Hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở (Qua khảo sát thực tiễn ở xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở (Qua khảo sát thực tiễn ở xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An)



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở CƠ SỞ 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.2. Hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở - những nội dung cơ bản 24
1.3. Mối tương quan giữa hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư và thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở 55
Chương 2: THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 72
2.1. Thực trạng của hoạt động tự quản cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở 72
2.2. Hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở qua khảo sát thực tiễn tại cộng đồng dân cư xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 84
2.3. Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp triển khai hiệu quả hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở 98
KẾT LUẬN 129
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cầu của chính quyền nhà nước và phù hợp với những mục tiêu mà cộng đồng dân cư trong làng đề ra.
Theo quy chế thì trưởng thôn không chỉ chịu trách nhiệm với cộng đồng thôn xóm mà có trách nhiệm thực thi những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương. Như vậy ở đây trưởng thôn đóng vai trò trung gian giữa nhà nước và xóm thôn, là người quản lý những hoạt động của cộng đồng theo mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên nhưng mặt khác lại là người đứng đầu bộ máy hoạt động tự quản cộng đồng. Trưởng thôn là người vừa thay mặt nhà nước để triển khai các công việc chung theo yêu cầu của xã hội, mặt khác lại là người khởi xướng, giải quyết những công việc nảy sinh trong hoạt động tự quản của cộng đồng. Nhờ vào vai trò của trưởng thôn mà nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của các cộng đồng dân cư cơ sở tương đối khép kín này.
Trưởng thôn, làng, ấp, bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ và quyền công dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của uỷ ban nhân dân và các công việc được uỷ ban nhân dân xã uỷ nhiệm.
Phối hợp với Ban công tác Mặt trận thôn, làng, ấp, bản; tổ chức thực hiện các nghị quyết của cộng đồng dân cư
Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các hội hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự trị an, an toàn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thôn làng ấp bản.
Phối hợp với Ban công tác mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản hướng dẫn hoạt động của các Ban hoà giải, Ban an ninh, Ban sản xuất, Ban kiến thiết.
Phát hiện và báo cáo kịp thời với uỷ ban nhân dân xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân
Định kỳ 6 tháng báo cáo công tác và tự phê bình, kiểm điểm trước Hội nghị thôn, làng, ấp, bản.
Được tham gia dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp theo quy định của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [10].
Vị trí xã hội trong làng còn thể hiện qua việc phân biệt các tầng lớp xã hội theo tuổi tác, tuy rằng ngày nay truyền thống trọng xỉ đã có phần giảm bớt nhưng yếu tố tôn trọng người già, người cao tuổi vẫn là một giá trị xã hội mà làm tăng thêm tình đoàn kết và cung cách ứng xử có nề nếp ở cộng đồng dân cư.
Trong hoạt động tự quản của cũng cần tính đến sự tồn tại khác biệt của các nhóm xã hội, các cộng đồng nhỏ trong làng. Ngay trong một làng, vị trí xã hội, vai trò xã hội của đồng đồng thân tộc (họ hàng), gia đình cũng khác nhau, những dòng họ to, nhỏ với số lượng thành viên nhiều hay ít, những dòng họ đóng góp nhiều cho cộng đồng hay những dòng họ đỗ đạt có nhiều chức sắc đều ảnh hưởng nhất định đến việc bàn bạc, đóng góp sức mình vào hoạt động tự quản của cộng đồng
Mỗi một cộng đồng dân cư ở cơ sở thông qua thiết chế làng xã đều tồn tại nhiều mối quan hệ đặc thù của hoạt động tự quản:
- Quan hệ giữa các dòng họ với nhau
- Quan hệ giữa cộng đồng dân cư với dòng họ
- Quan hệ giữa cộng đồng với các cá nhân trong cộng đồng
- Quan hệ giữa cộng đồng với các giới
- Quan hệ giữa cộng đồng với từng hộ gia đình
- Quan hệ của cá nhân với các nhóm xã hội khác
Sự chồng chéo đan xen những quan hệ trong nội bộ cộng đồng dân cư làm cho cộng đồng dân cư cơ sở trở thành một hệ thống xã hội phức tạp, đa dạng và gắn kết với nhau mà chỉ có tự bản thân cộng đồng dân cư mới hiểu rõ và giải quyết được, sự trì trệ hay phát triển đi lên đều phụ thuộc vào hoạt động tự quản có phát huy được hiệu quả hay không.
