Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không - Pdf 29

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại
học Kinh tế quốc dân đã tận tình giảng dạy cho em trong
suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn tới Ths.Đỗ Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc
Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không đặc biệt
là anh Bùi Thái Nguyên - trưởng phòng Marketing và các
anh chị trong phòng Marketing, Phòng Kinh doanh Xuất
nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến để em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên

Phạm Minh Phúc
MỤC LỤC
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT.........................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ ............11
HÀNG KHÔNG ............................................................................................11
1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa...................11
1.1.1.Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất
khẩu hàng hóa...........................................................................................11
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu...................................................12
1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp................................................................13
1.1.2.2.Gia công quốc tế....................................................................14

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị
trường.............................................................................................................38
2.1.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay41
2.1.2.1. Những kết quả đạt được........................................................41
2.1.2.2. Những mặt hạn chế...............................................................43
2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................45
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng
dịch vụ Hàng không..................................................................................49
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung
ứng dịch vụ Hàng không..........................................................................49
2.2.1.1. Mặt hàng xuất khẩu..............................................................49
Bảng 2.6: Mặt hàng dệt may xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007
.........................................................................................................................50
3
2.2.1.2. Hình thức xuất khẩu .............................................................50
2.2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu............................................................52
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003-2007........53
2.2.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.................................................54
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị
trường giai đoạn 2003 – 2007.......................................................................55
2.2.2. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
Cung ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 - 2007..........................57
2.2.2.1. Những kết quả đạt được........................................................57
2.2.2.2. Những mặt hạn chế...............................................................57
2.2.2.3. Nguyên nhân những mặt hạn chế..........................................59
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ Phần Cung
ứng Dịch vụ Hàng không giai đoạn 2010 - 2015.....................................62
3.1.1. Phương hướng phát triển...............................................................62
3.1.2. Mục tiêu phát triển..........................................................................63
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt may tại Công

2007 ............................................................................................................ 27
Bảng 2.3. Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam
năm 2007 .................................................................................................... 29
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn
2001 – 2007 ................................................................................................ 31
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang một số thị trường
.................................................................................................................... 33
Bảng 2.6. Mặt hàng dệt may xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007
.................................................................................................................... 44
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2003-2007 ........ 47
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty theo thị trường
giai đoạn 2003 – 2007 ................................................................................ 49
6
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm .... 30
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn
2001 – 2007 ............................................................................................... 32
Hình 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
năm 2002 - 2007. ....................................................................................... 3 5
Hình 2.4. Quy trình gia công xuất khẩu hàng dệt may của Công ty .......... 46
Hình 2.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty giai đoạn 2003 –
2007 ........................................................................................................... 47
Hình 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Công ty năm
2005 - 2007 ................................................................................................ 50
7
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Xuất khẩu hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân của nước ta.Với hàng tỷ USD thu được, xuất khẩu đã góp phần rất lớn
trong công cuộc xây dựng đất nước

khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dich vụ hàng không trong
giai đoạn 2003 – 2007.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng
là: Phương pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp, khái quát hóa…
Đóng góp dự kiến của chuyên đề:
Cho biết tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường lớn
trong khoảng thời gian từ 2002 đến nay.
Cho biết tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung
ứng dịch vụ hàng không vào những thị trường lớn trong khoảng thời gian từ
2002 đến nay
Đề xuất những giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ hàng không trong điều kiện hội nhập
quốc tế.
Kết cấu của chuyên đề:
Chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng không
9
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không giai đoạn 2003 -2007
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch
vụ Hàng không
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG
1.1.Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp
cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn
định và kinh tế phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung
cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua
cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến
sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi
phí và tăng năng suất.
- Xuất khẩu góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập
quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa là một nhân tố kích
thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc
làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu
đồng thời nó là tăng lượng đầu tư cho ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Đây là nhân tố để kích thích nền kinh tế phát triển.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nhiều nước thường
chú trọng tới chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực”
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc
vào số lượng và loại hình các trung gian thương mại, thông thường xuất khẩu
12
theo các hình thức chủ yếu như xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, gửi bán, buôn
bán đối lưu, gia công quốc tế…
Trong mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ chỉ có một vài hình thức xuất
khẩu chủ yếu được thực hiện. Đơn cử như ngành dệt may Việt Nam hiện nay
chủ yếu là gia công quốc tế, một phần nhỏ và đang tiến hành chuyển đổi sang
hình thức xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy trong bài viết xin đề cập đến 2 hình thức
xuất khẩu chính hiện nay đó là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu.
1.1.2.1.Xuất khẩu trực tiếp
 Khái niệm

tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch.
- Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu.
-Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.
1.1.2.2.Gia công quốc tế
 Khái niệm
Gia công quốc tế là hình thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người
đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu
hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công
trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn
bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để
nhận tiền công.
 Phân loại gia công quốc tế
Trong thực tế có ba loại hình thức gia công đó là:
- Hình thức nhận gia công nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia
công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau
thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong
14
trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn
thuộc về bên đăt gia công.
- Hình thức mua đứt bán đoạn: Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn
với nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công
và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp
này quyển sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận
gia công.
- Hình thức kết hợp: trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên
vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
Quan hệ giữa người đặt gia công và người thực hiện gia công đặt trên cơ
sở hợp đồng gia công.
 Ưu điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu:
- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản

- Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay
gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh
gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng và sự tác động chi phối của nhiều
cá yếu tố khác nhau. Trong đó, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu hàng hóa thành hai nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên trong quốc
gia và nhóm yếu tố bên ngoài quốc gia.
1.1.3.1.Nhóm nhân tố bên trong quốc gia
 Các nhân tố thuộc về phía nhà nước
- Những quy định về pháp luật và chính sách kinh tế của nhà nước
16
Chính sách kinh tế và pháp luật về xuất khẩu của mỗi quốc gia là nhân tố
tác động chủ yếu đến chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia đó, là điều
kiện để hoạt động xuất khẩu được diễn ra phù hợp với thông lệ quốc tế. Các
biện pháp, chính sách của nhà nước áp dụng đều tác động trực tiếp hay gián
tiếp đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp. Nó vừa mang tính
chất định hướng vừa mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Các
chính sách kinh tế nhà nước thường được các quốc gia áp dụng đó là: chính
sách thúc đẩy xuất khẩu (chính sách thuế quan, trợ cấp…), chính sách tỷ giá
hối đoái, chính sách mở rộng thị trường. Tùy thuộc vào điều kiện, lợi thế và
ngành hàng xuất khẩu của từng quốc gia mà các chính sách được lựa chọn và
thực hiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
- Tình hình sản xuất trong nước hướng về xuất khẩu
Đây là nhân tố quyết định tới khả năng cung ứng các sản phẩm xuất khẩu
của quốc gia đối với thị trường thế giới. Điều này được biểu hiện ở khối
lượng, chất lượng, quy cách sản phẩm, mẫu mã hàng hóa được sản xuất ra
phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế.
Đối với các quốc gia tham gia hoạt động thương mại quốc tế, lợi thế
trong hoạt động sản xuất xuất khẩu được thể hiện ở nguồn nguyên liệu cho

giúp cho việc hoạch định các chiến lược và phương hướng phát triển sản xuất
xuất khẩu của doanh nghiệp được đúng đắn, khả năng nắm bắt thông tin một
cách chính xác nhanh chóng, tìm kiếm và tận dụng được những cơ hội kinh
doanh hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trình độ, kinh
nghiệm của đội ngũ lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất xuất
khẩu sẽ là yếu tố quyết định tới hiệu quả sản xuất, mức độ đáp ứng yêu cầu
thị trường và đặc biệt là quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
18
1.1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài quốc gia
- Những quy định pháp luật và chính sách quản lý nhập khẩu của quốc
gia nhập khẩu
Quy định pháp luật và chính sách quản lý nhập khẩu là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp tới khả năng thâm nhập thị trường của hàng hóa xuất khẩu.
Những chính sách quản lý nhập khẩu thường được các quốc gia áp dụng đó là
chính sách thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái…. Những chính sách này có
thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa
sang các thị trường đó.
Tùy thuộc vào mức độ mở cửa nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự bảo hộ
đối với nền kinh tế trong nước và sự hợp tác phát triển của các quốc gia trong
các khối liên kết kinh tế mà các quốc gia giành cho nhau những ưu đãi về
nhập khẩu hàng hóa dựa trên mức thuế quan áp dụng, mức hạn ngạch cho
phép…. Đây chính là những yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hóa của
các quốc gia xuất khẩu trên thị trường các nước nhập khẩu. Nếu mức thuế
quan được áp dụng thấp, hạn ngạch được xóa bỏ thì sự thâm nhập thị trường
của hàng hóa xuất khẩu vào các quốc gia nhập khẩu được tiến hành một cách
thuận lợi, khả năng cạnh tranh của hàng hóa cao, tạo lập được một cơ chế
cạnh tranh lành mạnh. Còn nếu như mức thuế quan nhập khẩu được áp dụng
cao tương đối so với các quốc gia và mức hạn ngạch được quy định thì khả
năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu vào thị trường đó sẽ thấp, hàng hóa
xuất khẩu ít có cơ hội thâm nhập được vào thị trường đồng thời khó có thể tồn

