Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh - Pdf 31

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục sức khỏe ( GDSK) cho học sinh đã được tổ chức y tế thế giới
(WHO) và quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) quan tâm từ những năm
đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước. Nhất là sau khi tuyên ngôn Alma – Ata ra
đời với khẩu hiệu “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000”[3] thì việc giáo
dục sức khỏe ở các trường học trên Thế giới được triển khai mạnh mẽ “Hãy
giúp 1 tỷ trẻ em học về sức khỏe”[23].
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Vì
vậy, đầu tư cho sức khỏe chính là quan tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"[3], đó là khẩu hiệu thể
hiện vai trò của trẻ em, những người chủ tương lai. Để những người chủ
tương lai quản lý tốt đất nước sau này, trẻ em cần được học tập tốt, trở thành
những người có tri thức, "vừa hồng, vừa chuyên". Muốn học tập tốt cần có
sức khỏe tốt. Sức khỏe - trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội là điều kiện tiên quyết, là vốn quý, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp học
tập của các em.
Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi lớn và phát triển về nhiều mặt vì vậy
để có được thế hệ tương lai khỏe mạnh thì công tác chăm sóc và giáo dục sức
khỏe cho trẻ phải được quan tâm đầy đủ. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh lý ở
tuổi trưởng thành có nguyên nhân từ việc không được chăm sóc và giáo dục
sức khỏe tốt từ tuổi học đường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột
sống, bướu cổ, một số bệnh tim mạch, tiêu hóa, bệnh lây truyền qua đường
tình dục và các bệnh truyền nhiễm,....[23]
Quan tâm tới vấn đề này, từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã có những
chính sách, chủ trương để thực hiện công tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho
học sinh. Dựa trên cơ sở pháp lý, Điều 6 và điều 13, Luật bảo vệ sức khỏe


2


và xã hội, xây dựng cho các em thái độ, hành vi cư xử đúng để bảo vệ sức
khỏe cho cá nhân và cộng đồng là cần thiết.
Tuy nhiên, đến nay dù nhận được nhiều quan tâm của các ngành, các
cấp nhưng chưa có hoặc có ít các công trình nghiên cứu và đề xuất các biện
pháp GDSK cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh
Tiểu học Quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Quận 11,
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Quận
11 – Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học:
- Có thể nâng cao chất lượng GDSK cho học sinh tiểu học Quận 11 –
Thành phố Hồ Chí Minh nếu đề xuất được một số biện pháp có cơ sở khoa
học và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDSK cho học sinh tiểu học.
5.2. Tìm hiểu thực trạng GDSK cho học sinh tiểu học Quận 11 – Thành
phố Hồ Chí Minh.


4


học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 11.
9. Cấu trúc luận văn:
- Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng giáo dục sức khỏe cho học sinh các trường Tiểu
học Quận 11 – Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Một số biện pháp giáo dục sức khỏe học cho học sinh tiểu
học.
10. Nội dung cụ thể của các chương:


6

Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Trên thế giới:
Hiện nay, sức khỏe toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi ba xu hướng: dân
số lão hóa, đô thị hóa nhanh chóng không có kế hoạch, và toàn cầu hóa. Điều
này dẫn đến tỷ lệ ngày càng tăng của bệnh không lây nhiễm và các nguy cơ
của gây ra bệnh tật đã trở thành một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến cả các
quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Gần 45% gánh nặng bệnh tật cho người
lớn ở những nước này hiện là do bệnh không lây nhiễm[30]. Nhiều quốc gia
thu nhập thấp và trung bình đang bắt đầu phải chịu gánh nặng kép của các
bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm và hệ thống y tế ở những nước
này đang phải đối phó với các chi phí bổ sung để điều trị cả hai.
Theo nhà giáo dục người Anh John Loche (1632-1704) cho rằng: “Tinh
thần lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh”[3]. Đó là định nghĩa ngắn gọn
nhất mà đầu đủ nhất về hạnh phúc trên đời này. Người có được hai cái lợi đó
thì không còn mong mỏi gì nữa. Chính câu nhận định ấy mà ta thấy được vị

