Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước cẩm lệ (full) - Pdf 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH VŨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH VŨ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7. Bố cục đề tài 3
8. Tổng quan tài liệu 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN VIỆT NAM 7
1.1. CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN 7
1.1.1. Tổng quan về chi NSNN 7
1.1.2. Chi thường xuyên NSNN 14
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN 18
1.2.1. Khái quát về KBNN Việt Nam 18
1.2.2. Khái niệm KSC thường xuyên NSNN 22
1.2.3. Sự cần thiết KSC thường xuyên NSNN 22
1.2.4. Vai trò của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý các khoản chi
thường xuyên NSNN 25
1.2.5. Nội dung KSC thường xuyên NSNN qua KBNN 29
1.2.6. Các phương pháp KSC thường xuyên NSNN qua KBNN 32
1.2.7. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN 35

iii

1.2.8. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN 39

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN CẨM LỆ 92
3.1.1. Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 92
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN Cẩm Lệ 94
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NSNN QUA KBNN CẨM LỆ 98
3.2.1. Nhóm giải pháp thuộc về tổ chức, quản lý 98
3.2.2. Nhóm giải pháp thuộc về qui trình, chuyên môn, nghiệp vụ 104
3.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN CẨM LỆ 108
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ, UBND các cấp 108
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính 109
3.3.3. Kiến nghị với KBNN cấp trên 111
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Cẩm Lệ 46
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình giao dịch một cửa 54


Chính phủ, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương đánh giá, nhìn nhận và
yêu cầu quản lý ngày càng cao.
Trong những năm gần đây, do chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước như: Cải cách quản lý hành chính nhà nước, tăng chi cho
giáo dục đào tạo, chi cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách
tiền lương nên chi thường xuyên có sự gia tăng đáng kể. Quy mô chi thường
xuyên NSNN tăng lên, cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp
thời các khoản chi từ NSNN, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường
xuyên của KBNN nói chung và KBNN Cẩm Lệ nói riêng càng được thể hiện
ngày một rõ nét.
Từ khi Luật NSNN sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 quy định
thực hiện cấp phát NSNN trực tiếp theo dự toán từ KBNN, từ đó công tác chi
NSNN đã dần dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDNS
trong việc sử dụng kinh phí. Công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
nói chung và KBNN Cẩm Lệ nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cơ
chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đã từng bước được hoàn thiện,
ngày một chặt chẽ. Kết quả của thực hiện cơ chế KSC đã góp phần quan trọng
trong việc SDNS ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý và
KSC thường xuyên NSNN còn bộc lộ những hạn chế và tồn tại, vẫn còn tình

2

trạng SDNS kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, còn nhiều bất cập trong tiến
trình thực hiện cải cách tài chính công.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công
tác KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN nói chung và KBNN Cẩm
Lệ nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do đó tác giả
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN Cẩm Lệ” với mong muốn đưa ra những giải pháp có tính
khoa học và thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về mặt khoa học: Nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề lý luận về
chi thường xuyên NSNN, về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN Cẩm Lệ, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như
những tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Cẩm Lệ.
7. Bố cục đề tài.
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương I. Cơ sở lý luận về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Việt
Nam.
Chương II. Thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Cẩm Lệ.
Chương III. Giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN
qua KBNN Cẩm Lệ.
8. Tổng quan tài liệu.
Trong thời gian qua, có nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến công
tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN mà tác giả đã nghiên cứu trước khi
quyết định chọn đề tài.

4

Luận văn “Hoàn thiện qui trình KSC NSNN qua KBNN Liên Chiểu –
thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Văn Thành. Đề tài đã giúp tác giả hệ
thống hoá và bổ sung những vấn đề lý luận về chi và KSC NSNN; nhiệm vụ
KSC NSNN của KBNN. Khẳng định vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN
trong việc quản lý quỹ NSNN và KSC NSNN.
Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý và kiểm soát
NSNN qua hệ thống KBNN trên phương diện cơ chế quản lý. Đồng thời, đề
tài cũng tham khảo kinh nghiệm quản lý và KSC NSNN ở một số quốc gia để

mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm đưa ra các giải
pháp hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN Khánh Hòa, đáp ứng được
yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợp với quá
trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác KSC NSNN qua KBNN Khánh
Hòa trên cơ sở tiếp cận công tác KSC theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính
công và kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến để đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN theo hướng hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời phù
hợp xu thế hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, các tồn tại, hạn chế trong công tác KSC thường xuyên được
đề tài đề cập cũng là những tồn tại, hạn chế chung của ngành Kho bạc cần
phải được bổ sung nhiều hơn nữa để có nhiều giải pháp khắc phục nhằm hoàn
thiện công tác này.
Luận văn “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Gia Lai” của tác giả Thân Tùng Lâm. Từ những lý luận và thực trạng KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai trên cơ sở khảo sát thực tế về quy

6

trình nghiệp vụ, về cách thức, phương thức kiểm soát, với những số liệu thu
thập được qua từng năm; đề tài đã phân tích để làm rõ thêm về công tác KSC
thường xuyên NSNN, vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN Gia Lai trong
việc quản lý và KSC thường xuyên NSNN, làm rõ trách nhiệm của đơn vị
trong quá trình SDNS. Đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, những tồn
tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề tài đưa ra mục
tiêu, quan điểm, các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai.
Về mặt phương pháp luận của đề tài rất chặt chẽ, vì vậy tác giả đã vận

tài chính luôn vận động giữa một bên là Nhà nước một bên là các chủ thể kinh
tế xã hội. Đằng sau các hoạt động đó chứa đựng các mối quan hệ giữa Nhà
nước với các chủ thể khác, thông qua việc tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ
thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó
đến các chủ thể được thụ hưởng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
Nhà nước.
Hoạt động NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế xã hội của
Nhà nước ở tầm vĩ mô. Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính nói chung,
cũng như trong khu vực tài chính Nhà nước nói riêng, luôn giữ vị trí trọng yếu
trong việc đảm bảo cho sự tồn tại cũng như đối với các hoạt động của Nhà
nước. Thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô trong các kế hoạch tài
chính của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, nó có vị trí quan

