Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh quảng trị giai đoạn 2015 2020 - Pdf 31

LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn “Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020”
tôi đã tự mình nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 6/2014.
Các số liệu sử dụng trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu các báo cáo tại Kho
bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị, có sự khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu và lấy ý kiến của
cán bộ Kho bạc liên quan đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước và các đơn vị sử dụng ngân sách, sau đó vận dụng các kiến thức đã học và trao
đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè….để viết hoàn thành luận văn một
cách độc lập.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2014
Người thực hiện luận văn

Phạm Minh Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng và
hoàn thiện Luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Quý Thầy, Cô Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Đào tạo Sau đại học Trường
Đại học Tài chính - Marketing đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian tôi học tại Trường, đặc biệt là Thầy giáo TS. Nguyễn Xuân
Trường đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung nghiên
cứu đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Thầy. Cảm ơn các Anh/Chị, các bạn đồng
nghiệp đang công tác tại Kho bạc Nhà nước Quảng Trị và gia đình đã hỗ trợ và tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Các Anh/Chị và các bạn đồng
nghiệp trong ngành, cũng như các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................ 5
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI tHƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ......................... 8
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC .......................................................................................................... 8
1.1.1. Bản chất kinh tế và vai trò của ngân sách nhà nước ............................................ 8
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước ............................... 9
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC ............................................................................................ 166
1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ............................. 16
1.2.2. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nước ............................. 17
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 26
1.3.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................................. 26
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 27
1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ KIỂM SOÁT CHI
TIÊU CÔNG CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM ................................................. 28
1.4.1. Kinh nghiệm của Singapore về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra ............. 28
1.4.2. Kinh nghiệm kiểm soát chi bằng cam kết chi tại Cộng hoà Pháp  ...................... 30
iii


1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ các nước có thể áp dụng cho Việt Nam  ..................... 31
1.5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ....................... 32
1.5.1. Những yếu tố khách quan  ................................................................................. 32
1.5.2. Những yếu tố chủ quan  ..................................................................................... 33

TỈNH QUẢNG TRỊ ...................................................................................................... 63
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 ......... 63

iv


3.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN
NĂM 2020 .................................................................................................................... 64
3.3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015-2020 ............................................................. 65
3.3.1. Mục tiêu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN  ................................. 65
3.3.2. Phương hướng thực hiện mục tiêu  .................................................................... 65
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2015-2020 ............................................................................................... 71
3.4.1. Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng
Trị theo hướng kiểm soát các khoản chi thường xuyên theo mức độ rủi ro  ................ 72
3.4.2. Về công tác dự toán  .......................................................................................... 73
3.4.3. Giải pháp tăng cường quy trình thanh toán không dùng tiền mặt  ..................... 75
3.4.4. Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ thông tin trong công tác kiểm
soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước  ........................... 76
3.4.5. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán  .......................................... 77
3.4.6. Nâng cao hơn nữa chế độ, tiêu chuẩn, định mức ............................................... 79
3.5. KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI
ĐOẠN 2015-2020 ........................................................................................................ 80
3.5.1. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các quy trình nghiệp vụ hướng tới kiểm soát
có chất lượng, hiệu quả kinh phí NSNN  ..................................................................... 80
3.5.2. Tăng cường phát triển và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và


CBKB:

Cán bộ Kho bạc

ĐVQHNS:

Đơn vị quan hệ với ngân sách

ĐVSDNS:

Đơn vị sử dụng ngân sách

EU:

Liên minh các nước châu Âu

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KBNN:

Kho bạc Nhà nước

KSC:

Kiểm soát chi

KTNN:

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khảo sát ý kiến đánh giá về các chỉ tiêu đối tượng khảo sát của cán bộ
Kho bạc Nhà Nước.................................................................................................. 46
Bảng 2.2: Thông tin đáp viên ....................................................................................... 51
Bảng 2.3: Kết quả tính toán CVR cho các biến quan sát ............................................. 55

