Phân tích điều kiện ra đời và những ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa - Pdf 30

1.: Phân tích điều kiện ra đời và những ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa. Ý nghĩa thực
tiễn. Ý nghĩa thực tiễn:
Để phát triển nền sản xuất hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, một mặt phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế
(vùng, ngành nghề, lao động, tăng cường đào tạo nghề) để tạo ra tính chuyên môn hoá, tăng cường
tham gia phân công và hợp tác quốc tế, xây dựng và phát triển hệ thống thị trường; mặt khác, phải
đa dạng hoá sở hữu và các hình thức tổ chức kinh tế, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách
kinh tế – xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng...
3.Lượng giá trị hàng hóa được đo lường như thế nào? Phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị của hàng hóa. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn
a. Thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng hóa. Tuy nhiên
bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức cạnh tranh của hàng Việt Nam còn chưa cao
ở thị trường trong nước và quốc tế.
* Ưu điểm:
− Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động
dồi dào, giá rẻ. Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi).
Giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1%/năm, tương ứng mức
47,82 triệu người năm 2011, 50,4 triệu năm 2015 và 53,15 triệu năm 2020. Với mức
tăng nguồn lao động hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. Người
lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với
truyền thống dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Giá nhân công của nước ta lại
rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác.
− Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào,( nhất là nguyên liệu cho các
ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…) như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết
kiệm được chi phí mua nguyên liệu. Giảm chi phí sản suất sẽ làm giảm giá cả của
hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá.
* Nhược điểm:
− Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu
là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế. Năm 2010, có đến 19,5

nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cho sản phẩm.
* Giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp:
− Ứng dụng khoa học- công nghệ vào quá trình sản xuất. Bản thân các
doanh nghiệp vừa phải nỗ lực cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, vừa phải tranh
thủ tiếp thu công nghệ tiên tiến của nước ngoài để tạo ra nhiều sản phẩm có chất
lượng, giảm chi phí sản xuất.
− Đổi mới công nghệ phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp và xu thế phát triển của công nghệ thế giới để lựa chọn công nghệ thích hợp,
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần
phải đầu tư đổi mới đồng bộ dứt điểm từng dây chuyền công nghệ những sản phẩm
quan trọng, mũi nhọn, tránh đầu tư lan man. Dây chuyền máy móc hiện đại sẽ làm ra
nhiều sản phẩm hơn, đồng đều hơn, giảm bớt sức lao động chân tay trong mỗi sản
phẩm. Như vậy giá thành cũng có thể hạ.
− Đầu tư đổi mới công nghệ phải đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ
mới và đồng bộ, tiến hành tổ chức lại quản lý. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kĩ thuật và
đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, sử dụng công nghệ hiệu quả nhất. Năm
2009 chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng
trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16
nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34
nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước.
Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của đất nước. Thực tế cho
thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu tương đối nhanh và làm chủ được tri thức,
công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.
− Để đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước cần có cơ chế và chính sách
khuyến khích nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ như: hỗ trợ
kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu sản xuất ra máy móc thiết bị trong
nước, lập quỹ dự trữ đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, giảm thuế một số năm đối
với những doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong
sản xuất.
− Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự

động phức tạp kết tinh trong hàng hoá tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng
có chất lượng, mẫu mã phù hợp, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là một
trong những điều kiện để tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị
trường trong nước và trên thế giới.
* Sự cạnh tranh thành công về giá của các doanh nghiệp còn liên quan đến các chính
sách của Nhà nước, trong đó cần coi trọng các vấn đề:
− Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các chính sách định lượng về quản
lí giá cả, giúp các doanh nghiệp có thêm căn cứ để xác định giá cả cho phù hợp.
− Thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong đó có các chính sách về thuế, chính
sách về nhập khẩu công nghệ, chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp cải tiến
chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
− Bên cạnh đó nhà nước cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc triển lãm về
cải tiến chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để các doanh nghiệp học tập kinh
nghiệm lẫn nhau, tham khảo về giá cả lẫn nhau. Đồng thời cần chủ động thường
xuyên mời các chuyên gia nước ngoài đến để tổ chức các khoá tập huấn về quản lí
chất lượng, trao đổi công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều biện pháp khác để làm giảm giá
thành sản phẩm mà vẫn bảo đảm chất lượng. Ví dụ như tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào,
giá rẻ ở trong nước sẽ làm giảm chi phí sản xuất, chi phí sản xuất càng thấp sẽ làm giá cả càng
hạ. Mở rộng việc quảng bá, tiếp thị hàng Việt Nam để đông đảo người dân tiếp cận với hàng
trọng nước, loại bỏ tâm lí “sính ngoại” của nhiều người. Để làm được điều này ta có thể mở
những gian hàng giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, đưa hàng Việt về nông thôn, tổ
chức các tuần lễ khuyến mãi với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra còn
phải xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam để có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng,
làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng và giá cả của hàng trong nước.
 Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của hàng hoá của
các doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên. Tuy nhiên vẫn phải
ưu tiên hàng đầu cho các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng mức độ phức
tạp của lao động. Vì đây chính là yếu tố quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status