Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay



Trên cơ sở những tri thức được trang bị, học sinh biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các giá trị và chuẩn mực của xã hội. Đồng thời biết tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội. Biết tìm cách “tự kiểm soát mình để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội”.
Bên cạnh đó, các em hình thành được năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội. Các em tự giác, chủ động tích cực tham gia các phong trào như: tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; an toàn trường học, xây dựng nhà trường trong sạch, không có tệ nạn xã hội.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, con người trong phần triết học – GDCD lớp 10 và phần kinh tế chính trị – GDCD lớp 11 giúp học sinh nắm được về bản chất vật chất của thế giới, sự vận động và phát triển của thế giới vật chất tuân theo những quy luật khách quan, con người có khả năng nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về con người – chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội…
Ngoài ra giúp cho học sinh THPT có những tiền đề lý luận cơ bản để hiểu và nhận thức được tính tất yếu khách quan của quá trình đi lên CNXH trong thời đại ngày nay và sự nghiệp cách mạng XHCN của Đảng và nhân dân ta.
Môn GDCD giáo dục cho học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng của người công dân trong giai đoạn hiện nay
Là môn học giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên môn GDCD có ưu thế giúp các em có hiểu biết về xã hội XHCN, về nền dân chủ XHCN; nhận thức đúng đắn về bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam, về thể chế chính trị, về phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, về vai trò và giá trị của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhà nước và xã hội; về quyền lợi và trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc…
Trên cơ sở đó các em nâng cao được ý thức, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội; biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, đấu tranh phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. Bên cạnh đó hình thành ở các em niềm tin đối với Đảng, với chế độ, với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trở thành một chủ thể của sự phát triển nhân cách có hoài bão và mục đích sống cao đẹp.
Môn GDCD giáo dục các giá trị đạo đức, góp phần trực tiếp xây dựng lối sống đúng đắn và lành mạnh cho học sinh
Thông qua nội dung chương trình học sinh được trang bị những tri thức về đạo đức một cách khái quát và có hệ thống, giúp các em hiểu và biết giữ gìn các giá trị đạo đức như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc của bản thân và xã hội. Từ đó, biết đặt mục tiêu phấn đấu, coi trọng việc rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân, giao tiếp và ứng xử có văn hoá, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Hiểu đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình; biết sống nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Có hiểu biết về truyền thống yêu nước của dân tộc, luôn có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước…Qua đó các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình, phát triển lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH.
Học chữ, học làm người là nhiệm vụ cơ bản nhất của người học sinh. Học để có tri thức, học để hoàn thiện nhân cách là cả một quá trình lâu dài và vô cùng gian khổ, không những đòi hỏi các em phải có niềm tin, phương pháp mà còn phải có ý chí và nghị lực. Môn GDCD có vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển hai thành tố chủ yếu của nhân cách con người đó là “đức” “tài”, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở THPT.
Môn GDCD góp phần nâng cao chất lượng học tập các bộ môn khoa học khác trong nhà trường
Học sinh không thể nào đạt kết quả cao trong học tập khi mà mỗi cá nhân không xác định cho mình động cơ, mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn và khoa học. Trong quá trình học tập, khi tiếp nhận và vận dụng được tri thức môn GDCD các em sẽ có phương pháp khoa học khi tiếp thu kiến thức các môn học khác, đồng thời biết cách xử lý thông tin một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các em sẽ nhận thức đúng đắn hơn khi định hướng lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp các em thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong quá trình phát triển của xã hội.
Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH QUA GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
* Vị trí địa lí tự nhiên
Là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng, Nam Định có tổng diện tích tự nhiên 1650 km2, với dân số khoảng 1.916.400 người. Tỉnh Nam Định phía Đông giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam.
Nam Định là tỉnh có nhiều đặc điểm khác hẳn với các tỉnh khác trong cả nước, đặc biệt là về lịch sử hình thành và phát triển. Đời Đường Nam Định thuộc huyện Chu Duyên. Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang. Thời thuộc Minh, vùng đất này được chia làm ba phủ: Trấn Nam, Phụng Hóa, Kiến Bình. Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đến triều Nguyễn, năm 1832 đổi tên thành tỉnh Nam Định, với 4 phủ, 18 huyện bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng lúc này Nam Định còn 2 phủ và 9 huyện. Từ năm 1926, Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 705 xã.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Nam Định thuộc liên khu ba. Tháng 5 – 1965, Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1976 Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991 lại chia tách và tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11 – 1996 tỉnh Nam Hà lại được tách để tái lập 2 tỉnh là Nam Định và Hà Nam. Theo Quyết định của Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 1/1/1997 Nam Định được tái lập, có 10 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Nam Định, 9 huyện, 229 xã phường, thị trấn.
Nếu như sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình và Thái Bình, thì phạm vi trong tỉnh sông Đào phân chia Nam Định thành hai vùng Nam - Bắc. Sông Ninh Cơ, sông Sò là giới hạn các huyện trong tỉnh.
Với bờ biển dài 72 km2, Nam Định là vùng kinh tế giàu tiềm năng có thể triển khai, thực hiện nhiều đề án phát huy thế mạnh kinh tế biển.
Là tỉnh được phù sa bồi đắp, có nhiều đồi núi nhưng không cao, lại có dòng chảy của khe ngòi liền kề đã tạo cho Nam Định sự màu mỡ phì nhiêu và cảnh non nước hữu tình.
* Điều kiện kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định
Nam Định là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư đang ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, thu hút được nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp và tư nhân.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có công nghiệp Dệt – May là một trong những trung tâm dệt may lớn của cả nước. Tỉnh đã duy trì được tốc tăng trưởng và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 7.384,8 tỷ đồn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status