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước ................................................... 13
Hình 1.2: Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ......... 21
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm soát chi “một cửa” ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước tỉnh Quảng Trị ........................................................................................ 38
Hình 2.2: Số liệu chi các cấp ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2009-2013 .............................................................................. 40
Hình 2.3: Số liệu chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2009-2013 .............................................................................. 41
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra kiến thức chuyên môn của cán bộ Kho
bạc ........................................................................................................................... 47
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả điều tra về sự phù hợp của chế độ, định mức..................... 48
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện khó khăn trong quá trình giao dịch tại Kho bạc Nhà nước
tỉnh Quảng Trị ......................................................................................................... 48
Hình 2.7: Biểu đồ đánh giá thời hạn giải quyết hồ sơ thu tục của cán bộ Kho bạc ..... 49
Hình 2.8: Biểu đồ đánh giá việc minh bạch công tác tài chính công thông qua công
tác kiểm soát chi...................................................................................................... 50
Hình 2.9: Biểu đồ đánh giá việc sử dụng nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước
giao .......................................................................................................................... 50
Hình 3.1: Sơ đồ đề xuất Quy trình giao dịch “một cửa” kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ........................................................... 81

PHẦN MỞ ĐẦU






1



GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài chính Nhà nước là một bộ phận cấu thành của nền tài chính Quốc gia. Nó ra
đời, tồn tại và phát triển gắn với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước và với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất
nhất định để nuôi sống bộ máy và thực hiện các chức năng điều hành các hoạt động
kinh tế - xã hội. Gắn liền với khái niệm tài chính Nhà nước là NSNN được biểu hiện
cụ thể bằng các quỹ tiền tệ của Nhà nước và nó phản ánh bản chất bên trong của tài
chính Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, chi NSNN đóng vai trò quan trọng để
Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản của mình trong việc phân bổ các nguồn lực
trong xã hội, đầu tư cho xã hội nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đấy sự tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đặc biệt là chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi NSNN. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải kiểm soát chi thường xuyên
sao cho hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đảm bảo sự công bằng tránh lãng phí
nguồn lực của xã hội.
Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có hệ thống Ngân sách được tổ chức phù hợp
với hệ thống hành chính của nó, nghĩa là mỗi cấp chính quyền là một cấp Ngân sách,
tự lập xét duyệt và tự quản lý ngân sách của mình. Tuy nhiên, ở các nước ngân sách
Trung ương luôn đóng vai trò chủ đạo, khi cần thiết có thể trợ cấp cho ngân sách địa

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng
Trị, các hạn chế ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên giai đoạn 2009-2013, từ
đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên các vấn đề được đặt ra trong quá
trình nghiên cứu của đề tài:
1. Hạn chế của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị là gì?
2. Những giải pháp nào giúp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020?
3



3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những hạn chế ảnh hưởng
đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
tỉnh Quảng Trị. Định hướng mục tiêu cho công tác kiểm soát chi tiêu NSNN từ năm
2015-2020. Các giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020.
Phạm vi nghiên cứu:
Lĩnh vực nghiên cứu: Tập trung vào việc nghiên cứu kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
soát chi thường xuyên tại KBNN tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi thời gian: Số liệu được khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2009

Luận văn được kết cấu làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Phần nội dung sẽ được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách
nhà nước qua Kho bạc nhà nước.
Nội dung chương này đã khái quát những nguyên tắc cơ bản và những nội
dung chủ yếu trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Kết quả nghiên
cứu cũng đã làm rõ tính chất, đặc điểm và sự cần thiết phải tăng cường công tác
KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà
nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013.
Chương này đã phân tích thực trạng, đánh giá được tình hình kết quả hoạt động
công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2013,
những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác KSC thường xuyên
NSNN. Kết quả khảo sát ý kiến của các đơn vị sử dụng NSNN và cán bộ Kho bạc đã
đánh giá sự tác động các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN tỉnh Quảng trị trong giai đoạn này.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020.
Nội dung chương này bám sát vào chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến
5



