Chính sách an sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội - Pdf 30

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................2
1.CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN HỢP QUỐC......................................................3
1.1. Thông tin cơ bản....................................................................................................................3
1.1.1 Sự thành lập.....................................................................................................................3
1.1.2 Nguồn vốn ......................................................................................................................3
1.1.3 Tôn chỉ và mục đích hoạt động.......................................................................................4
1.1.4 Phương hướng hoạt động................................................................................................6
1.1.5 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................7
1.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam – UNDP......................................................................................7
2. CHƯƠNG TRÌNH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI(WFP)............................................................10
2.1 Thông tin cơ bản...................................................................................................................10
2.1.1 Sự thành lập...................................................................................................................10
2.1.2 Nguồn tài chính.............................................................................................................11
2.1.3 Tôn chỉ mục đích hoạt động.........................................................................................11
2.1.4 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................12
2.2 Quan hệ Việt Nam – WTF...................................................................................................12
3. QUỸ NHI ĐỒNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC(UNICEF)............................................................17
3.1 Thông tin cơ bản...................................................................................................................17
3.1.1 Sự thành lập...................................................................................................................17
3.1.2 Nguồn vốn.....................................................................................................................17
3.1.3 Tôn chỉ và mục đích hoạt động.....................................................................................18
3.1.4 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................20
3.2 Quan hệ Việt Nam – UNICEF.............................................................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................................................28
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ thời xa xưa, để đối phó với những rủi ro, bất hạnh và những khó khăn
trong cuộc sống, con người đã tìm cách tự cứu mình và giúp đỡ lẫn nhau bằng các biện

Tất cả các nước là thành viên Liên hợp quốc hoặc là thành viên của một trong
những tổ chức chuyên môn của hệ thống Liên hợp quốc, hoặc là thành viên của Cơ quan
Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đều có thể trở thành thành viên của UNDP.Trong
hệ thống Liên hợp quốc, UNDP đã trở thành cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn nhất với hai
tính chất viện trợ cơ bản là chuyển giao công nghệ và chuẩn bị cho đầu tư (hay tiền đầu
tư) theo từng chu kì 5 năm cho chương trình quốc gia của các nước. Cơ quan lãnh đạo là
Ban Điều hành gồm 36 thành viên (Châu Phi 8, Châu Á - Thái Bình Dương 7, Đông Âu
4, Mĩ Latinh và Caribê 5, Tây Âu và khu vực khác 12) do Đại hội đồng Liên hợp quốc
bầu với nhiệm kì 3 năm; họp mỗi năm 2 lần, lần lượt tại Niu Yooc (New York) và
Giơnevơ (Genève). Cơ quan thường trực là Ban Thư kí và các cục, vụ chuyên ngành tại
trụ sở Niu Yook và cơ quan đại diện UNDP tại Giơnevơ
1.1.2 Nguồn vốn
UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống Liên hợp quốc hiện nay:
Vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, các tổ
chức, cá nhân. Trung bình hàng năm UNDP quản lý khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ thông
qua các nguồn vốn thường xuyên (core resources), không thường xuyên (non-core
resources) và các nguồn đồng tài trợ khác (co-financing or cost-sharing resources). 90%
viện trợ từ nguồn vốn thường xuyên của UNDP được dành cho các nước nghèo, nơi
chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói của thế giới hiện nay.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Viện trợ của UNDP là viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới dạng chương trình
quốc gia có thời gian 5 năm bao gồm hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế của các quốc
gia. Các chương trình quốc gia được xây dựng dựa trên những ưu tiên của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch 5 năm của nước nhận viện trợ và các mục tiêu ưu
tiên trong từng thời kỳ của UNDP. Ngân sách dự kiến viện trợ cho các chương trình của
các nước nhận viện trợ do hội đồng Chấp hành UNDP thông qua. Chương trình quốc gia
là khuôn khổ hợp tác của UNDP với nước nhận viện trợ. Trên cơ sở chương trình quốc
gia, UNDP phối hợp với chính phủ xây dựng các chương trình dự án cụ thể. Phương
thức tiếp cận để thực hiện các chương trình quốc gia của UNDP từ trước năm 2000 là

