MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục âm NHẠC CHO TRẺ nhóm trẻ 4 5 tuổỉ - Pdf 31

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM
NHẠC CHO TRẺ Nhóm trẻ: 4-5 tuổỉ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I.

Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghi Ban Chấp Hành Trung ương đảng

lần thứ 8, khóa XI của đảng đã đưa ra mục tiêu về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” vì
“nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò đặc biệt trong sự phát triển
kinh tế xã hội”.
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngành giáo
dục đã phát động các phong trào thi đua để thực hiện mục tiêu trên, các trường
hưởng ứng cuộc vận đông, phong trào thi đua để góp phần nâng cao chất lượng
phát triển ngành giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Nhằm
đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai có đủ đức, đủ tài để phục vụ quê hương
đất nước.
Như chúng ta đã biết âm nhạc đã gắn liền với đời sống của con người, tổ
chức y tế thế giới đã khuyến khích các bà mẹ nghe nhạc nhiều để trẻ được nghe
các bài hát du dương, bản nhạc dân ca, nhạc điệu trữ tình để trẻ được cảm thụ
âm nhạc ngay từ khi nằm trong bụng mẹ. Đặc biệt là ngay từ khi trẻ cất tiếng
khóc chào đời thì yếu tố đầu tiên của âm nhạc như lời ru, lời nựng của bà, của
mẹ... đã đi vào lòng người. Nhờ có âm nhạc con người cảm thấy yêu đời hơn, nó
giúp con người bộc lộ cảm xúc của mình một cách tinh tế hơn.
Âm nhạc tác động đến tình cảm đạo đức của trẻ, nhiều khi còn mạnh hơn
cả những lời khuyên hay sự ra lệnh, doạ dẫm ví dụ bài hát: “đi học về là đi học
về, em vào nhà em chào cha mẹ...”. Ví dụ: Cho trẻ hát bài: “Lời chào buổi sáng”

Là giáo viên mới vào ngành được 5 năm, ngay từ đầu năm học 20142015 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách nhóm lớp 4-5 tuổi
Tổng số trẻ: 35 cháu: - Số cháu trai: 25 cháu
- Số cháu gái: 10 cháu
100% số trẻ bán trú tại trường

2


Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được đông đảo mọi người yêu
thích,hoạt động âm nhạc đã được thực hiện tại trường và nhóm lớp và cũng là
một môn học độc lập được tổ chức thực hiện theo chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ,
do đó bản thân luôn không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu để đưa những phương
pháp, biện pháp giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Bản thân đã nhận
được sự quan tâm rất lớn của ban giám hiệu, của đồng nghiệp.

+ Thuận lợi:
Khuôn viên trường rộng có nhiều cây cối có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với
thiên nhiên.
Đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập cho trẻ được quan tâm hàng đầu.
BGH nhà trường thường xuyên xây dựng và tổ chức hoạt động âm nhạc
cho giáo viên được dự và rút kinh nghiệm.
Nhà trường luôn luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao
nghiêp vụ, đặc biệt BGH nhà trường đã tham mưu đầu tư mua sắm dụng cụ âm
nhạc như: Đàn,đài, băng, đĩa hình...
Hằng năm nhà trường còn tổ chức các cuộc thi có phụ huynh tham gia
nhằm tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dạy con từ đó phụ
huynh yên tâm gửi con đến trường.
Các cháu trong cùng chung một độ tuổi nên nhận thức tương đối đồng

hát rõ lời, hát đúng giai
điệu bài hát
Trẻ biết sử dụng dụng
cụ âm nhạc, đúng nhịp,
phách, tiết tấu bài hát .
Trẻ biết vận động múa
và minh hoạ theo lời bài
hát cùng cô
Trẻ hứng thú nghe hát,
hiểu được nội nội dung
bài hát, vận động minh
họa cùng cô bài hát
Trẻ hứng thú chơi các
trò chơi âm nhạc

Tổng số trẻ: 35

Kết quả được khảo sát
Đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
trẻ
% trẻ
%
trẻ
%