phải chú ý từ lứa tuổi này. Trên thực tế đa số bệnh ở tuổi trưởng thành đều bắt
nguồn từ tuổi học đường như: suy dinh dưỡng, cận thị, cong vẹo cột sống,
bướu cổ, các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, bệng lây qua đường tình dục,...và
các bệnh truyền nhiễm. Nhiệm vụ giáo dục sức khỏe là công tác quan trọng
hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ và quan trọng
ngang với các công tác khác của nhà trường tiểu học nhằm thực hiện khẩu
hiệu:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.
Các chương trình sức khỏe trong nhà trường có thể cùng một lúc làm
giảm các vấn đề y tế chung, làm tăng hiệu quả của hệ thống giáo dục và vì
vậy làm tiến bộ nền y tế công cộng, giáo dục và sự phát triển xã hội. “Nếu cơ


8

thể trẻ em khỏe mạnh thì sẽ có lợi thế nhất trong mọi thời cơ của học tập tốt,
sẽ có một đời sống đầu đủ, hạnh phúc và đóng góp xây dựng cho tương lai đất
nuớc”. (WTO 1998)[3].
Tuyên ngôn Alma-ata (1998) là một văn kiện quốc tế về chăm sóc sức
khỏe ban đầu và theo tổ chức y tế thế giới: “Trường học giáo dục sức khỏe là
nơi trong đó cả về lời nói lẫn việc làm đều có hoạt động hổ trợ và cam kết
thúc đẩy sức khỏe tòan diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà
trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức”[23].
1.1.2. Ở Việt Nam:
Việt Nam trong giai đoạn mở cửa, công nghiệp hóa, đô thị hóa phải
cùng lúc đối phó với mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển cũng như
đã phát triển, nhiều loại bệnh và nhiều vấn đề xã hội đặt ra liên quan đến tình
trạng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Trường học là nơi giáo dục toàn
diện cho thế hệ trẻ cho nên làm tốt công tác giáo dục sức khỏe cũng có nghĩa
là làm tốt các nội dung giáo dục khác như: đức, trí, thể mỹ, lao động. Một

văn bản cụ thể hướng dẫn công tác chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho học
sinh.
Thông tư liên bộ Y tế và Giáo dục số 32/ TTLB ngày 27/02/1964 đã
hướng dẫn công tác vệ sinh trường học. Trong thời kỳ chiến tranh leo thang ra
miền Bắc, các trường học phải sơ tán ra miền núi, nông thôn, Bộ Y tế đã tiến
hành điều tra sức khỏe, bệnh tật của 20 000 học sinh ở 13 tỉnh thành trong 2
năm học 1966- 1967 và 1967-1968. Trước tình hình bệnh tật của học sinh gia
tăng, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 46/TTG ngày 02/ 06/1969 giao trách
nhiệm cho các ngành các cấp phải giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh.
Năm 1973 có thông tư liên bộ 09/LB/YT- GD ngày 07/06/1973 hướng dẫn y
tế trường học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lý sức khỏe
học sinh từ tuyến y tế xã đến các bệnh viện thành phố. Đến năm 1982 có


10

thông tư liên bộ 13/LB/YT- GD ngày 09/06/1982 về việc đẩy mạnh công tác
vệ sinh trường học. Nhưng tiếc rằng sau khi ban hành còn thiếu sự chỉ đạo
phù hợp với tình hình mới của đất nước. Cuối thập kỷ 80, với tài trợ của
UNICEF, môn học giáo dục sức khỏe đã được thí điểm giảng dạy ở một số
trường tiểu học và đến năm 1996 sức khỏe được coi là môn học bắt buộc
trong 9 môn ở bậc tiểu học. Đến nay, mặc dù môn sức khỏe đã được tích hợp
lồng ghép trong môn tự nhiên xã hội ở lớp1, 2, 3 và khoa học ở lớp 4, 5
nhưng vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học vẫn là môn học hết sức
cần thiết.
Chính việc lần lược ban hành các quy định trên đã chứng tỏ việc giáo
dục sức khỏe cho trẻ trong trường học là một việc làm hết sức cần thiết trong
thời đại ngày nay.
Trường học phải tổ chức tốt dạy tốt chương trình giáo dục sức khỏe
theo đúng quy định như thực hiện đầy đủ các quy chế, tiêu chuẩn vệ sinh do

