Nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công từ nguồn vồn Ngân sách Nhà nướctrong nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Pdf 29

A- Mở đầu
Lý do chọn đề tài: trước hết, phải khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu
của nông nghiệp nước ta trong nền KTQD. Việt Nam là nước có đại đa số dân cư
sinh sống và lập nghiệp từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng thực tế
cho thấy, sản xuất nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu và chưa phát huy được
hiệu quả cao trong tăng trưởng và giảm nghèo. Yêu cầu của phát triển ngành
trong giai đoạn tới đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án
đầu tư công theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu nghiên cứu: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
vấn đề đặt ra là làm sao hoạt động đầu tư công cộng trong ngành có hiệu quả, đạt
được các mục tiêu kinh tế- xã hội và đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc
phát triển đất nước. Từ sự đối chiếu giữa những mục tiêu, Nghị quyết của Đảng
và Nhà nước với thực trạng đầu tư công trong ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn để có thể đưa ra những đề xuất góp phần cải thiện tình hình trên.
Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Khảo sát, thu thập tài liệu về cơ chế, chính sách, các Nghị định của Chính
phủ và các Bộ, ngành liên quan về hoạt động đầu tư công trong nông
nghiệp.
- Thu thập các thông tin, tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu mới.
- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, điển hình: một số dự án, địa phương.
- Phân tích, tổng hợp thông tin, viết báo cáo.
1
Chương I- Cơ sở lý luận của đầu tư công trong Nông
nghiệp và phát triển nông thôn
I- Khái niệm và vai trò của Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
1. Các khái niệm cơ bản
1.1.Vốn đầu tư và hoạt động đầu tư
1.1.1. Hoạt động đầu tư
Quá trình tái sản xuất nền kinh tế quốc dân đòi hỏi các cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế phải được tạo ra, duy trì và khôi phục một cách liên tục.

+ Chi phí để tạo ra các tài sản cố định hoặc bảo dưỡng các tài sản cố định hiện
có.
+ Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm tài sản lưu động.
+ Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
Như vậy, có nhiều cách phân loại vốn đầu tư, tùy theo mục đích nghiên cứu và
sử dụng mà chúng ta lựa chọn tiêu thức cho phù hợp.
1.2. Dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm
Ngay sau khi ra đời, thuật ngữ dự án đã được sử dụng một cách rộng rãi
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Chúng ta thường được biết
đến các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hay các dự án đầu tư xây
3
dựng cơ bản...ví dụ như: Dự án xây dựng đường quốc lộ, Dự án điện cao thế, Dự
án sử dụng mạng lưới công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước,...
Tuy có những nội dung và yêu cầu cụ thể khác nhau tùy theo từng lĩnh vực cụ
thể nhưng bất kỳ dự án nào cũng đều được xác định rõ về thời gian bắt đầu và
kết thúc dự án.
Trên cơ sở đó, khái niệm dự án nói chung được trình bày một cách khá
thống nhất. Các tác giả đều nhất trí cho rằng:
- Về hình thức, DA là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống một dự kiến đầu tư trong tương lai.
- Về nội dung, DA là một ý đồ tiến hành một công việc cụ thể nào đó
nhằm đạt được mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực và khoảng thời
gian nhất định.
Theo quan điểm của người viết, dự án đầu tư hay gọi tắt là dự án( DA) là
một chuỗi các công việc và nhiệm vụ có mục tiêu cụ thể, có giới hạn nhất định
về nguồn lực, tài chính và thời gian.
1.2.2. Đặc điểm
Dự án có các đặc điểm cơ bản sau:
- Một là, tính thống nhất: theo đó, dự án là một thực thể độc lập trong một môi