1.3.3. Sự tác động lẫn nhau giữa hoạt động tự quản và quyền lực nhà nước ở cơ sở
Mối tương quan này cũng chính là mối tương quan giữa phép nước và lệ làng; giữa pháp luật và hương ước, giữa những quy định bắt buộc và những quy định ràng buộc trên cơ sở thảo thuận với nhau giữa con người với con người. Mối tương quan này chính là hình thức lưỡng tính của thể chế chính trị, pháp lý làm quân bình sự phát triển mọi mặt của đời sống chính trị mỗi đơn vị làng xã và cả quốc gia.
Nhìn vào mối quan hệ giữa hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở và quyền lực nhà nước thông qua mối quan hệ giữa pháp luật và Hương ước ta thấy trong các thời kỳ dựng và giữ nền độc lập của nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam có 4 bộ luật tiêu biểu: Hình thư triều Lý; Hình thư triều Trần; Quốc triều hình luật của triều Lê và Hoàng triều luật lệ của nhà Nguyên. Để tồn tại và phát huy hiệu lực thì phải dựa trên một trên một nền tảng pháp lý cơ bản của cộng đồng dân cư làng xã, đó là Hương ước. Sự tương quan này cũng thể hiện mối quan hệ giữa Làng và Nước. Tự quản là việc của làng, là nền tảng của việc thực thi quyền lực nhà nước, là chỗ dựa để quyền lực nhà nước phát huy hoạt động hiệu quả của mình, vừa duy trì được những đặc thù văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhưng mặt khác nó cũng thể hiện sự mâu thuẫn với nhau giữa một bên là tính cục bộ địa phương và bên kia là tính quốc gia; một bên là vi mô, một bên là vĩ mô; một bên là tính thống nhất nhưng một bên là tính riêng rẽ. Để phân biệt giữa một bên là hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư và một bên là sự quản lý của nhà nước thống nhất và mâu thuẫn như thế nào ta có thể nêu những nét chính sau:
- Quyền lực của nhà nước phải dựa vào sự tự quản của cộng đồng dân cư để thẩm thấu những nhiệm vụ của mình.
Nhìn vào hình thức thì hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư là một hình thức không chịu sự quản lý của bất kỳ đối tượng nào ngoài dân cư vùng miền, làng xã của mình cho nên nó tưởng chừng như phong toả quyền lực của nhà nước và đặc biệt là hình thức pháp lý của cộng đồng dân cư là quy ước và hương ước thì nó lại càng phong toả vai trò của pháp luật nhà nước. Nhưng trên thực tế cơ cấu tổ chức vi mô bộ máy tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở được quy định trong các Hương ước đều là công cụ của “cai trị” của chính quyền nhà nước. Vậy trên một ý nghĩa nào đó thì hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở chính là sự hoá thân của quyền lực nhà nước trong sự phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng cộng đồng dân cư ở cơ sở. Hương ước làng Tây Mỗ trong lời tựa đã viết: "Đối với làng tức là đối với nước, vì góp làng lại thành nước, làng là gốc nước, làng có hay thì nước mới thịnh vậy”. Điều đó có nghĩa làng là gốc nước và quyền lực nhà nước là được điều chỉnh, được tổ chức thực hiện ở các làng. Xét về lý luận thì quyền lực nhà nước là tính quy phạm phổ biến chung; tuy nhiên nó không áp dụng chung cho mọi đối tượng, mọi nơi trong hoàn cảnh làng Việt Nam tự trị và có lối sống, phong tục khác nhau. Chính vì vậy để đi vào đời sống và phát huy khả năng điều chỉnh của mình thì quyền lực nhà nước thông qua chủ trư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status