trạng, nghiên cứu tổng quan và xây dựng các quy hoạch tổng thể; Thực hiện các nghiên
cứu đánh giá thực trạng và đưa ra các khuyến nghị về phát triển tổ chức và thiết chế,
nghiên cứu đánh giá các chính sách, luật lệ và quy chế có tác động đến việc thực thi thiết
chế, hỗ trợ trong việc phân tích và phát triển, và lắp đặt các hệ thống quản lý như lập kế
hoạch, thông tin, báo cáo lập ngân sách, kế toán... Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý,
nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn. Trao đổi thông tin và tổ chức tham quan, khảo sát,
hội thảo và tập huấn; Hỗ trợ nghiên cứu về phát triển và thực hiện các sắp xếp về tổ chức
để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao. Giúp đánh giá và xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ phù
hợp, khuyến khích và giúp đỡ phát triển năng lực công nghệ quốc gia. Trợ giúp việc
thiết lập và nâng cấp các phương tiện vật chất và trang thiết bị.
Từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vi mô các vấn đề về thể chế,
chính sách cũng như tăng cường năng lực tập trung cho các hoạt động hỗ trợ các nước
đang phát triển thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và xoá đói giảm nghèo.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các dự án trợ giúp kỹ thuật và tăng cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với
hỗ trợ xây dựng các chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ.
1.1.4 Phương hướng hoạt động
Trong thời gian tới, UNDP sẽ tiếp tục tập trung phát huy bốn ưu tiên để giúp
UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vĩ mô: thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ; hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông
tin. Đồng thời, sẽ bổ sung thêm hai ưu tiên khác là: ủng hộ nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc
của Tổng Thư ký;cải thiện nguồn tài chính hiện có cụ thể:
Về các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG): UNDP sẽ tập trung:
a) Đạt được những kết quả tại cấp độ quốc gia:UNDP giữ vững tốc độ
hiện nay và tiếp tục tăng cường quá trình báo cáo MDG, các sản phẩm và các bước đi
tiếp theo để các báo cáo MDG trở thành một công cụ thúc đẩy phát triển;
b)Phối hợp với các tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia nâng cao nhận thức
về MDG trong hệ thống Liên hợp quốc và trên thế giới;

ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động.v.. Người đứng đầu UNDP được
gọi là Tổng Giám đốc (Admmistrator) do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm.
Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Chấp hành (Executive Board) gồm 36 nước
thành viên phân bổ theo khu vực địa lý (châu Phi - 8; Châu Á- 7; Trung Âu - 4; Mỹ
Latinh và Caribê - 5; Tây Âu và các nước khác - 12), có nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng
Chấp hành là cơ quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước,
khu vực và kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt động của mình lên ECOSOC.
Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002, đồng thời là
Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 và 2001
1.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam – UNDP
Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với UNDP ngày 21 tháng 3 năm 1978.
Với vai trò là một cơ quan tài trợ của Liên hợp quốc, UNDP bắt đầu thực hiện chương
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trình hỗ trợ tại Việt Nam từ 1978. Từ đó đến nay, UNDP đã thực hiện cho nước ta sáu
chương trình viện trợ(quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ, xóa đói giảm nghèo,
ngăn chặn khủng hoảng và khôi phục sau khủng hoảng, năng lượng và môi trường,
phòng chống HIV/AIDS, bình đẳng giới) với tổng số vốn khoảng 430 triệu USD. Nhìn
chung các chương trình viện trợ của UNDP cho Việt Nam được đánh giá là thực hiện
tốt, có hiệu quả. UNDP coi Việt Nam là một điển hình trong quan hệ hợp tác giữa
UNDP với các nước. Qua các chương trình dự án của mình, UNDP đóng góp đáng kể
vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đổi mới, nhất là trong các lĩnh vực kinh
tế, pháp luật, hành chính. Xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể cho nhiều ngành, địa
phương và tích cực hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta, (đặc biệt là trong
việc huy động viện trợ, giúp Chính phủ điều phôí viện trợ, hội nhập khu vực và thế giới
và một số lĩnh vực cải cách thể chế nhạy cảm bao gồm việc phát triển khuôn khổ pháp lý
và cải cách hành chính.Quan hệ hợp tác Việt Nam - UNDP có thể chia làm ba giai đoạn.
Từ 1977 đến giữa thập kỷ 80: Hỗ trợ tái thiết đất nước và chuyển giao công nghệ.
Theo yêu cầu của Việt Nam, các dự án của UNDP chủ yếu tập trung vào hỗ trợ phục hồi
và nâng cấp năng lực sản xuất, đặc biệt đẩy mạnh sản xuất hàng hoá thiết yếu phục vụ

