Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần, nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp Một - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần, nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp Một miễn phí



Với việc áp dụng thường xuyên các biện pháp trên, việc học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1A2 đã đạt được một số tiến bộ, tiết học đạt hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau:
+ Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong các tiết học.
+ Học sinh hào hứng, tự tin, mạnh dạn trong các tiết học; tích cực tham gia các hoạt động cô giáo giao.
+ Học sinh tìm từ nhanh, số lượng từ nhiều và không trùng với từ trong SGK.
+ Các em: Đỗ Hoàng Anh, Nguyễn Đức Hậu, Vũ Lâm Hùng, Từ Kiếu Anh, Ngà Tuấn Đạt, Cầm Văn Minh, Phạm tiến Đạt.đã đọc được (to, rõ ràng, đúng tốc độ), chữ viết rõ ràng, biết trình bày bài đúng.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36991/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c ,kĩ năng đã học một cách tích cực và sáng tạo.
+ vần on: bón, đòn, gọn, lon ton...
+ vần an: can, cạn, cản, bạn, lan can, đàn ngan, bàn tán...
Sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt không những giúp học sinhnắm được cấu tạo của từ, viết được từ mà còn phát triển tư duy, các em được sử dụng tát cả các giác quan như mắt nhìn, tay cầm do đó các em sẽ ghi nhớ lâu; không những thế việc sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt còn làm giảm bớt sự khô khan của việc tìm từ mà còn làm lớp học thêm sinh động.
c.Sử dụng sách giáo khoa:
Ngoài việc cho học sinh quan sát tranh ảnh, mẫu chữ trên bảng, thì việc khai thác các kênh hình, kênh chữ trong SGK là việc làm rất cần thiết. Sách giáo khoa là một đồ dùng học tập không thể thiếu được trong mỗi tiết học.
Việc hướng dẫn các em biết cách sử dụng SGK, giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập; phat triển năng lực tự học - tạo nền móng cho việc học ở các lớp trên. Việc dùng SGK còn giúp các em tiếp cận trực tiếp với văn bản, hiểu đúng văn bản.
Sách giáo khoa còn giúp viên tiện lợi hơn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
* Ví dụ: Khi dạy đọc từ (câu) ứng dụng, giáo viên có thể cho học sinh đọc theo nhóm đôi các từ, câu trong sách giáo khoa, để nhiều em được luyện đọc hơn.
hay khi luyện nói, học sinh có thể dựa vào tranh ảnh trong sách giáo khoa để nói theo định hướng của tranh trong sách giáo khoa.
Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi.
1.Tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi:
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học giúp phát huy trí lực của học sinh; là cơ hội để giáo viên hiểu học sinh của mình.
-Làm giờ học đỡ đơn điệu, tạo mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò.
- Giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung phù hợp với các đối tượng học sinh; đưa ra những câu hỏi gợi ý tuỳ theo câu trả lời của học sinh mà không thoát ly khỏi mục tiêu bài học.
- Trẻ em ham hiểu biết, hiếu động, việc đưa câu hỏi sẽ giúp các em suy nghĩ và hứng thú khi được trả lời ý kiến của mình.
2. Khi thiết kế câu hỏi, cần chú ý những điểm sau:
- Xuất phát từ mục đích yêu cầu của nội dung bài, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo.
- Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác phù hợp với trình độ của học sinh.
- Câu hỏi phải thể hiện phân hoá đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được trả lời, phát huy tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp.
- Sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó.
3.Các loại câu hỏi thường sử dụng.
3.1.Câu hỏi yêu cầu tái hiện:
* Ví dụ dạy bài 66: uôm - ươm
Sau khi học xong bài, giáo viên hỏi: Hôm nay các em học hai vần mới nào?
- HS trả lời: Hôm nay con học hai vần là vần uôm và vần ươm.
3.2.Câu hỏi yêu cầu so sánh.
* Ví dụ dạy bài 26: y - tr
Khi dạy chủ đề luyện nói ''Nhà trẻ '', giáo viên đặt câu hỏi để học sinh so sánhviệc học ở nhà trẻ và học ở lớp 1 có gì giống và khác nhau.