và hiệu quả với mọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống. Sức khỏe tinh thần
cho ta khí thế để sống năng động, để đạt được mục tiêu đặt ra trong cuộc sống
và tương tác với người khác với sự tôn trọng và công bằng. Sức khỏe tinh
thần chính là biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh, có đạo đức. Cơ sở
của sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thần
giữa lý trí và tình cảm.
1.2.1.3.Sức khỏe xã hội:
Là sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng. Như Mác nói: “Con người
là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải
mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà
trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng và cơ quan. Nó thể hiện sự được
chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng hòa nhập với mọi người, được mọi
người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe tốt và ngược lại. Cơ sở của sức
khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt


13

động và quyền lợi xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân,
gia đình và xã hội.[3]
Ba mặt sức khỏe trên liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng,
hài hòa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người.
Nó là cơ sở quan trọng của hạnh phúc con người. Cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã nói : “Sức khỏe là sức sống, là lao động sáng tạo, là tình yêu và
hạnh phúc”.
1.2.2. Giáo dục và giáo dục sức khỏe:
1.2.2.1.Giáo dục:
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần
có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.[21]

giáo dục nhân cách con người, cần được xây dựng môi trường nhà trường,
môi trường xã hội lành mạnh, đồng thời cần duy trì, tân tạo môi trường tự
nhiên và sáng tạo ra môi trường nhân tạo có tính thẩm mỹ cao.
1.2.2.2.Khái niệm về giáo dục sức khỏe:
Có nhiều định nghĩa về GDSK và định nghĩa đầu tiên có từ năm 1943.
Cho đến nay việc định nghĩa GDSK vẫn chưa hoàn chỉnh, thống nhất.
“Giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng chính nổ lực của họ”Badgly
1975;
“Một hoạt động nhằm vào các cá nhân để đưa đến việc thay đổi hành
vi”WHO, 1977;
“…bao gồm những hoạt động nhằm thông tin, động viên và giúp đỡ
quần chúng chấp nhận và duy trì những hành vi có lợi cho sức
khỏe…”Taskforce on HE, NY 1976;
“…là sự kết hợp toàn bộ các kinh nghiệm rèn luyện có kế hoạch nhằm
thúc đẩy sự thích nghi một cách tự nguyện những hành vi dẫn tới sức khỏe
“L.W Green, 1980;[2]


15

“…là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có
hại cho sức khỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức
khỏe”Bộ Y tế (1993);
GDSK là “một nghề nghiệp tận dụng các tiến trình giáo dục sức khỏe
và nâng cao sức khỏe để đẩy mạnh hành vi sức khỏe và thay đổi các điều kiện
ảnh hưởng đến hành vi này cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Bruce G.Simons-Morton, Walter H.Greene, Nell Gottlieb (1995);[1]
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi người đạt được tình
trạng sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người, là nhân tố cơ

điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp GDSK cho thích hợp nhằm
làm thay đổi hành vi sức khỏe cũ có hại để hình thành hành vi sức khỏe mới
có lợi cho sức khỏe. Đây là điều mong muốn của người làm giáo dục sức
khỏe. Như vậy, GDSK là một quá trình khép kín được khái quát hoá như sơ
đồ sau:

Vấn đề sức khỏe

Mục tiêu GDSK

Nội dung GDSK

Đối tượng chính

Đánh giá kết quả

b) Giáo dục sức khỏe là một quá trình tác động tâm lý:
Đối tượng GDSK sẽ đạt kết quả tốt trong những điều kiện tâm lý sau:
- Thoải mái thể chất cũng như tinh thần, tức là phải có sức khỏe tránh
được các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài ảnh hưởng bất lợi tới việc
tiếp thu, thay đổi hành vi sức khỏe.
- Nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của việc thực hiện mục tiêu học
tập, từ đó định hướng đúng đắn mọi hành động để dẫn đến sự thay đổi hành vi