mương để đem lại đầu ra là hệ thống kênh mương hoàn chỉnh. Kết quả ban đầu
của dự án đầu tư trên là năng suất cây trồng được nâng cao. Từ đó giúp tăng thu
nhập cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trong xã- đó chính là những
tác động của việc kiên cố hóa kênh mương.
5
1.3. Dự án đầu tư công
1.3.1. Khái niệm
Dự án đầu tư công thường được đề xuất bởi Chính phủ và được hình thành
trong các hoạch định vĩ mô. Các DA này thường do Nhà nước làm chủ và sử
dụng các nguồn lực chủ yếu do Nhà nước kiểm soát.
Về nội dung, DAC là một kế hoạch hành động chi tiết được xây dựng trên
cơ sở nghiên cứu và đề xuất các mục tiêu, nguồn lực và các phương án triển khai
cụ thể. Trong thực tế, các DAC là sự triển khai của các Chương trình đầu tư công
cộng trong từng giai đoạn. Cũng như các dự án thông thường, các DAC cũng bao
gồm các phân tích về mọi khía cạnh như: tài chính, kinh tế, pháp lý, nhân lực
cũng như các giải pháp về mặt công nghệ- kỹ thuật. Do tính chất đặc thù của đầu
tư công nên đối với các DAC, hoạch định là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan
trọng nhất của quá trình quản lý đầu tư công.
Về hình thức, DAC là tập hợp các tài liệu( hồ sơ DA, văn kiện DA) bao
gồm: đề xuất đầu tư, báo cáo nghiên cứu, ý kiến các bên liên quan( ngành, địa
phương,...). Tùy theo mức độ chi tiết mà người ta gọi là: DA sơ bộ, DA tiền khả
thi, DA khả thi.
Như vậy, DAC là tập hợp các hoạt động tương hỗ nhằm thực hiện một
mục tiêu phát triển theo một phương án đã lựa chọn với thời gian và nguồn lực
đã xác định.
1.3.2. Đặc điểm
Bất kỳ DAC nào cũng đều mang những đặc trưng và yêu cầu cơ bản nhất của
DA nói chung. Do đó, để phân biệt DAC với các DA thông thường khác cần
phải dựa trên những đặc điểm của đầu tư.
Theo đó, DAC có thường có các đặc điểm nhận dạng sau:

Nhà nước làm chủ và kiểm soát, sử dụng vốn Nhà nước( vốn NSNN, huy động
qua NSNN, vốn tín dụng phát triển của Nhà nước) thường được coi là DAC. Nhà
nước xây dựng các Chương trình đầu tư công cộng để hệ thống và sắp xếp thực
hiện các mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội, đồng
thời quyết định xây dựng và lựa chọn triển khai các DAC một cách hợp lý nhất.
1.3.3. Phân loại dự án đầu tư công
Phân loại DAC có thể dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau. Để thuận tiện trong
quá trình quản lý đầu tư và trong ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
DAC chủ yếu được phân loại theo các tiêu thức sau:
* Một là, theo đặc điểm, tính chất và quy mô của hoạt động đầu tư.
Cách phân loại này dựa trên cách phân loại dự án đầu tư nói chung ở Việt Nam
hiện nay. Theo cách này, DAC được chia thành 3 nhóm A, B, C cụ thể như sau:
- Các DA nhóm A bao gồm:
+ Các DA, không kể mức vốn, thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng
có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội quan trọng, thành lập và
xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới.
+ Các DA có mức vốn trên 600 tỷ đồng đầu tư vào giao thông: cầu, cảng
biển, cản sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
+ Các DA có mức vốn trên 400 tỷ đồng đầu tư vào thuỷ lợi, giao thông,
cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, bưu chính viễn thông, BOT trong
nước, đường giao thông nội thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
+ Các DA có mức vốn trên 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
8
+ Các DA có mức vốn trên 200 tỷ đồng đầu tư vào y tế, văn hoá, giáo dục,
phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học.
- Các DA nhóm B bao gồm:
+ Các DA có mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng, đầu tư vào công nghiệp
điện, dầu khí, giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ.

1.2.4. Chu kỳ dự án đầu tư công
Về khái niệm chu kỳ dự án, có một số định nghĩa như sau:
Theo Giáo trình Chương trình và dự án Kinh tế- xã hội: “ Chu kỳ dự án là
một quá trình hoạt động gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau từ khâu đầu tiên đến
khâu cuối cùng nhằm bảo đảm cho mục tiêu phát triển được thực hiện một cách
tối ưu”.
Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển Nông nghiệp nông thôn có viết:
“ Quá trình lặp đi lặp lại bắt đầu từ việc chuẩn bị và soạn thảo dự án đầu tư đến
khi kết thúc dự án được gọi là chu kỳ dự án hay chu trình dự án đầu tư”.
Theo quan điểm của người viết, tựu trung lại, chu kỳ dự án là một chuỗi
các hoạt động cụ thể nối tiếp nhau, từ khi hình thành ý tưởng đến khi kết thúc dự
án và đưa ra một ý tưởng dự án mới. Cũng như các dự án thông thường khác,
chu kỳ của DAC cũng gồm 6 giai đoạn cơ bản, được thể hiện ở sơ đồ chu kỳ dự
án đầu tư, bao gồm: xác định dự án đầu tư, xây dựng dự án đầu tư, thẩm định dự
án, phê duyệt và ra quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án- khai thác công
10
Thực hiện DA Thẩm định DA
Phê duyệt và ra quyết định
trình đầu tư, đánh giá hậu dự án. Tuy vậy, đối với một DAC, nội dung của từng
giai đoạn cũng có những điểm khác biệt.