năm 2020, phương hướng và mục tiêu tăng cường công tác KSC thường xuyên, trên
cơ sở đánh giá thực trạng và những hạn chế ảnh hưởng đến công tác KSC
thường xuyên đã phân tích ở chương 2, đề tài đã đưa ra các giải pháp sát với
thực tế tình hình KSC tại KBNN Quảng Trị. Các giải pháp và kiến nghị được nêu ra
cụ thể, đồng bộ và có hệ thống, quan hệ mật thiết với những nguyên nhân, những hạn
chế và kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN tỉnh Quảng Trị, hướng tới tăng cường công tác kiểm soát chi

và tương đương. Phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà
nước các cấp, quỹ Ngân sách lại được chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các
lĩnh vực khác nhau, như: phần dùng cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát triển
văn hoá, giáo dục, y tế; phần dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng...
Đặc trưng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng Ngân sách Nhà
nước là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước và
không mang tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. (Giáo trình Quản lý Nhà nước về Tài
chính công, Nxb Hành chính, Hà Nội, 2004, tr 19, 20)
Quỹ ngân sách nhà nước: Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền
của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp. Quỹ
ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.

8



Bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước: Là quan hệ kinh tế - tài chính giữa
Nhà nước và các tác nhân của nền kinh tế trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn
lực, phân phối và phân phối lại thu nhập mới sáng tạo ra.
Xét về mặt hình thức, Ngân sách nhà nước là một bảng cân đối giữa thu nhập và
chi tiêu của Nhà nước trong một năm tài khoá. Về bản chất, Ngân sách nhà nước là tập
hợp những quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, gắn liền với việc hình thành và
sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Vai trò của ngân sách nhà nước: NSNN là một khâu then chốt trong hệ thống
Tài chính. Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể
của nó trong từng giai đoạn, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
duy trì quyền lực nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, NSNN đóng vai trò là công cụ
điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong quan hệ giữa Nhà nước và Ngân sách thì Nhà
nước là chủ thể thường xuyên, chủ thể quyền lực. Nhà nước tập trung ngân sách, coi
ngân sách là công cụ kinh tế quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và thị

Chi NSNN là một quá trình liên tục, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển
của nền kinh tế và đời sống xã hội, việc xây dựng dự toán và quyết toán chi NSNN
được thực hiện theo đúng niên độ. Cuối năm ngân sách có số kết dư để chuyển sang
năm sau, nếu có thâm hụt, phải xác định rõ nguồn bù đắp và sẽ được xử lý vào năm
ngân sách tiếp theo.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là chủ thể duy nhất có
quyền quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN; quyết định tổng dự toán và
tổng quyết toán NSNN; quyết định bổ sung, điều chỉnh chi NSNN giữa các nhiệm kì,
kể cả tổng mức chi đối với những công trình lớn, đặc biệt quan trọng của quốc gia.
Chi NSNN được phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý và điều hành. Ở
Trung ương do Chính phủ trực tiếp quản lý, ở các cấp chính quyền địa phương do Uỷ
ban nhân dân (UBND) quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND).
1.1.2.2. Phân loại chi ngân sách nhà nước
“Chi NSNN bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước,
chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật” (Tiết 2, Điều 2,
Chương I - Luật NSNN 2002).
Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN vào các nhóm, các
loại chi khác nhau theo những tiêu chí nhất định.

10



Theo tính chất các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi cho Y tế; chi cho
Giáo dục; chi Phúc lợi; chi quản lý Nhà nước; chi đầu tư Kinh tế...
Theo chức năng của Nhà nước: Chi NSNN được chia thành chi nghiệp vụ và chi
phát triển
Theo tính chất pháp lý: Chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật
định; các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh.