Số


45,7

3

8,6

6

17,0

10

28,5

15

43,1

4

11,4

8

23,1

12

34,2

vậy mà bản thân tôi phải tự hỏi mình phải làm gì để thực hiện nhu cầu mong
muốn của trẻ: Truyền thụ kiến thức giáo dục trẻ như thế nào? Dẫn dắt làm sao
thật dể hiểu kích thích gây hứng thú của trẻ vào giờ học để trẻ tiếp thu nhanh đạt
hiệu quả tốt nhất. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp như sau:

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4


1.Các giải pháp:
1. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
2. Hình thành nề nếp thói quen trong hoạt động.
3. Xây dựng tổ chức hoạt động âm nhạc linh hoạt, sáng tạo
4. Tổ chức hoạt động âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi.
5. Tổ chức hoạt động âm nhạc tích hợp với các môn học khác.
6. Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua các ngày lễ hội.
7. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh.
8. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và học sinh cá biệt.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
1. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Trẻ ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang trên đà phát triển mạnh,trẻ “Dễ nhớ –
chóng quên”, một số còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, tự tin, Khi tổ chức
hoạt động âm nhạc cô phải tạo được cho trẻ mạnh dạn tự tin hơn bằng cách cho
tốp hoặc nhóm trẻ lên thể hiện cô cần lựa chọn 2 đến 3 trẻ mạnh dạn cùng 1 đến
2 trẻ chưa mạnh dạn cùng thể hiện.
Đối với những cháu nói chưa rõ, cháu nói ngọng, nói lắp cô nên xếp cháu
ngồi cạnh những cháu hát rõ lời để trẻ có thể nhắc nhở, giúp đỡ bạn, dành thời
gian quan tâm đến cháu nhiều hơn, động viên giúp đỡ trẻ kịp thời. Đối với
những trẻ tiếp thu chậm cũng nên xếp cạnh trẻ nhanh nhẹn hát đúng lời, đúng
nhịp...

Ví dụ: Trẻ đang chơi tự do ngoài sân trường nghe tín hiệu gõ xắc xô của
cô thì chạy nhanh vào lớp học. Khi xếp hàng thể dục sáng cô gõ 2 tiếng xắc xô
trẻ xếp hàng, tay đặt lên vai bạn, 1 tiếng bỏ tay xuống…
6


3. Tổ chức hoạt động âm nhạc một cách linh hoạt sáng tạo.
Việc dạy các hoạt động âm nhạc ở trường mầm non với các phương
pháp, biện pháp dạy học ở hình thức cải cách hầu như các phương pháp truyền
thụ một cách máy móc, dập khuôn, tích hợp các môn học khác còn ít, hình thức
thực tế còn ít... Vì vậy để truyền thụ kiến thức âm nhạc tới trẻ đạt kết quả cao
điều đầu tiên là phải dổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp hài hoà giữa
phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực tiễn. Để trẻ
tiếp thu tốt tác phẩm âm nhạc cần tiến hành cách dạy có hiệu quả nhất, đó là
cách dạy cách dạy các dạng hoạt động âm nhạc và cách tổ chức theo hướng đổi
mới.
+ Tổ chức hoạt động âm nhạc dưới hình thức trò chơi
Ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các dạng hoạt
dộng âm nhạc như: Ca hát, vận động, nghe... tổ chức dưới dạng trò chơi là hình
thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế, các loại
trò chơi âm nhạc được lồng ghép quá trình học hat, vận động và cũng có thể có
cấu trúc riêng. Dù ở hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc:
âm nhạc quyết định nội dung va tính chất các hoạt động nhằm phát triển cảm
giác nghe nhạy bén. Trẻ dược tự do tìm cách thể hiện nhân vât, thể hiện bản
thân, hoạt động tích cực, sáng tạo.Tham gia chơi với nhau giúp các cháu có sự
tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn.
+ Tổ chức hoạt động âm nhạc với hình thức tổ chức lễ hội:
Để thay đổi hình thức tạo hứng thú cho trẻ tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, lựa
chọn hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo chủ đề các ngày hội, ngày lễ từ
đó trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của các ngày lễ: VD: ngày 8-3 là ngày của bà, mẹ,

và tự tin hơn.
*Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời:
Trẻ thường rất hứng thú với hoạt động này sau những tiết học gò bó. Lúc
này trẻ được thoải mái, vui vẻ hơn...
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát: “Con chim”, cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô
bài: “Con chim non”, quan sát các loại quả thì hát bài: “Đố quả”.