Luật Doanh nghiệp, góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính và bãi bỏ nhiều loại giấy
phép, qua đó cắt giảm đáng kể gánh nặng và chi phí về thủ tục hành chính trong việc
thành lập doanh nghiệp. UNDP cũng đã hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 10 năm 2001-2010, hiện đang là đường lối chỉ đạo quá trình phát triển đất nước
trong những năm tới. Trong chu kỳ 2001-2005, UNDP đã cung cấp 41,30 triệu USD
viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Với sự hỗ trợ của UNDP và một số nhà tài trợ
khác. Việt Nam đã phê duyệt và công bố chiến lược cải cách hành chính quốc gia 2001-
2010 và dự thảo chiến lược cải cách luật pháp cho l0 năm tới, đặt nền móng cho những
bước cải cách hành chính và luật pháp mạnh mẽ sâu rộng hơn.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
UNDP đã có nhiều hoạt động hỗ trợ việc xây dựng khung pháp luật kinh tế cho Việt
Nam như. tổ chức nghiên cứu chuyên đề, cung cấp chuyên gia tư vấn pháp luật quốc tế,
tổ chức toạ đàm. Các hoạt động này đã góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền xây
dựng, sửa đổi và ban hành một hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ, toàn diện, minh bạch
hơn và có tính khả thi cao hơn: Luật Ngân sách, Luật Thương mại, Luật Khoáng sản,
luật dầu khí, luật đầu tư nước ngoài... Đồng thời, UNDP giúp tăng cường năng lực chỗ
nhiều cơ quan pháp luật như: Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Toà án Nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, và nhiều cơ quan của các tỉnh thành.
UNDP cung bắt đầu tập trung nhiều hơn và giúp Việt Nam thực hiện xoá đói,
giảm nghèo, phát triển con người bền vững. Nhiều dự án đã được thực hiện ở một số
tỉnh nghèo nhất ở miền Bắc, miền Trung, và miền Nam. Những bài học kinh nghiệm của
các dự án này đã được lồng ghép vào chương trình.
Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm và Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói- giảm nghèo mà UNDP đóng vai trò tư vấn. Bên cạnh đó,
UNDP đã và đang hỗ trợ Việt Nam tăng cường các chính sách hỗ trợ những nhóm và
cộng đồng dễ bị xâm hại như các dân tộc thiểu số, những người di dân ở khu vực nông
thôn và những người bị nhiễm HIV/AIDS. UNDP đã phối hợp hỗ trợ Việt Nam tăng
cường vai trò của phụ nữ trong quá trình ra quyết định, nâng cao nhận thức của công
chúng về bình đẳng nam nữ, thúc đẩy sự tiến bộ và nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã

hoạt động phát triển. Viện trợ của WFP là nguồn viện trợ không hoàn lại lớn nhất trong
hệ thống LHQ cho các nước đang phát triển. Tính từ năm 1963 đến nay, WFP đã huy
động được trên 25 tỷ USD và trên 50 triệu tấn lương thực, thực phẩm để giúp đỡ những
người nghèo trên thế giới. Thông qua các dự án “Food for Work”, viện trợ của WFP
giúp tạo việc làm nâng cao thu nhập cho dân nghèo, khôi phục hạ tầng cơ sở nông thôn,
bảo vệ môi trường và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em, qua
đó góp phần xóa đói giảm nghèo.
11


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status