trí trong dự toán ngân sách nhà nước và được cấp phát, thanh toán để thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Mục tiêu cơ bản của quản lý chi NSNN là không để nguồn vốn của nhà nước bị
thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích; cần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước
với một bên là các chủ thể sử dụng vốn NSNN.
1.1.2.4. Chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước
Một trong những điểm khác biệt của quản lý ngân sách nhà nước so với các
khu vực khác như doanh nghiệp hay hộ gia đình là quản lý theo năm ngân sách
(còn gọi là năm tài chính hay tài khoá).
Năm ngân sách là giai đoạn mà trong đó dự toán thu, chi ngân sách được
Quốc hội quyết định có hiệu lực thi hành.
Năm ngân sách ở các nước ngày nay đều có thời hạn bằng một năm dương
lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách ở mỗi nước khác nhau.
Năm ngân sách của Việt Nam cũng giống đại bộ phận các nước như Malaixia,
Hàn quốc, Trung quốc trùng với năm dương lịch (1/1/N-31/12/N). Tuy nhiên,
cũng có một số nước năm ngân sách có thời điểm bắt đầu và kết thúc không như
vậy, ví dụ: Mỹ, Thái lan từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm sau; Anh, Canada, Nhật
từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau; Italia, Na uy, Thuỵ điển từ 1/7năm trước đến
30/6 năm sau. Khi năm ngân sách này kết thúc cũng là thời điểm bắt đầu một năm
ngân sách mới.
Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ
hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc
chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau,
đó là: lập ngân sách; chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.
Chu trình ngân sách thường bắt đầu từ trước năm ngân sách và kết thúc sau
năm ngân sách. Trong một năm ngân sách đồng thời diễn ra cả ba khâu của chu trình
ngân sách đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại; quyết toán
ngân sách của chu trình ngân sách trước đó và lập ngân sách cho chu trình tiếp theo.


1/n+3

Quyết toán NS năm (n+3)

1/n+4

1/n+5

6/n+5

(Giáo trình Quản lý Nhà nước về Tài chính công, Nxb Hành chính, Hà Nội, 2004, tr 80)

Chu trình quản lý chi NSNN gồm có 3 bước:
Bước 1

Lập dự toán chi NSNN, phân bổ dự toán và thông báo dự toán chi
NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách

Quá trình chấp hành ngân sách, bao gồm các công việc: Bố trí kinh
Bước 2

phí và cấp phát, thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; thực
hiện việc kiểm soát mọi khoản chi của NSNN bảo đảm phải có trong
dự toán ngân sách được duyệt và phải đúng đối tượng quy định.

Quyết toán chi ngân sách, bao gồm các công việc: Tổng hợp, phân
Bước 3

tích và đánh giá việc sử dụng các khoản chi của ngân sách, thấy
được bức tranh toàn cảnh về các hoạt động kinh tế - xã hội của nhà

dụng ngân sách theo dự toán đã được duyệt.
Mọi khoản chi NSNN được KBNN thanh toán trực tiếp cho chủ nợ thực sự của
Chính phủ, là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Mọi khoản chi NSNN phải được KBNN kiểm soát trước khi thanh toán, chi trả.
Phân định rạch ròi ranh giới trách nhiện của người chuẩn chi - thủ trưởng đơn
vụ với KBNN - với tư cách là kế toán của Chính phủ.
14



Đối với khâu quyết toán ngân sách nhà nước: Quyết toán ngân sách là khâu
cuối cùng của một chu trình ngân sách. Mục đích của quyết toán ngân sách là tổng kết
đánh giá lại toàn bộ quá trình thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung
cấp đầy đủ thông tin về quản lý điều hành thu, chi cho những người quan tâm như:
Quốc hội, HĐND các cấp, Chính phủ, các nhà tài trợ, người dân.....(Giáo trình Quản lý
Nhà nước về Tài chính công, Nxb Hành chính, Hà Nội, 2004, tr 88)
Cần đảm bảo phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác mọi khoản chi theo mục
lục NSNN.
Quyết toán NSNN phải đúng theo trình tự, thủ tục và thời gian theo Luật định.
Quyết toán NSNN cần đảm bảo đã được kiểm toán trước khi trình Quốc hội phê
chuẩn.
1.1.2.6. Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước
Các khoản chi NSNN trước khi được cấp phát, thanh toán phải đảm bảo các
điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán chi NSNN hàng năm. Dự toán chi NSNN của các đơn vị
phải phản ánh đầy đủ các khoản chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ
quan có thẩm quyền ban hành.
- Dự toán chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Định mức, tiêu
chuẩn chi do cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành chính là căn cứ quan trọng để
lập dự toán chi NSNN hàng năm và là căn cứ để KBNN kiểm soát khi cấp phát thanh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status