Hình 1.2: Chu kỳ Dự án đầu tư công
- Giai đoạn xác định dự án: đây là giai đoạn hình thành nên ý tưởng của DAC.
Khác với các dự án tư nhân- ý tưởng đầu tư được hình thành hoàn toàn do thị
trường, ý tưởng của DAC thường được hình thành trong quá trình hoạch định,
xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chuơng trình phát triển KT-XH
của quốc gia.
- Giai đoạn xây dựng dự án: đây là giai đoạn xác lập những điều kiện cơ bản để
quyết định đầu tư. Công việc của giai đoạn này là đưa ra được một báo cáo đầu
tư chi tiết và chuẩn xác về mọi mặt của một dự án để trình duyệt như: địa điểm,

phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của giai đoạn này. Nếu dự án được triển khai và
thực hiện theo đúng thiết kế, đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và tiến độ
thì đầu ra của dự án sẽ đáp ứng được các mục tiêu như dự kiến.
12
- Giai đoạn đánh giá hậu dự án: là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ dự án, đánh
giá mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đã đề ra, nhằm mục đích tổng kết
lại quá trình đầu tư, rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu
quả của các dự án tiếp theo.
Trên cơ sở nắm vững các đặc điểm trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án, các
nhà quản lý có thể đưa ra được phương thức quản lý đồng bộ và hợp lý để thúc
đẩy quá trình triển khai dự án nhằm tăng cường tính hiệu quả của các dự án đầu
tư.
2. Vai trò của các Dự án đầu tư công trong phát triển Nông nghiệp nông
thôn
Như ta đã biết, Chương trình đầu tư công cộng là cốt lõi của đầu tư phát triển
toàn xã hội, tạo khả năng thực hiện những mục tiêu KT- XH của đất nước trong
kỳ kế hoạch. Các Chương trình đầu tư công cộng bao gồm nhiều dự án công
được hoạch định trong kế hoạch phát triển của Nhà nước. Do đó, dự án công là
phương tiện liên kết giữa kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi của kế
hoạch, đồng thời bảo đảm khả năng điều tiết thị trường theo định hướng của kế
hoạch. Chính vì vậy, các dự án công có vai trò rất lớn đối với sự phát triển KT-
XH đất nước.
- Thứ nhất, các DAC nằm trong các chương trình đầu tư công cộng góp phần
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp- nông thôn và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư của Nhà
nước trong Nông nghiệp- nông thôn chủ yếu thông qua các dự án công về thủy
lợi, chủ động tưới tiêu, tăng cường công tác thủy nông, đa dạng hóa nông
nghiệp, cải tạo đất trồng, phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Từ đó, từng
bước góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp-
nông thôn. Đến lượt mình, sự phát triển của nông nghiệp- nông thôn lại trở thành
lực đẩy đối với tăng trưởng kinh tế đất nước.