17

sức khỏe. Được khuyến khích để nâng cao tính tích cực, chủ động tham gia
vào quá trình làm thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
- Kinh nghiệm của mỗi cá nhân cần được khai thác và vận dụng vào

thái độ quan tâm đến hành vi mới của người dân cộng với các yếu tố khác của
các hoàn cảnh cụ thể và môi trường xung quanh họ có thể thử áp dụng các
hành vi mới. Giai đoạn này cần sự hỗ trợ của những người khác.
+Bước 4. Đánh giá kết quả thử nghiệm hành vi mới: Thường sau khi
áp dụng các hành vi mới mọi người sẽ đánh giá kết quả thu được, tìm ra
những khó khăn thuận lợi để đi đến bước cuối cùng là duy trì hay từ chối
hành vi mới.
+Bước 5. Khẳng định: Khi phân tích kết quả đạt được của việc thử
nghiệm hành vi mới, người dân sẽ đi đến quyết định thực hiện hay từ chối.
Nếu họ thu được kết quả tốt, không có khó khăn gì đặc biệt thì họ tiếp tục duy
trì hành vi mới. Nếu họ chưa hiểu, gặp khó khăn, thiếu sự hỗ trợ thì họ đi đến
phủ nhận hành vi mới. Và nếu như họ phủ nhận thì cán bộ giáo dục sức khỏe
lại phải giúp họ quay trở lại các bước trên. Người làm giáo dục sức khỏe cần
phải hiểu trình tự các bước thay đổi hành vi sức khỏe trên, nó có vai trò khá
quan trọng vì ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thay đổi hành vi lại có
những tác động hỗ trợ khác nhau cho thích hợp với quá trình đó. Ví dụ nếu
đối tượng thiếu hiểu biết chưa nhận ra vấn đề thì cần phải cung cấp các thông
tin, nếu đối tượng có thái độ chưa đúng thì cần hỗ trợ tâm lý, trực tiếp thảo
luận với đối tượng để họ có niềm tin. Giai đoạn thử nghiệm cần giúp họ
những kỹ năng nhất định. Dựa trên những cơ sở tâm lý này, người giáo dục
phải lựa chọn phương pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe phù
hợp cho từng đối tượng để GDSK đạt hiệu quả tối ưu nhất.
1.2.4. Chất lượng giáo dục sức khỏe:
1.2.4.1.Chất lượng:


19

Chất lượng phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự
vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với

chính mình.
1.2.3.3.Chất lượng của quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học:
Chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học là kết quả của các hoạt
động truyền thông, hướng dẫn, giảng dạy các nội dung và phương pháptrong
nhà trường để học sinh tự chăm sóc và bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng
ngừa bệnh tật, sửa đổi tập quán, thói quen có hại cho sức khỏe. Thông qua
GDSK, chúng ta giúp học sinh và gia đình hiểu rõ các hành vi của mình và
biết được các hành vi đó có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe.
Học sinh sẽ tự tạo ra và bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng bằng chính nổ
lực và hành động của cá nhân. Học sinh tự chịu trách nhiệm và quyết định lấy
những hành động và biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình. Học sinh biết sử
dụng các dịch vụ y tế có thể giải quyết các nhu cầu sức khỏe và các vấn đề
sức khỏe của bản thân.
1.2.4. Biện pháp giáo dục sức khỏe:
1.2.4.1.Biện pháp:
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Biện pháp là phương pháp giải
quyết một vấn đề cụ thể nào đó”. “Biện pháp là cách thức giải quyết cho một
nội dung, một vấn đề nào đó đạt hiệu quả”[20]. Như vậy có thể hiểu biện
pháp là cách thức, phương pháp để thực hiện giải quyết một vấn đề nào đó
còn vướng mắc, chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
1.2.4.2. Biện pháp giáo dục:
Theo bachkhoatoanthu.gov.vn: Biện pháp giáo dục là cách thức tổ chức
nội dung giáo dục nhằm tác động đến tinh thần người học hoặc nhóm người
học làm cho họ có được những phẩm chất năng lực theo yêu cầu đã định.
Biện pháp giáo dục là cách thức tác động một cách có hệ thống đến sự phát


