Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sự năm 2005 luận văn ths luật - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN QUỲNH ANH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT
GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
Chuyên ngành : Luật Dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Am Hiểu

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ

1.2.2. Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây
ra theo BLDS 2005
1.3.

40

Lịch sử pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do hành vi trái pháp luật gây ra.

43

1.3.1. Trước khi có BLDS 1995

43

1.3.2. Từ năm 1995 đến nay

49


Chương 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY
RA TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
2.1.

53

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền
lợi người tiêu dùng



2.3.2. Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả

85

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1.

91

Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra

91

3.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi xâm phạm mồ mả

91

3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng

95

3.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình khoa học của riêng tôi, không
sao chép. Kết quả nghiên cứu được công bố trong luận văn chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ trích
dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để cho tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Quỳnh Anh


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bảo vệ môi trường

BVMT

Bộ luật Dân sự

BLDS

Bồi thường thiệt hại

BTTH

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


Trang

3.1

Người khiếu nại

107

3.2

Người bị khiếu nại

108

3.3

Vấn đề khiếu nại

108

3.4

Mục đích khiếu nại

109


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Việc xử lý các vụ việc nêu trên ngoài chế tài hình sự còn dựa trên căn cứ của
pháp luật về dân sự và hành chính nhưng những chế tài này còn yếu, chưa đủ
sức răn đe. Để tăng tính khả thi của pháp luật, cần phải có quy định thống
nhất về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường một cách chuẩn xác. Trên cơ sở đó,
tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2005” để làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Luật Dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi trái pháp luật gây ra gồm có: Luận văn thạc sĩ luật học của Lê
Mai Anh “Những vấn đề vơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”,
luận văn thạc sỹ luật học của Lê Thị Bích Lan “Một số vấn đề về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
và uy tín”; luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Châu “Bồi thường thiệt hại
trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, một số vấn đề lí luận và
thực tiễn” - là một trường hợp của trách nhiệm này, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS 2005 đã được luận văn
phân tích, đánh giá khái quát và có phân tích cụ thể 3 trường hợp BTTH
ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra đó là: BTTH do hành vi xâm
phạm mồ mả, BTTT do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, BTTH
do hành vi gây ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống và chi tiết.
Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như
“Bàn về lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS.

2


Phùng Trung Tập -Trường Đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học Số
10/2004); sách chuyên khảo của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài

bồi thường theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây
ra để so sánh, phân tích và làm rõ những khác biệt của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, luận văn sử dụng phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó các phương pháp phân tích,
so sánh, liệt kê cũng được sử dụng để làm nổi bật vấn đề.
Một số vụ án thực tế được luận văn đưa ra một cách có chọn lọc để
minh họa cho những nhận định, đánh giá và sử dụng số liệu thống kê của các
ngành liên quan.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng
như nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số
trường hợp cụ thể, từ đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp
với thực tiễn áp dụng. Đưa ra hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, đồng thời
góp phần vào việc giúp các cơ quan áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu
nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ:
- Luận văn trình bày một cách khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật

4


gây ra trong pháp luật Việt Nam
- Phân tích, làm rõ các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thể
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra và hướng hoàn thiện.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO HÀNH VI
TRÁI PHÁP LUẬT GÂY RA
1.1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
Luật Dân sự
1.1.1. Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự là một chế định có lịch sử phát triển lâu đời và cho
tới nay vẫn là một trong những chế định có tầm ảnh hưởng rộng rãi và luôn
được nghiên cứu trong nhiều hệ thống pháp luật.
Luật gia Nga, O. S. Ioffe đưa ra định nghĩa: Trách nhiệm dân sự – đó
là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó
sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dưới hình thức tước
quyền dân sự (như tước quyền sở hữu, tước quyền thừa kế…) và/hoặc bằng
hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung như nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ
chậm trả. Dường như định nghĩa này đã đồng nhất giữa trách nhiệm dân sự
với chế tài dân sự, và cho rằng trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng cho vi phạm
nghĩa vụ. Trong khi đó, một số luật gia Nhật Bản lại phân tích rằng, trách
nhiệm dân sự được thể hiện bằng hình thức cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đối
với tài sản của người mắc nợ; tuy nhiên, có thể có trường hợp trách nhiệm
không có nghĩa vụ, chẳng hạn trách nhiệm áp dụng đối với người bảo lãnh,
người thứ ba sở hữu tài sản thế chấp. Vậy không phải bất kể trường hợp nào

nghĩa vụ căn cứ vào hành vi mà Dân luật coi như là trái luật (illicite). Do đó
dân luật đã bắt buộc người làm ra hành vi trái luật phải bồi thường cho người
bị thiệt hại. Tóm lại, trách nhiệm dân sự phát sinh ra nghĩa vụ bồi thường đối
với người nào đã làm ra một hành vi trái luật mà gây tổn hại cho người khác.