8

trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô và các cân đối vĩ mô
của nền kinh tế.
Thứ hai, xét về mặt thực thể NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của
Nhà nước. Nguồn hình thành của quỹ ngân sách là từ tổng sản phẩm quốc nội
và từ các nguồn tài chính khác. Mục đích sử dụng của quỹ ngân sách là duy
trì sự tồn tại, đảm bảo hoạt động, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà
nước.
Thứ ba, NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, vì
NSNN do Nhà nước nắm giữ, chi phối và là công cụ để Nhà nước kiểm soát
vĩ mô và cân đối vĩ mô. Việc SDNS có ý nghĩa quốc gia, với phạm vi tác
động rộng lớn và được sử dụng chủ yếu cho các nhu cầu có tính chất toàn xã
hội. Chính vì vậy thông qua sự vận động của vốn NSNN, Nhà nước thực hiện
hướng dẫn, chi phối kiểm soát các nguồn lực tài chính khác của quốc gia.

Căn cứ theo nội dung kinh tế, chi NSNN được phân thành:
- Chi đầu tư phát triển là khoản chi làm tăng cơ sở vật chất của đất
nước và góp phần làm tăng trưởng kinh tế như: Đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư
và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của
Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Chi bổ
sung dự trữ nhà nước; Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án nhà nước; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định
của pháp luật.
- Chi thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của Nhà nước như: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã
hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công

10

nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; quốc
phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước;
hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; phần
chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;
hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; hỗ
trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp; các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp
luật.
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức
ngoài nước.

đầu năm ngân sách, các đơn vị SDNS chưa có dự toán được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Để không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị,
theo quy định và hướng dẫn hằng năm của Bộ Tài chính, KBNN được tạm
cấp kinh phí từ ngân sách cho các đơn vị SDNS để chi các khoản cần thiết để
đảm bảo hoạt động của Nhà nước.
- Chi thanh toán: Là phương thức chi trả cho các khoản chi đã có đủ
điều kiện thanh toán theo quy định. Khi có nhu cầu thanh toán, các đơn vị
SDNS gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan theo
chế độ quy định.
d. Chu trình chi NSNN
Quá trình này được tiến hành từ khi lập dự toán, chấp hành chi cho đến
khi quyết toán chi NSNN.

12

- Lập dự toán chi NSNN: Là quá trình bao gồm các công việc: Lập dự
toán chi, phân bổ dự toán chi và giao dự toán chi NSNN. Trong đó, lập dự
toán chi NSNN là công việc khởi đầu, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng
và hiệu quả của toàn bộ các khâu của quá trình quản lý chi NSNN. Một dự
toán chi NSNN đúng đắn, có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như tạo tiền
đề cho việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các khoản chi NSNN sau này nói
riêng.
- Chấp hành dự toán: Sau khi dự toán chi NSNN được phê chuẩn (Quốc
hội và Hội đồng Nhân dân các cấp) và năm ngân sách bắt đầu, thì việc thực
hiện chi NSNN được triển khai. Nội dung của quá trình này là bố trí cấp kinh
phí của NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn. Đồng thời, những cơ quan
quản lý Nhà nước được pháp luật quy định có trách nhiệm kiểm soát mọi
khoản chi NSNN đảm bảo đúng dự toán, đúng chế độ hiện hành của Nhà
nước. Thực chất của quá trình chấp hành chi NSNN là tổ chức cấp phát kinh

- Đối với giai đoạn quyết toán chi NSNN: là việc kiểm tra tình hình sử
dụng kinh phí của đơn vị SDNS nhằm đảm bảo sự đúng đắn, chính xác của
các khoản chi NSNN trước khi NSNN được quyết toán. Kiểm soát sau khi chi
do các cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ
quan Tài chính đảm nhiệm.
Như vậy, kiểm tra, kiểm soát trong chi NSNN là một chức năng của
quản lý NSNN, gắn liền với quản lý NSNN, đồng thời gắn liền với mọi hoạt
động của NSNN.

14

1.1.2. Chi thường xuyên NSNN
a. Khái niệm về chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài
chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và
đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác.
b. Phân loại chi thường xuyên NSNN
Căn cứ vào tính chất kinh tế
Chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục chi như sau:
- Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; tiền
công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lương; học bổng
học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; chi
về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ
cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
- Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ
công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công
tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ

nghiệp phát thanh, truyền hình; sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi
trường; sự nghiệp xã hội; sự nghiệp văn xã khác.
- Chi quản lý hành chính: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương
đến địa phương.
- Chi về hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội: Bao gồm: Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

16

- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
- Chi các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi tiền do Nhà nước vay.
- Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
c. Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN
- Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được
phân bổ từ đầu năm và được sử dụng trong một năm.
- Các khoản chi thường xuyên có tính ổn định, bởi vì có nhiều chức năng
của Nhà nước là không thay đổi như chức năng bảo vệ công dân, chức năng
quản lý kinh tế. Mặt khác Nhà nước luôn đảm bảo các khoản chi thường xuyên
mang tính chất ổn định mà không phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội thay
đổi.
- Các khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác động trong thời gian ngắn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status