21

triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần

bảo vệ sức khỏe của mình.
- Tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói
quen tập quán có hại cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể được giải quyết các nhu cầu sức
khỏe và các vần đề của cá nhân và cộng đồng.
Tóm lại, mục đích của giáo dục sức khỏe là giúp mọi đối tượng tự
nguyện, tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình.
Trên cơ sở đó mục đích của việc giáo dục sức khỏe cho học sinh là:
- Học sinh hiểu biết về những vấn đề sức khỏe và nhu cầu về sức khỏe
của bản thân các em.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học thông qua những biểu hiện
đúng đắn trong quan niệm về sức khỏe và thái độ sống để học sinh có thể lựa
chọn cách nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bản thân.
- Cải tiến môi trường sức khỏe trường học và gia đình.
- Thúc đẩy vai trò học sinh trong việc phổ biến những hiểu biết về sức
khỏe cho gia đình và cộng đồng, tích cực ủng hộ, hưởng ứng các chương trình
sức khỏe được thực hiện ở địa phương.
1.3.1.2. Yêu cầu:
Nội dung chương trình GDSK ở trường học phải được gắn liền với nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Nhà nước được tiến hành ở địa phương.
Phương pháp giảng dạy phải trên nguyên tắc “Mọi người cùng tham gia”, học
sinh được hướng dẫn thực hành các kỹ năng, hành vi sức khỏe lành mạnh.[3]
Để chọn ra một phương pháp giảng dạy giảng dạy hiệu quả, giáo viên
cần lưu ý:
- Sự thích hợp của vấn đề.
- Hấp dẫn đối với học sinh.


23


- Lựa chọn nội dung GDSK: sau khi đã có một tập hợp những kiến
thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho mục tiêu GDSK, những người làm
GDSK cần biết lựa chọn các thông tin thích hợp để sọan thành “Một bài giáo
dục sức khỏe ” cụ thể, đáp ứng yêu cầu của một bài viết.
Những nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu
học: Nội dung GDSK phải xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với lứa tuổi, với
những kiến thức mà các em học được ở từng cấp học, bậc học.[31]
1.3.2.1.Vệ sinh cá nhân:
Cần giáo dục cho học sinh biết thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân
có lợi cho sức khỏe, khắc phục, loại bỏ các thói quen mất vệ sinh, có hại cho
sức khỏe. Vệ sinh cá nhân bao gồm: vệ sinh thân thể, vệ sinh trang phục…
1.3.2.2.Vệ sinh môi trường:
Cần giáo dục cho học sinh hiểu biết rõ về các nguy cơ gây bệnh có khi
tổn hại đến tính mạng con người như không khí và nước ô nhiễm, phân rác
không được xử lý, các côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển.
Vệ sinh môi trường bao gồm: vệ sinh gia đình, vệ sinh trường học, vệ
sinh học tập, vệ sinh trong lao động, luyện tập thể thao phù hợp với lứa tuổi,
giới tính để phòng tránh bệnh tật, tai nạn thương tích thường gặp và nâng cao
sức khỏe cho mỗi cá nhân.
1.3.2.3.Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống:
Cải tiến bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý. Đảm bảo vệ sinh an toàn lương
thực thực phẩm. Phòng tránh ngộ độc thức ăn và các bệnh do rối loạn dinh
dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì, bướu cổ, thiếu máu). Đảm bảo vệ sinh ăn
uống.
1.3.2.4.Phòng chống dịch bệnh và các vấn đề xã hội:
Có những hiểu biết về các bệnh lây truyền thành dịch, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.Phòng chống các vấn đề xã hội như:


25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status