Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở THÁI BÌNH THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình 9
1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay, những vấn đề đặt ra 33
Chương 2: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở THÁI BÌNH THEO QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 59
2.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 59
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 67
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ân thành ấy. Cũng chính từ tình yêu quê hương tha thiết và khát vọng cháy bỏng là xây dựng Thái Bình thành một tỉnh giàu đẹp, sánh vai cùng các tỉnh khác trong cả nước, làm cho người nông dân Thái Bình thoát nghèo, đỡ khổ, xoá đi mặc cảm về Thái Bình cùng kiệt nàn lạc hậu, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói riêng, cán bộ các cấp nói chung đã không quản ngại gian khó tình nguyện trở về xây dựng quê hương để có được như ngày hôm nay.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và Quy chế này đã từng bước đi vào cuộc sống, đem lại kết quả thiết thực. Nhân dân được đóng góp ý kiến của mình vào việc cụ thể hoá đường lối của Đảng, góp ý tham mưu với BTV Tỉnh uỷ trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Qua thăm dò ý kiến nhân dân cho thấy đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình đã thực hiện 10 đến 12 việc trong số 14 việc cần thông báo để dân biết, 5 trong 6 việc nhân dân bàn và quyết định, 7 trong số 8 việc dân bàn, 8 trong số 10 việc được dân giám sát, kiểm tra. Từ năm 2005 trở đi, Thái Bình đã xây dựng được các làng, xã, gia đình văn hoá và đã có hương ước, quy ước. Từ đó đã khơi dậy tinh thần tự nguyện và đề cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc đóng góp tiền của, công sức để xây dựng, phát triển Thái Bình về mọi mặt giải quyết mọi thắc mắc trong dân.
* Năng lực xử lý tình huống, khả năng sáng tạo, tính quyết đoán
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình được đào tạo có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, vì vậy họ đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua. Chính vì có năng lực lãnh đạo lại tiếp cận với khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã chủ động, sáng tạo, cương quyết trong việc xử lý các tình huống xảy ra, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - văn hoá, đưa Thái Bình thoát khỏi tình trạng là “điểm nóng” của cả nước. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, Thái Bình đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về mọi mặt.
Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đời sống người dân được cải thiện, trình trạng khiếu kiện đông người cơ bản đã được kiểm soát, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường. Thấm nhuần lời căn dặn của Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình đã tích cực kịp thời chỉ đạo và trực tiếp đi xuống các xã, huyện, làng xóm, cùng nhân dân tháo gỡ khó khăn, giải quyết những bất ổn một cách thoả đáng, không để dân kêu ca phàn nàn. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, Thái Bình đã nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, bất ổn, lấy lại lòng tin trong nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, phát triển công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài, văn hoá giáo dục, y tế được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới rõ rệt.
1.2.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay
Những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực công tác. Nhìn chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành được rèn luyện, thử thách, trưởng thành trong thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững, tổ chức và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật, gương mẫu về đạo đức, lối sống. Nhiều đồng chí có tư duy đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác cán bộ được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đã có chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp.
Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ giữa các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí và sử dụng cán bộ. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, quy hoạch cán bộ còn mang tính khép kín, thiếu đồng bộ và chưa quan tâm tạo nguồn từ xa, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài chưa được quan tâm ngang tầm với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH cũng như yêu cầu tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao, việc luân chuyển cán bộ còn thiếu chủ động, chưa gắn với quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bố trí một số cán bộ chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ.
Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay còn có những hạn chế, yếu kém trên là do:
Về khách quan: những tác động mặt trái của cơ chế thị trường, một số chính sách của Đảng, Nhà nước còn thiếu đồng bộ, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu của công tác cán bộ, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, tập quán của người sản xuất nhỏ, tư tưởng bao cấp còn nặng nề. Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức bị giới hạn bởi chỉ tiêu biên chế do Trung ương và Chính phủ giao, cán bộ cơ sở ít được luân chuyển, mặt khác cơ cấu về độ tuổi trong nhiều năm nay không bảo đảm tính liên tục, kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, công chức.
Về chủ quan: nhìn chung, các cấp uỷ Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác cán bộ, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ. Việc kiểm tra, đôn đốc đối với công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thường xuyên nên chưa kịp thời chấn chỉnh yếu kém, khuyết điểm và xử lý vi phạm. Một số nơi còn có tư tưởng cục bộ, bè phái, định kiến, hẹp hòi trong đánh giá và sử dụng cán bộ. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ còn bất cập, chưa được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về nghiệp vụ, phong cách làm việc còn nặng lối hành chính, sự vụ, năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham mưu, đề xuất còn hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nói trên, thực hiện Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 24-5-2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 04-10-2006 về triển khai công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành trong tỉnh. Đặc biệt, việc ban hành Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã thúc đẩy công tác tổ chức, cán bộ có bước đổi mới, cấp uỷ các cấp đã chỉ đạo toàn diện trên các mặt, công tác đánh giá cán bộ từng bước đi vào nền nếp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, lý luận… từ tỉnh đến cơ sở đã được coi trọng, từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cán bộ.
Tháng 10-2006, Tỉnh ủy Thái Bình tổng kết 3 năm thực hiện công tác xây dựng đội ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status