hợp tác để đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống - Pdf 26

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 4 thập kỉ tồn tại và phát triển , Asean đã tồn tại và phát triển, lớn
mạnh trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng trong
đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể thiếu
của các nước và tổ chức lớn trên thế giới. Hợp tác Asean ngày càng mở rộng và đi
vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó hợp tác để đối phó với những
thách thức an ninh phi truyền thống luôn là một nội dung được Asean đặc biệt
quan tâm. Nhiều hoạt động đã được tiến hành giữa các cơ quan quốc phòng của
các nước thành viên trong thời gian vừa qua đã đánh dấu mức độ phát triển thực tế
yêu cầu hợp tác cùng giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này dưới đây nhóm xin bình luận về các nội dung hợp tác chính trị -
an ninh phi truyền thống của cộng đồng chính trị - an ninh và đánh giá triển vọng
của từng nội dung hợp tác đó cho đến năm 2015.
1
NỘI DUNG
1. Khái quát về cộng đồng chính trị, an ninh
1.1. Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN
Theo tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN thì cộng đồng chính trị - an ninh
ASEAN giữ vai trò là một trong ba trụ cột hợp tác của cộng đồng ASEAN. Có thể hiểu,
cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN là liên kết chính trị an ninh của ASEAN trên cơ sở
một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lí, nhằm xây dựng và duy trì một khu vực
ASEAN ổn định, hòa bình và an ninh toàn diện.
1
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) chỉ là một cơ chế hợp tác liên chính
phủ về chính trị - an ninh giữa các nước ASEAN mà không phải là một liên minh quân
sự, một hiệp ước phòng thủ hay một chính sách ngoại giao chung. Theo đó các nước
thành viên ASEAN vẫn sẽ tiếp tực duy trì chủ quyền của họ trong việc theo đuổi các
chính sách đối ngoại và các sắp xếp phòng thủ riêng. Như vậy, APSC là cộng đồng
chính trị - an ninh do ASEAN, của ASEAN và vì ASEAN, với bản chất phi quân sự và
hội nhập.
Về sự hình thành, APSC hình thành dựa trên những cơ sở quan trọng bao gồm cơ sở

cứu, được bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các
quan hệ song phương và đa phương. Cho đến nay, việc nhận thức và xác định những vấn
đề an ninh phi truyền thống vẫn chưa có sự thống nhất. Một số nghiên cứu viện dẫn
quan niệm của Liên hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống trong 7 lĩnh vực chính:
kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Có nghiên
cứu quy vấn đề an ninh phi truyền thống vào 5 lĩnh vực cơ bản: kinh tế, môi trường, xã
hội, chính trị và văn hóa. Một quan điểm khác phân chia các vấn đề an ninh phi truyền
thống thành 6 nhóm chính: ô nhiễm môi trường, tình trạng thiếu hụt tài nguyên, tội
phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh truyền nhiễm và thảm họa địa chất.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa các nước ASEAN và Trung Quốc
tại Phnôm Pênh (Cam-pu-chia) đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác
trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống, xác định an ninh phi truyền thống là những vấn
đề: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ
khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao. Các quan niệm trên đều
có một điểm chung là xác định các vấn đề an ninh phi truyền thống là gì để so sánh và
qua đó thấy được sự khác biệt với vấn đề an ninh truyền thống.
Khái niệm an ninh phi truyền thống với những nội dung cụ thể của nó, rõ ràng
mang tính chất “động”, và, cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể còn tiếp tục được
mở rộng hơn. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà cách đặt vấn đề an ninh phi truyền
thống của các quốc gia, khu vực và cộng đồng có những điểm khác nhau nhất định.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế giới
dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn hơn bởi các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn
hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn và tốc độ lây lan cũng nhanh hơn. Chính vì vậy, để giải
quyết và đối phó với những vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng
quốc tế, sự cố gắng của mỗi cộng đồng, quốc gia, con người, với những giải pháp và
bước đi phù hợp, kết hợp tổng lực các biện pháp kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội.
Hướng đến một cộng đồng chính trị - an ninh đoàn kết, hòa bình và tự cường,
ASEAN đã khẳng định sự theo đuổi nguyên tắc an ninh toàn diện, trong đó, bên cạnh

tế bằng những giải pháp và bước đi hài hòa kết hợp kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp
luật, khoa học kỹ thuật và các mặt khác.
2.1.2 Cơ sở pháp lý:
Trải qua quá trình phát triển, các nội dung hợp tác của cộng đồng chính trị - an ninh
đã, đang và sẽ được triển khai thực hiện hiệu quả thể hiện qua 16 hoạt động cụ thể
2

Các chương trình, kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống mà mục
tiêu chính là chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, khẳng định sự cần thiết khách
quan hợp tác song phương và đa phương giữa các nước ASEAN với các nước đối thoại,
trước hết là hợp tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy những nỗ lực
trong quản lý và đấu tranh chống tội phạm thông qua cơ chế hiện hành của ASEAN,
AMMTC, ASEANAPOL và mối quan hệ phối hợp với EUROPOL và INTERPOL. Gần
đây nhất, tại cuộc hội thảo của ARF về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hợp tác “an
ninh phi truyền thống” tổ chức tại Trung Quốc tháng 3/2005, các nước ASEAN và 13
2
Nội dung các hoạt động được trình bày cụ thể tại Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, tr.64-66.
4
nước đối thoại đã bàn bạc thống nhất một số hướng hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực “an
ninh phi truyền thống”.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 12/2005, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí bổ
sung hợp tác về các vấn đề an ninh năng lượng, xử lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh,
nhất là dịch cúm gia cầm đang lan rộng.
Vấn đề Biển Đông tiếp tục là mối quan tâm chung của khu vực, được đề cập tại
ASEAN, ARF và nhiều diễn đàn khu vực có liên quan. Các nước đều nhấn mạnh bảo
đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, vì đây là nguyện vọng và
lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước.
Theo đó, các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, giải quyết
các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Cùng với việc nhấn mạnh các nguyên tắc nêu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status