NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG” CỦA IVAN BUNIN - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: VĂN HỌC PHÁP - ANH (TK XVIII-XIX)
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY
NẮNG” CỦA IVAN BUNIN
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện ngắn “Say Nắng ” của Ivan Bunin
Giảng viên : Đào Duy Hiệp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huệ
Lớp : K50-Văn CLC

Hà Nội -2007
1
I. GIỚI THIỆU VỀ BUNIN VÀ TRUYỆN NGẮN “SAY NẮNG”
1. Tác giả Bunin.
Bunin là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Nga thế kỷ XX.
Giống như nhiều nhà văn Nga khác, ông mang trong mình tình yêu tha thiết với đất
nước Nga, con người Nga, như ông đã nói: “Đất nước và con người bao giờ cũng
khiến tôi rung động”. Bunin không để lại một di sản văn học đồ sộ. Nhưng đó lại là
“cả một chương của sự phát triển văn học Nga trong thế kỷ chúng ta”. Có ý kiến cho
rằng, sau Tsekhov, Bunin đã đem lại sự đổi mới cho thể loại truyện ngắn Nga. Mỗi
truyện ngắn của ông vừa là một áng văn suôi lại vừa là một bài thơ, được viết bằng trí
tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học và một nhà thơ.
Tác phẩm của Bunin xoay quanh những đề tài: thiên nhiên, tình yêu, cái chết.
Đó là những gì thường nhật của cuộc sống, đã quá thân quen trong sáng tạo của nhiều
tác giả khác. Nhưng với một cách viết riêng, Bunin đã tự khẳng định giá trị của cây
bút mình trong số đó, đề tài tình yêu dường như đã trở thành mối quan tâm của không
ít tác giả.
2. Truyện ngắn “Say nắng”

Tất cả những điều đó đã được Bunin thể hiện thành công trong truyện ngắn
“Say nắng”.
III. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “SAY
NẮNG” CỦA BUNIN.
1. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Say nắng”
“Say nắng” là một truyện ngắn mang tựa đề khá đặc biệt, kể về câu chuyện tình
ngắn ngủi và hết sức tự nhiên giữa một chàng trung úy với một thiếu phụ. Câu chuyện
tình chỉ diễn ra trong vòng một ngày: trưa ngày hôm trước đến sáng ngày hôm sau, khi
người thiếu phụ ra đi, bỏ lại chàng với trái tim tan nát và tâm hồn trống rỗng. Cuộc
gặp gỡ và sự khởi đầu của tình yêu như một cơn “Say nắng” - điều mà cả hai cùng cảm
nhận được. Người phụ nữ không hiểu tại sao mình lại có thể đi theo chàng trai, không
hiểu tại sao lại ở cùng chàng trang một đêm. Sự ra đi của nàng là sự trở lại với cuộc
sống thường nhật. Nhưng để lại đằng sau là một trái tim đầy đau khổ. Chàng trung úy
trẻ đã yêu người thiếu phụ ấy, yêu một cách si mê, say đắm. Và từ khi người thiếu phụ
ra đi, diễn biến tâm lý của chàng trai vô cùng phức tạp, được Bunin miêu tả hết sức
thành công.
2. Sự nhập thân của nhân vật kết hợp với ngôn ngữ miêu tả tinh tế.
Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật của mình để có thể cảm nhận hết được
những diễn biến tâm lý đang diễn ra trong chàng trung úy. Ông như sống cùng nhân
vật, đặt mình vào vị trí của nhân vật, thấu hiểu những đổi thay, những trạng thái cảm
xúc của chàng trai khi người phụ nữ mà chàng yêu đã ra đi mãi mãi, không bao giờ trở
lại nữa. Truyện có sự đan xen, kết hợp rất tự nhiên giữa lời của người kể chuyện với
lời của nhân vật. Ta khó có thể nhận ra đâu là lời của nhà văn, đâu là những suy nghĩ
của nhân vật. Nhà văn đóng vai trò là người kể chuyện biết tuốt. Với điểm nhìn Zero,
Bunin đã miêu tả một cách tinh tế từng trạng thái cảm xúc của chàng trung úy. Sau khi
3
đưa nàng đi, trở về phòng, cảm xúc đầu tiên của chàng trang mới chỉ là thấy “có cái gì
đó đã khác trước”. Chàng cảm thấy sự vắng bóng, sự thiếu thốn một cái gì đó. Diễn
biến tâm lý tiếp tục được tăng dần theo cấp độ: “Trái tim chàng trung úy bỗng thắt
lại”, rồi “đi đi lại lại” và “nước mắt đã trào lên mi”. Tất cả những suy nghĩ tiếp sau cứ