tích lũy tư bản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế vừa
tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
20
Không chỉ biết đến là một ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã
hội, dệt may Việt Nam còn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,78 tỷ USD chiếm 16% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2007, với tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm trên 20%. Điều này đã mang về một nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất
nước, đóng góp một nguồn thu cho ngân sách nhà nước góp phần tăng trường
kinh tế.
Dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận
dụng được nguồn nhân công rẻ và có tay nghề. Hàng năm, ngành thu hút một
nguồn lớn lực lượng lao động trong xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho
gần hai triệu lao động. Việt Nam có một nguồn lao động hết sức dồi dào song
đại đa số chất lượng nguồn lao động lại không cao. Sự phát triển dệt may là
một sự phù hợp tất yếu bởi lao động trong ngành dệt may không đòi hỏi trình
độ tay nghề quá cao, thời gian đào tạo lại ngắn, người lao động dễ dàng nắm
bắt công việc một cách nhanh chóng. Do đó, ngành dệt may thu hút khá đông
lượng lao động tham gia sản xuất đặc biệt là lao động phổ thông. Việc giải
quyết một lượng lớn công ăn việc làm trong ngành dệt may đã góp phần nâng
cao mức sống của người dân và ổn định tình hình chính trị xã hội.
Sự phát triển của ngành dệt may còn có quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển
của các ngành công nghiệp khác. Việt Nam vốn từ rất lâu đời có kinh nghiệm
từ nghề dệt vải. Dệt may phát triển không chỉ là sự mở rộng của các ngành
nghề truyền thống mà còn kéo theo một loạt các ngành sản xuất nguyên liệu
và sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu cùng phát triển. Sự phát triển đó sẽ
nối tiếp nhau tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, ngành
dệt may xuất khẩu đem lại một nguồn ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị,
hiện đại hóa sản xuất làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển.
21

ưu thế riêng của mình so với các đối thủ cạnh tranh lớn.
- Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nhà nước:
Sự thay đổi chính sách kinh tế của một quốc gia đều có ảnh hưởng lớn
đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu việc dự tính được những “cú sốc”chính sách có lợi sẽ giúp họ mở rộng
và phát triển.
Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may đang đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, giá trị kim ngạch có tỷ trọng cao. Vì vậy việc không ngừng nâng cao
khả năng xuất khẩu là vấn đề đang được ưu tiên hàng đầu. Sự thông thoáng
của các chính sách kinh tế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu sẽ là thuận lợi lớn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác vay vốn sản xuất, công tác xin
giấy phép xuất khẩu, công tác mở rộng thị trường…
- Xúc tiến thương mại:
Các chương trình xúc tiến thương mại có ảnh hưởng lớn đến việc xuất
khẩu hàng dệt may. Hiệu quả của các chương trình này nhằm mục tiêu quảng
bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, mở rộng thị
trường xuất khẩu, nhất là các thị trường mới, thị trường có nhiều tiềm năng.
Công tác xúc tiến thương mại được đảm bảo và vận hành tốt sẽ giúp cho các
doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh trên thị trường
nước ngoài, tìm kiếm được những đối tác làm ăn mới có hiệu quả, các thông
tin về nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh sẽ được cập
nhật một cách nhanh chóng do đó chiến lược phát triển sẽ trở nên đúng đắn và
phù hợp với tình hình phát triển.
- Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:
23
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất
khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên
phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất khẩu hàng

kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1. Vị trí của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Tên công ty: Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không
Tên giao dịch quốc tế: Air services supply joint stock company
Tên viết tắt: AIRSERCO
Trụ sở chính: Số 1 Ngõ 196, Phố Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không ra đời trên cơ sở tiền thân là Cục
phục vụ - Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 19/9/2004 BộGiao
thông vận tải ra Quyết định số 1507/QĐ/TCCB – LĐ thành lập Công ty Cung
ứng dịch vụ Hàng không Việt Nam không trực thuộc Cục phục vụ - Tổng cục
Hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 30/6/1997 Hội đồng quản trị Tổng
Công ty Hàng không Việt Nam ra Quyết định số 1023/HĐQT về việc đổi tên
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không trực thuộc Cục Hàng không Dân
Dụng Việt Nam thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không không thuộc
trực thuộc Tổng công ty Hàng Không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là
một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách
trên máy bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật
25

Trích đoạn Kim ngạch xuất khẩu Những kết quả đạt được Phương hướng phát triển Giải pháp từ phía công ty
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status