8


Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý Việt Nam nói
riêng đều có chung quan điểm về trách nhiệm dân sự. Về nguyên tắc, trách
nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Lý luận chung về Nhà nước và
Pháp luật chỉ ra rằng: “trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà người thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu” [1]. Theo đó trách nhiệm dân
sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải gánh chịu.
Hậu quả bất lợi trong trách nhiệm dân sự được xác định bởi đối tượng điều
chỉnh của nó. Đó là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
Xem xét dưới góc độ này, BLDS Pháp quy định “hợp đồng giao kết
hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết”, tức là nghĩa vụ hợp
đồng cũng có giá trị như luật [10]. Vì vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh
chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự – một loại trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất
của các quan hệ dân sự trong xã hội đó là:
- Trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa
vị pháp lý bình đẳng, và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có
quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm chứ không phải chịu trách nhiệm trước
Nhà nước hoặc người khác, trừ trường hợp chế tài vô hiệu hợp đồng do
chống lại trật tự công cộng và đạo đức xã hội;
- Trách nhiệm dân là trách nhiệm tài sản;
- Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương
xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất

các chế tài dân sự mang tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế
tài hình sự. Dù sao cũng có những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm lương tâm.
Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm theo hợp đồng và
trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh khi hợp đồng

10


không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho bên bị vi
phạm và bên bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát
sinh khi một người có lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt
hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp
đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được
phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các qui định
của pháp luật. Tuy nhiên cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là
một nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng
phát sinh trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp
lý. Còn trách nhiệm hợp đồng là nghĩa vụ bồi thường phát sinh ngoài ý chí
của đương sự, do luật định, tức là dù các bên không thỏa thuận về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nhưng khi xảy ra tình huống được
quy định trong văn bản quy phạm liên quan thì bên có lỗi vẫn phải bồi
thường thiệt hại. Do hợp đồng là sự thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên
cho nên khi hợp đồng bị vi phạm mà không dự tính được và không có quy
định trong hợp đồng thì người vi phạm không mong muốn phải gánh chịu chế
tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp và
tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh
chấp pháp lý. Pháp luật phải bảo vệ quyền và lợi ích chung của các bên trong
quan hệ xã hội dựa trên những nguyên tắc chung, bởi vậy, nếu các bên có
thỏa thuận và tự nguyện thi hành là một điều tốt, nhưng có những trường hợp

chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI cùng các
văn bản hướng dẫn thi hành BLDS 2005.
- Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra
khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi
phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của
người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều

12


kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường
những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều
kiện trên, điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một
hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây
ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc
phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không
sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh
thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy
định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính
vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho
người bị thiệt hại.
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi
gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với
những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ
của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt
hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy

Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng bao gồm:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng luôn dựa trên cơ sở
một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người
gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa hai bên
không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ cũng sẽ là
những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, bồi
thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi

14


phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ
hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có
hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng
nhưng hành vi gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách
nhiệm phát sinh cũng không phải là trách nhiệm theo hợp đồng.
- Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan
hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành
vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên
tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt
hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại
cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm
ngoài hợp đồng. Trường hợp này không áp dụng đối với hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là
người có quyền lợi liên quan và được đề cập đến trong hợp đồng.

theo hợp đồng ví dụ như buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi
phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại.
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên,
bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, do cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các
bên bên thoả thuận nên các bên cũng có thể thoả thuận đặt ra các điều kiện
phát sinh có thể không bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi
phạm hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại.
- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài

16


hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn
áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người
giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp
nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề… Tuy nhiên, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia
hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba. Hay nói các khác, các
chủ thể trong hợp đồng không thể thoả thuận bất kỳ ai không tham gia hợp
đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không được sự đồng ý
của họ.
- Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên
tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại
chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại
có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có
thoả thoả thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc

thể tự do lựa chọn phương thức có lợi nhất cho mình. Ví dụ hành khách bị
thiệt hại về tính mạng mà theo hợp đồng vận chuyển hành khách các bên có
thoả thuận mức bồi thường thấp hơn mức bồi thường do pháp luật quy định
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp bị xâm phạm về tính
mạng thì bên bị thiệt hại cũng chỉ có thể yêu cầu bồi thường theo hợp đồng
mà thôi.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hai chức năng chính:
Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền
lợi bị xâm hại.
Thứ hai, nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây
thiệt hại.
Tuy nhiên, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là
các quy tắc nhằm khôi phục thiệt hại, bởi khi thiệt hại đã xảy ra thì không

18


Trích đoạn Trước khi có BLDS Người tiêu dùng và hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng Môi trường và hành vi gây ô nhiễm môi trường Bồi thường thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường Mồ mả và hành vi xâm phạm mồ mả
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status