phần 1: Phân tích đấu giá quốc tế
Phần 2: Thực trạng hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam
Nhóm I Lớp K5HQ1A1
Môn Quản trị tác nghiệp TMQT Trường Đại học Thương Mại
PHẦN 1: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ
I, Khái niệm, đặc điểm đấu giá quốc tế :
1. Khái niệm:
Đấu giá là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công
khai tại thời gian và địa điểm nhất định, ở đó người mua được xem hàng
trước và tự do cạnh tranh giá cả, hàng hóa được bán cho người trả giá cao

- Đấu giá kiểu Anh: Đây là hình thức được nhiều người biết đến nhất.
Người tham gia trả giá công khai với nhau, giá đưa ra sau bao giờ
cũng cao hơn giá đưa ra trước đó. Cuộc đấu giá kết thúc khi không ai
đưa ra giá cao hơn hoặc khi đạt tới giá "trần", khi đó người ra giá cao
nhất sẽ được mua món hàng đó với giá mình đã trả. Người bán có thể
đặt ra giá sàn, nếu người điều khiển không thể nâng giá cao hơn mức
sàn thì việc đấu giá có thể thất bại.
- Đấu giá kiểu Hà Lan : trong một sàn đấu giá kiểu Hà Lan truyền
thống, người điều khiển ban đầu sẽ hô giá cao, rồi thấp dần cho tới khi
có người mua chấp nhận mức giá đó hoặc chạm đến mức giá sàn dự
định bán ra. Người mua đó sẽ mua món hàng với mức giá đưa ra cuối
cùng. Hình thức này đặc biệt hiệu quả khi cần đấu giá nhanh món
hàng nào đó, vì có những cuộc mua bán không cần đến lần trả giá thứ
Nhóm I Lớp K5HQ1A3
Môn Quản trị tác nghiệp TMQT Trường Đại học Thương Mại
hai, một ví dụ tiêu biểu là việc bán hoa tulip. Kiểu đấu giá này còn
được sử dụng để mô tả đấu giá trực tuyến khi một số món hàng đồng
nhất được bán đồng thời cho một số người cùng ra giá cao nhất.
- Đấu giá kín theo giá thứ nhất: tất cả mọi người cùng đặt giá đồng
thời, không ai biết giá của ai, người ra giá cao nhất là người được mua
món hàng.
- Đấu giá kín theo giá thứ hai (đấu giá Vickrey): tương tự như đấu
giá kín theo giá thứ nhất, tuy nhiên người thắng chỉ phải mua món
hàng với mức giá cao thứ hai chứ không phải giá cao nhất mình đặt ra.
- Đấu giá câm: đây là một biến thể của đấu giá kín, thường dùng trong
các cuộc đấu giá từ thiện, liên quan tới việc mua một tập các món
hàng giống nhau, người tham gia sẽ đặt giá vào một tờ giấy đặt kế
món hàng, họ có thể được biết hoặc không được biết có bao nhiêu
người tham gia và giá mà họ đưa ra. Người trả cao nhất sẽ mua món
hàng với giá mình đã đặt.

cuộc đấu giá sẽ kết thúc với người trả mức cao nhất.
- Đấu giá tổ hợp: trong một số trường hợp, sự định giá của người mua
là một tập món hàng với số lượng và chủng loại khác nhau (gọi là tổ
hợp).
Ví dụ, nếu bánh xe đạp và khung xe được bán rời ra trong một
cuộc đấu giá, thì đối với người ra giá 1 tổ hợp bao gồm 1 bánh xe hoặc
1 khung xe chẳng có giá trị gì cả, nhưng 2 bánh xe và 1 khung xe thì
lại đáng giá đến $200. Nếu bị buộc phải mua từng phần trong những
cuộc đấu giá khác nhau, người ra giá có thể gặp trường hợp oái oăm:
thắng được một số món được rao bán trước nhưng lại thua khi đấu
những món được rao bán sau; mặt khác, thua ngay trong cuộc đấu giá
đầu tiên thì chắc chắn anh ta sẽ không có được tổ hợp mong muốn.
Tình thế này có để được giải quyết bằng cách bán tất cả các món đồng
thời và cho phép người mua đăng ký ra giá cho một tổ hợp các món
hàng. Sự ra giá theo tổ hợp như vậy sẽ đề nghị một giá để trả cho tất
Nhóm I Lớp K5HQ1A5
Môn Quản trị tác nghiệp TMQT Trường Đại học Thương Mại
cả các món trong tổ hợp, nếu thắng thì có được tổ hợp, ngược lại sẽ
không phải mua bất cứ món gì trong tổ hợp.
III. Quy trình đấu giá quốc tế
1. Giai đoạn chuẩn bị:
- Chuẩn bị hàng hóa.
- Đăng quảng cáo.
- Xây dựng thể lệ đấu giá.
- Trưng bày hàng hóa để người mua có thể xem hàng hóa.
2. Đấu giá chính thức:
- Cuộc đấu giá bắt đầu tại thời gian và địa điểm quy định.
- Trong khi đấu giá người mua có thể rút lại giá đã trả trước khi
hàng hóa được ấn định bán và người bán cũng vậy.
3. Ký kết hợp đồng và giao hàng:

- Việc tham gia đấu giá quốc tế theo phong trào và hầu hết đều
không am hiểu về các quy định về đấu giá quốc tế.
c, Xét về bên mua:
Với đấu giá quốc tế chủ yếu nằm đến đối tượng tài sản văn hóa
nghệ thuật (tranh, cổ vật…) hướng tới những người thực sự quan tâm
và trả giá cao nên người Việt khó có thể mua được.
3. Một số biện pháp cải thiện.
Nhóm I Lớp K5HQ1A7
Môn Quản trị tác nghiệp TMQT Trường Đại học Thương Mại
 Bên công ty trung gian
- Các công ty đấu giá của Việt Nam cần phải tự tạo cho mình uy
tín, điều này đòi hỏi các công ty phải tự tin vào bản thân, nâng cao
chuyên ngành nghiệp vụ của các nhân viên trong công ty: thẩm
định giá, marketing…
- Liên kết, hợp tác với các công ty đấu giá nổi tiếng và có kinh
nghiệm trên thế giới.
 Bên bán
Bên bán cần phải tự củng cố cho mình về kiến thức trong đấu giá,
đấu giá quốc tế để có đủ tự tin tham gia vào các sàn giao dịch.
4. Một số phiên đấu giá quốc tế của Việt Nam.
a, Đấu giá cổ vật Cà Mau :
- 76.000 món hàng hóa gồm: bình, ấm, chén, đĩa, thìa, tượng... có
chất liệu gốm, sứ được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Nhà đấu
giá Sotheby’s ở Amsterdam, Hà Lan vào cuối tháng 1-2007 vốn
được khai quật vào các năm 1998, 1999 từ một chiếc tàu cổ bị
chìm tại vùng biển Cà Mau. Thông qua nhà môi giới là Công ty
Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy thác
cho Công ty đấu giá quốc tế Sotheby’s.
- Do giá trị cao của các món cổ vật được chế tác bởi những lò
gốm sứ nổi tiếng thời nhà Thanh như lò của Cảnh Đức Trấn nên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status