THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - Pdf 31

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................3
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.....3
1.1.Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ...............3
1.1.1. Khái niệm về thuế TNDN.......................................................3
1.1.2. Đặc điểm thuế TNDN.....................................................................4
1.2. Căn cứ kế toán thuế TNDN.....................................................................5
1.2.1. Thu nhâp tính thuế..........................................................................5
1.2.2. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.............................................5
1.2.3 Các khoản chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế...................6
1.2.4 Các khoản không tính vào chi phí được trừ.....................................8
1.2.5 Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế....................8
1.2.6 Thuế suất thuế TNDN......................................................................9
1.2.7 Thu nhập chịu thuế từ chuyền quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê
đất..............................................................................................................9
1.3 Tổ chức kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp......................................12
1.4 Yêu cầu của tổ chức kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp..................13
PHẦN 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM....14
2.1. Sự khác nhau giữa lợi nhuận chịu thuế và thu nhập doanh nghiệp. .14
2.2. Khó khăn trong phương pháp hạch toán và trình bày phần chênh
lệch thuế..........................................................................................................16
2.3. Hạn chế trong vấn đề chứng từ - hóa đơn phục vụ yêu cầu quản lý
thuế.................................................................................................................20
2.4 Tổ chức kế toán hiện nay còn nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong
quá trình thanh, kiểm tra thuế.....................................................................24
PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....................................................30
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1 Hóa đơn (GTGT) ..............................................................................30

TNDN phải
nộp
=
Thu nhập
chịu thuế
trong kỳ
tính thuế
X Thuế suất
thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác. Thu nhập chịu
thuế phải là thu nhập ròng tức là sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tạo
ra nó và các khoản được phép giảm trừ (Doanh thu, chi phí hợp lý)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.2. Đặc điểm thuế TNDN
Thứ nhất : Đối tượng nộp thuế theo luật quy định trùng với đối tượng
chịu thuế
Người chịu thuế theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một
chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, thuế TNDN làm cho
khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên
khó khăn hơn
Thứ hai: Thuế TNDN là một khoản chuyển giao của người nộp thuế cho
Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự.
Tính bắt buộc vô hình sự là thuộc tính chung của thuế nói chung và
thuế TNDN nói riêng, nó phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy
động tài chính khác của ngân sách Nhà nước.
Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là những
quan hệ tiền tệ được xác lập một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội
đặc biệt – Việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước. Phân
phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế TNDN là việc phân

1.2. Căn cứ kế toán thuế TNDN
1.2.1. Thu nhâp tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập
chịu thuế trừ đi thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết
chuyển từ những năm trước theo quy định
Thu nhập tính thuế được xác đinh theo công thức sau :
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn
thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm : thu nhập từ hoạt
động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế,
kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ở
nước ngoài
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ các khoản chi phí
hợp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
trong kỳ tính thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập từ các
hoạt động góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết kinh tế đã nộp
thuế TNDN chia cho thì khoản thu nhập này sé không phải tính thuế
TNDN.
1.2.2. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
◦ Khái niệm:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, cung
ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được
hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT.
Doanh thu nộp thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp trực tiếp là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
◦ Thời điểm ghi nhận doanh thu:

có hiệu quả kinh tế được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai
lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
◦ Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu, hàng hóa thực chất đem vào sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ liên quan đến doanh thu, thu nhập trong kỳ
được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do cơ sở kinh
doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ sở kinh doanh mua sản phẩm mây, tre, cói nứa của người nông dân
trực tiếp làm ra, làm thủ công mỹ nghệ các nghệ nhân không kinh
doanh, đất, cát sỏi của người dân tự khai thác…không có hóa đơn
chứng từ được lập bảng kê theo quy định của Bộ tài chính trên cơ sở
chứng từ đề nghị thanh toán của người bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
◦ Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy
định của Bộ luật lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng.
Lưu ý là chi phí tiền ăn ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp
lý không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công
chức nhà nước.
◦ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, y tế, đào
tạo lao động theo chế độ quy định, tài trợ cho giáo dục.
◦ Chi phí mua ngoài: điện, nước, sửa chữa tài sản cố định, kiểm toán,
dịch vụ pháp lý, thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa, bảo
hiểm tài sản, chi tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy
phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật và
dịch vụ mua ngoài khác.
◦ Các khoản chi
Gồm các khoản chi cho lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi bảo vệ cơ
sở, trích nộp các loại quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách
nhiệm của cơ sỏ kinh doanh sử dụng lao động, kinh phí công đoàn…
◦ Chi trả tiền lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức

chứng từ không hợp pháp, các khoản chi không liên quan đến doanh
thu, TNCT trong kỳ tính thuế, các khoản chi do nguồn kinh phí khác
đài thọ.
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho các
sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty TNHH và
công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ.
- Các khoản trích trước vào chi phí hợp lý mà thực tế không phát sinh.
Bao gồm : trích trước chi phí TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm hàng
hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.
- Các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ
không hợp lệ
- Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao
thông, vi phạm chế độ kinh doanh, vi phạm về kế toán thống kê, vi
phạm về thuế và các vi phạm hành chính khác
- Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.
Như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các địa phương, chi ủng
hộ các tổ chức, đoàn thể nằm ngoài cơ sở kinh doanh, chi từ thiện và
các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế
- Các khoản chi cho nguồn kinh phí khác đài thọ, như : chi phí sự
nghiệp, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất.
1.2.5 Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
- Chênh lệch mua bán chứng khoán
- Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghệ,
quyền tác giả
- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, quyền thuê đất
- Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản
- Lãi tiền gửi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm
- Chênh lệch do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái

quyền sử dụng đất, thuê đất
- Trường hợp giá thực tế chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND Tỉnh,
thành phố trực thuộc TƯ quyết định thì doanh thu dùng để tính thu
nhập chịu thuế căn cứ vào giá do UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc
TƯ quyết định
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong trường hợp chuyển
quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cùng với kết cấu hạ tầng trên đất
được xác định bao gồm cả doanh thu chuyển quyền sở hữu, kết cấu
hạ tầng và doanh thu cho thuê kết cấu hạ tầng trên đất
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì
cùng với công trình trên đất phải tách riêng phần nhượng bán trên
đất.
b. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
Giá vốn của đất được xác định như sau:
- Đối với nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất
thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đât, thu tiền cho thuê đất
của Nhà nước
- Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức cá nhân căn cứ vào hợp
đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất,
quyền thuê đất
- Trường hợp tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đổi công
trình lấy vốn của Nhà nước thì giá vốn được xác định theo giá của
công trình đã đổi
- Giá trúng trong trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất,
quyền thuê đất
- Trường hợp các công ty TNHH, công ty cổ phần chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, cho thuê đất, mà đất có nguồn gốc do góp vốn liên
doanh thì giá vốn được xác định theo biên bản góp vốn của Hội đồng
quản trị

doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm
Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/ TNDN ban hành kèm
theo thong tư 60/2007/TT-BTC
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm
chấm dứt kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở
hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai( tùy theo thực tế
phát sinh của người nộp thuế).
∙ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu 03-1A/
TNDN, 03/1B/TNDN, hoặc 03/1C/TNDN ban hành kèm theo thông tư
60/2007/TT – BTC
∙ Phụ lục chuyển lỗ theo số 03/2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư
60/2007/TT – BTC
∙ Phụ lục về ưu đãi thuế TNDN theo các mẫu ban hành kèm theo
thông tư 60/2007/TT-BTC
∙ Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính
thuế theo mẫu 03/5/TNDN ban hành kèm theo thông tư 60/2007/TT-BTC
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90
kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Nguyên tắc lập tờ khai thuế:
- Số tiền ghi trên tờ khai thuế được làm tròn đến đơn vị là đồng Việt
Nam, không ghi số thập phân
- Các số liệu ghi trên tờ khai phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy
xóa, chỉ tiêu nào tính ra số âm thì dùng dấu gạch ngang.
- Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì
bỏ trống không ghi
- Tờ khai thuế được coi là hợp lệ khi khai đúng mẫu quy định, đầy đủ
các thông tin định danh theo đăng ký với cơ quan thuế, mã số thuế và
có người đại diện theo pháp luật của NNT ký tên và đóng dấu

• Đảm bảo tính quốc tế và nghề nghiệp kế toán
- Các văn bản pháp lý và tác nghiệp kế toán cũng như trang thiết bị kỹ
thuật trong bộ máy kế toán chuẩn mực và trình độ về kế toán
- Cần nghiên cứu đầy đủ nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế và
thực tiễn tổ chức quản lý ở Việt Nam để triển khai cho phù hợp với
yêu cầu quản lý của các cấp chủ thể trong đơn vị hạch toán
• Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Theo nguyên tắc này, mức độ thỏa mãn lợi ích thông tin cho các đối tượng
quản lý với chi phí cho tổ chức bộ máy ở quy mô tương ứng là thấp nhất
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhưng hiệu quả về thông tin thỏa mãn cao nhất cho quản lý giúp cho việc
ra các quyết định của các cấp chủ thể quản lý đạt mức độ tối ưu
1.4 Yêu cầu của tổ chức kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tính độc lập trong dữ liệu kế toán thuế và dữ liệu trong kế toán
doanh nghiệp
- Sự đối chiếu giữa dữ liệu trong kế toán thuế và dữ liệu trong kế
toán doanh nghiệp
- Sự trùng nhau khi đánh giá theo giá trị và số lượng thu chi, tài
sản và các khoản phải nộp khác theo dữ liệu của kế toán thuế và kế
toán doanh nghiệp, nếu không có các nguyên nhân khách quan làm
sai lệch
Website: Email : Tel : 0918.775.368
-
PHẦN 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
Thực tế luôn tồn tại sự khác biệt trong các chính sách thuế với các quy
định trong các chuẩn mực và chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế
nào trên thế giới, các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải hiểu và có
cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này.

bán hàng
Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập
chịu thuế bao gồm
Một là, các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN
trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để xác định doanh thu kế toán. Ví
dụ các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để
ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán
Hai là : trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của
nhiều năm, doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền
cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tình thuế
TNDN, cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh
thu phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định doanh thu theo số
tiền trả một lần.
Ba là: các khoản dịch vụ hàng hóa được trao đổi không được xác định
là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế theo thuế TNDN
Bốn là: các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch
vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán,nhưng
không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ
các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán
nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm doanh thu tính thuế theo
quy định của luật thuế TNDN khi thanh toán bằng tiền mặt.
Về chi phí, thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi
phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh
nghiệp theo kế toán được xác định là chi phí nhưng không được đưa vào
chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
Một : Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định, cụ thể, cơ sở
kinh doanh trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo các quy
định và chế độ quản lý sử dụng, trích khấu hao TSCĐ dùng trong sản
xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status