+ Nhà trẻ khác lớp Một ở chỗ nào? ( Đi nhà trẻ khác với đi học lớp Một là ở nhà trẻ giờ chơi nhiều hơn, có nhiều đồ chơi hơn, các con vừa học lại vừa chơi...)
* Ví dụ dạy bài 66: uôm - ươm
Sau khi học xong vần ươm, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần uôm và vần ươm.
3.3.Câu hỏi yêu cầu suy luận.
* Ví dụ dạy bài 37: Ôn tập, phần kể chuyện '' Cây kế ''.
Sau khi học xong câu chuyện, giáo viên hỏi: ''Vì sao người em trở nên giàu có?'' -HS phải suy luận từ các sự việc để trả lời: Người em hiền lành, chăm chỉ nên trở nên giàu có.
* Ví dụ dạy bài 27: Ôn tập
Sau khi hình thành xong bảng ôn vần, để học sinh phân biệt khi nào viết gh, khi nào viêt g. Giáo viên hỏi: Nhìn vào bảng ôn tập, ta thấy gh đứng trước âm nào?Còn g đứng trước âm nào?
Học sinh phải quan sát bảng ôn để nêu được gh đứng trước âm ( i, e, ê ), còn g đứng trước các âm còn lại.
Câu hỏi suy luận dùng để yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân sự việc,vận dụng kiến thức vào bài học, khái quát hoá kiến thức.
3.4. Câu hỏi yêu cầu liên hệ.
* Ví dụ bài 7: ê - v: khi học chủ đề luyện nói '' bế bé '' giáo viên hỏi:
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé? Còn em bé nũng nịu mẹ như thế nào?
+ Mẹ rất vất vả, con có thể làm gì để giúp đỡ mẹ?
4.Khi nêu câu hỏi cho học sinh giáo viên cần chú ý:
- Thu hút sự chú ý của học sinh.
- Sau khi nêu câu hỏi, giành thời gian cho học sinh suy nghĩ.
- Chú ý phân bố hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời.
- Chú ý khuyến khích những học sinh rụt rè, chậm chạp.
Biện pháp 3: Tổ chức '' Trò chơi học tập ''
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Hình thức này rất phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một, giúp các em tránh được những căng thẳng thần kinh do phải đột ngột thay đổi cách học ở mẫu giáo (chơi là hoạt động chủ đạo). ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo cho các em hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học.
1.Tác dụng của trò chơi học tập.
- Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh.
- Viẹc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, rèn cho học sinh tính mạnh dạn,tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập cuả học sinh cao hơn.
2.Điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập.
- Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học.
- Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn.
- Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
- Kích thích sự thi đua giánh phần thắng cho các em bên tham gia.
3. Cách tổ chức trò chơi học tập.
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi (Có thể tiến hành nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu giáo viên nói ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu, sao cho tất cả học sinh nắm được cách chơi).
- Cho học sinh chơi thử ( nếu cần ).
- Tiến hành chơi ( giáo viên điều khiển trò chơi phải nắm vững tiến trình và theo dõi chặt chẽ ).
- Đánh giá kết quả chơi ( động viên là chủ yếu ). Nhận xét thái độ của người tham gia và rút kinh nghiệm.
4.Các hình thức trò chơi thường sử dụng trong giờ học vần.
4.1.Loại 1: Trò chơi tô chữ trên tranh
+ Mục đích: Nhận được dạng chữ ghi âm, ghi vần mới, đọc tiếng có âm(vần) mới.
+ Cách chơi: Một hay một nhóm hai em dùng bút chì màu tô vào chữ có âm hay vần mới học; sau khi tô, học sinh phải nói rõ ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con vật, đồ vật, người trong hình vẽ ) có chữ ghi âm (vần) mới. 5 học sinh tô đúng và xong sớm sẽ chỉ định nói kết quả và nhận thưởng.
+ Chuẩn bị và tổ chức: Giáo viên sao chép hình ảnh một số con vật, đồ vật, người...có tên gọi là từ chứa âm (vần) mới. Nên sao cả một vài hình ảnh của người, vật mà tên gọi không c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status