toàn bộ gia đình của nàng và toàn bộ cuộc sống thường ngày của nàng”. Yêu mà không
4
thể có được người mình yêu, yêu mà không thể được gặp, được nhìn thấy người mình
yêu thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì. Sự mâu thuẫn ấy đã làm cho chàng trai vô cùng
đau khổ và day dứt. Nhưng có lẽ tình yêu quá lớn, quá mãnh liệt, cơn “Say nắng” ấy
làm chàng trai bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để quyết định đến với người mình yêu,
quyết định dành cả cuộc đời cho người phụ nữ ấy “từ nay toàn bộ cuộc đời tôi là của
em, là thuộc quyền em, vĩnh viễn, cho đến khi xuống mồ”.
Khi sự quyết tâm của chàng trai lên đến cao trào, đỉnh điểm thì nhà văn lại tiếp
tục xây dựng thêm một mâu thuẫn tiếp theo. Đó là mâu thuẫn giữa cái khát khao hy
vọng kiếm tìm hạnh phúc của chàng trung úy với hiện thực về sự vô vọng bởi “tuy
chàng biết thành phố nàng đang ở, biết là nàng có chồng và có đứa con gái 3 tuổi,
nhưng lại chẳng biết tên biết họ nàng là gì cả”. Đó là cái trớ trêu của thực tại được tạo
ra như để thách thức và tình yêu của chàng trai trẻ. Đến lúc này chàng thực sự cảm
thấy tuyệt vọng và đau đớn “con tim đã bị trúng thương”. Nhà văn đã tạo ra những
mâu thuẫn, những đối lập để tâm trạng cảm xúc của nhân vật thể hiện một cách sâu sắc
nhất, tột cùng nhất.
3.2. Bunin còn rất tinh tế khi tạo nên sự mâu thuẫn giữa cảnh vật và tâm trạng
con người.
Khi người thiếu phụ ra đi, chàng trai trở về căn phòng mà hai người đã ở cùng
nhau qua một đêm. Một mâu thuẫn diễn ra trong căn buồng đó là tất cả mọi thứ như
vẫn còn in đậm bóng dáng của người phụ nữ: “mùi nước hoa Ănglê”, “chiếc khăn tay”,
“chiếc chén uống dở”… với hiện thực là người phụ nữ đã không còn ở đó nữa. Tất cả
mọi thứ, đều làm hiện lên hình ảnh của nàng. Đặc biệt là hình ảnh “chiếc giường”.
Chàng càng cố gắng để không nhìn vào mọi vật trong gian phòng (“không còn đủ sức
để nhìn vào chiếc giường ấy nữa”, “cố không nhìn vào chiếc giường ở đằng sau tấm
bình phong”) thì mọi vật lại càng như phơi bày ra, làm hiện lên hình ảnh của nàng.
Thật là điều nghịch lý, trớ trêu. Tất cả đều kéo chàng vào sự rằng xé, rày vò. Và chàng
quyết định “kiếm cho được kế thoát thân”, chàng tìm đến với cuộc sống bên ngoài: là
“chợ”, là “nhà thờ”… Một lần nữa Bunin lại tạo ra sự đối lập gay gắt giữa cảnh vật


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status