sản xuất hàng hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác
nhau.
* Theo cách tiếp cận hệ thống, hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa đầu
vào- đầu ra của một quá trình với những điều kiện ban đầu xác định. Mối tương
quan đó có thể được đo lường theo các đơn vị khác nhau: theo đơn vị vật lý gọi
là hiệu quả kỹ thuật, theo đơn vị giá trị tiền tệ gọi là hiệu quả kinh tế, theo đơn vị
giá trị xã hội gọi là hiệu quả xã hội.
* Theo quan điểm của kinh tế học, khái niệm hiệu quả được hiểu theo các
giác độ sau:
- Hiệu quả phân bổ nguồn lực hay hiệu quả phân bổ tài nguyên: là giá trị
sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm, thực chất nó là hiệu quả
kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó phản ánh tính tối
ưu của sản lượng đầu ra khi sử dụng đầu vào có giới hạn.
- Hiệu quả sản xuất: phản ánh tính tối ưu của quá trình biến đổi các yếu tố
đầu vào để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra.
- Hiệu quả phân phối phản: ánh tính tối ưu trong quá trình phân phối sản
phẩm, được xác định thông qua quyết định tối ưu của người tiêu dùng và được
đo bằng độ thỏa dụng của họ.
* Ngày nay, trong đánh giá dự án, nhất là đối với các DAC, quan điểm
hiệu quả cần được xem xét trên 3 phương diện, đó là: hiệu quả tài chính, hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Sự phân biệt này dựa trên lập trường của chủ đầu
15
tư, được xác định trên cơ sở các lợi ích và chi phí của dự án và được phản ánh
thông qua các chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
- Hiệu quả tài chính: là hiệu quả của dự án được xem xét trên lập trường của chủ
đầu tư và sử dụng giá tài chính để xác định các lợi ích và chi phí về mặt tài chính
của dự án. Hiệu quả tài chính được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mặt tài
chính. Nếu các chỉ tiêu này đều đảm bảo được các yêu cầu về mặt tài chính thì
dự án đó được coi là khả thi về mặt tài chính và ngược lại.
- Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả xét từ góc độ của nền kinh tế và sử dụng giá kinh

đủ các yêu cầu trong đánh giá dự án đầu tư.
- Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem
xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng
không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta
xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp, nên đầu tư bao nhiêu, và đến mức độ
nào.
- Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt
động sản xuất kinh doanh nên kết quả tính toán theo quan điểm này chưa đầy đủ
và chính xác.
- Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm
trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính
đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó,
các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về
mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc
17
những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những
con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này.
* Hai là, theo quan điểm hiện đại, nói đến hiệu quả kinh tế là phải xem xét trên
tổ hợp các yếu tố sau:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: về mối quan hệ này,
cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực
và hiệu quả kinh tế .
+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu
tư thêm. Tỷ số D O/ D I được gọi là sản phẩm biên.
+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
+ Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt
được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính

1.2. Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công trong Nông nghiệp nông thôn
1.2.1. Cơ sở của việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công
Đánh giá là quá trình xác định một cách hệ thống tính hiệu quả, tác dụng và ảnh
hưởng của một dự án theo các mục tiêu đã đề ra.
19
Đánh giá hiệu quả dự án là việc phân tích, so sánh làm bộc lộ giá trị và tác động
của DA theo các tiêu chuẩn xác định, gồm có: đánh giá định tính và đánh giá
định lượng.
* Đánh giá định tính: là việc đánh giá dựa trên các phân tích chuẩn tắc, được sử
dụng chủ yếu trong đánh giá liên kết( ngành, vùng, mục tiêu) và tác động của dự
án( môi trường, xã hội) và được tiến hành thông qua phương pháp chuyên gia.
* Đánh giá định lượng: là việc đánh giá dựa trên phân tích thực chứng các yếu tố
đầu vào/ đầu ra của dự án. Nếu lấy tiền tệ làm thước đo thì đánh giá hiệu quả dự
án thực chất là đánh giá các dòng lợi ích và chi phí. Khi lợi ích lớn hơn chi phí,
dự án được coi là có hiệu quả và ngược lại.
- Về chi phí, cần phải tính đến các yếu tố vật chất trực tiếp như của cải, tiền bạc,
công sức bỏ ra, cũng như các chi phí gián tiếp như tác động bất lợi của dự án đầu
tư đến môi trường( ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh thái,...), khoảng cách
giàu nghèo,...
- Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: lợi ích tài chính, xã hội và lợi
ích về môi trường.
+ Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng suất cao cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đối với các dự án đầu tư nông nghiệp và
nông thôn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi, cây
trồng, sự đa dạng hoá nền sản xuất nông nghiệp và chủng loại sản phẩm nông
nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau.
+ Lợi ích xã hội thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối các
nguồn lực và phúc lợi xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trong
cùng một vùng.... Đồng thời đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơ
chế tham gia của người hưởng lợi dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụng

mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Còn
hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và
tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết
với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Theo quan điểm của người viết, cần phải nhìn nhận và đánh giá hiệu quả
dự án một cách toàn diện và hệ thống hơn. Chúng ta không nên tách rời hoặc chú
trọng vào một phương diện hiệu quả khi phân tích dự án đầu tư. Quan điểm đánh
giá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng cho phép
đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả dự án.
Một thực tế hiện nay, đó là, đối với những dự án sản xuất ra sản phẩm
hàng hoá, các nhà đầu tư thường chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính. Thế nhưng ở
những dự án phát triển như những dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn thì hiệu quả của dự án chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội.
Chính vì vậy các dự án đầu tư hiện nay, hiệu quả đem lại chưa cao. Quan niệm
mới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác động do dự án
đầu tư mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng trưởng và phát
triển bền vững của các quốc gia ngày nay.
2. Các lý thuyết vận dụng trong đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư công
Đánh giá hiệu quả dự án là khâu cốt lõi trong phân tích dự án đầu tư, đòi hỏi phải
có sự vận dụng kết hợp các lý thuyết kinh tế cơ bản và các lý thuyết đặc thù
trong đầu tư công. Ở đây chúng ta xem xét đến các lý thuyết kinh tế học công
cộng, bao gồm: lý thuyết về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, lý thuyết
kinh tế học phúc lợi và hiệu quả Pareto, lý thuyết tối ưu hóa. Các lý thuyết này sẽ
lần lượt được trình bày ở phần dưới.
22
2.1. Lý thuyết về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả
Đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả xem ra lại là một hiện tượng dễ gặp trong
việc đầu tư công cộng. Điều này xuất phát từ một thực tế đó là đầu tư công phải
đứng trên quan điểm của nền kinh tế và của xã hội. Một mặt, các chi phí và lợi
ích xã hội rất khó định lượng. Thêm vào đó, đầu tư công còn nhằm phân bổ và

2.3. Lý thuyết tối ưu hóa và đánh giá hiệu quả
Kinh tế học vi mô chỉ ra các nguyên tắc để tối ưu hóa 1 hoạt động kinh tế trong
điều kiện nguồn lực khan hiếm, đó là:
- Tối đa hóa lợi nhuận: với một chi phí cho trước cần đạt được lợi nhuận( lợi ích)
cao nhất.
- Tối thiểu hóa chi phí: đạt được lợi nhuận( lợi ích) dự kiến với mức chi phí thấp
nhất.
- Tối ưu hóa động: sự điều chỉnh tương quan giữa chi phí và lợi ích sao cho sự
kết hợp mang tính chất tối ưu.
Lý thuyết tối ưu được sử dụng trong các kỹ thuật phân tích dự án đầu tư như: kỹ
thuật phân tích chi phí- lợi ích, kỹ thuật chi phí tối thiểu. Đây là hai kỹ thuật phổ
biến trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công, nhất là trong điều kiện tác động
của các hoạt động đầu tư công thường rất khó đo lường.
3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư công trong Nông
nghiệp
3.1. Tổng quan về các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công
Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án phụ thuộc vào chủ thể đánh giá, hệ thống
các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá nhất định. Có các phương pháp đánh giá hiệu
24
quả tài chính, kinh tế, xã hội với trình tự và yêu cầu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên,
các phương pháp này đều sử dụng những kỹ thuật cơ bản sau:
- Thứ nhất, kỹ thuật phân tích chi phí- lợi ích( CBA): đây là kỹ thuật phổ biến
được sư dụng trong các điều kiện sau: các đầu vào, đầu ra của dự án đều có thể
định lượng và quy thành tiền; nguồn lực huy động được cho dự án là có giới hạn.
Hiệu quả của dự án được xác định sau khi đem so sánh các dòng chi phí và lợi
ích. Kỹ thuật này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư
công vì đây là các dự án có quy mô và thời gian tương đối dài, có tác động lớn,
các khoản chi phí, lợi ích rất đa dạng. Vì thế, các dự án đầu tư công cần được
khao sát và đánh giá một cách kỹ lưỡng.
- Thứ hai, kỹ thuật phân tích chi phí tối thiểu( CMA): Trong một số trường hợp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status