8


Như vậy trẻ vừa có những kiến thức về môi trường tự nhiên vừa nhanh
thuộc bài, vừ phân biệt được âm thanh to – nhỏ khác nhau. Thông qua đó trẻ có
vốn kiến thức về âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tình cảm với mọi vật
xung quanh.
*Giáo dục âm nhạc thông qua giờ ngủ:
Ngay từ những ngày đầu năm học tôi đã đưa trẻ vào giấc ngủ bằng những
bài du dương êm dịu đưa trẻ vào giấc ngủ, để trẻ được cảm nhận rằng đến
trường cũng như ở nhà, được cô dỗ dành yêu thương. Từ đó trẻ đã quen dần với
môi trường mới: “Lớp học”.
Ví dụ: Hát ru cho trẻ những bài hát ru như bài ru con....
Vào buổi chiều tôi thường xuyên cho trẻ ôn lại bằng các bài hát múa
mà trẻ được học, giúp trẻ cũng cố lại bài và nhớ lâu
Có thể nói học ở mọi lúc, mọi nơi là một vấn đề rất cần thiết, không chỉ
giúp trẻ ôn lại bài đã học mà trẻ còn được tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh
mà trẻ chưa biết làm cho trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tự tin tiếp thu kiến thức
sâu hơn.
Vào buổi chiều tôi thường xuyên cho trẻ ôn lại bằng các bài hát múa mà
trẻ được học, giúp trẻ cũng cố lại bài và nhớ lâu.
5. Tổ chức hoạt động âm nhạc tích hợp với các môn học khác
9

tặng bà, mẹ, cô giáo.
10


Ngoài những ngày lề lớn nhà trường tổ chức như: ngày hội bé đến trường,
ngày của cô 20/11…thì riêng lớp tôi vẫn tổ chức các ngày hội cho trẻ như: vui
tết trung thu, ngày 20-10, ngày 8-3… Vào những ngày này tôi vận động phụ
huynh đến tham gia, dự các tiết mục của con em mình cùng cô giáo hoặc có thể
vui cùng trẻ tham gia những câu thơ, bài hát tự sáng tác để buổi tổ chức vui
nhộn, sinh động hơn. Phụ huynh đến dự rất phấn khởi về những kết quả của con
em mình, trẻ mạnh dạn, tự tin rất đáng yêu . Có tác dụng rất lớn đối với việc đưa
con đến học trường mầm non.
*Tổ chức hoạt động văn nghệ cuối tuần
Trẻ 4 - 5 tuổi khả năng tự biểu diễn văn nghệ còn hạn chế, vì vậy cô
thường xuyên tổ chức cho trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ vào cuối tuần.
Đây là một hình thức giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
Cô chuẩn bị trang điểm đội mũ múa, phông màn, dụng cụ âm nhạc. Khi
thực hiện cô trực tiếp là người dẫn chương trình động viên khích lệ trẻ mạnh dạn
lên sân khấu cho trẻ lên biểu diễn, có thể lồng ghép cho trẻ đọc thơ, kể chuyện,
đóng kịch để gây húng thú cho trẻ. Nhưng sau một thời gian cô cho một trẻ
mạnh dạn, nhanh nhẹn tổ chức và phát phiếu bé ngoan xuất sắc vào cuối tuần.
Giáo dục âm nhạc thông qua tổ chức sinh nhật: ngay từ đầu năm học tôi
đã tổng hợp tên và ngày sinh của trẻ ở trong lớp, sau đó tôi sẽ tổ chức sinh nhật
cho từng cháu trong lớp.
Ví dụ: Trong lớp có 4 cháu sinh vào tháng 10 thì sẽ phối hợp với phụ
huynh thống nhất và mời phụ huynh đến dự tổ chức sinh nhật chung một ngày
cháu mà sinh đầu tháng để cả lớp cùng dự.
Hình thức tổ chức: Các cháu sinh nhật hôm ấy ăn mặc thật đẹp, các bạn
đến múa, hát chúc mừng, tặng quà những con gấu bông, những con vật sau cho
trẻ nghe băng đài, đàn các bài hát mà trẻ đã được học, thông qua hoạt động

bình cho trẻ nhớ được các bài hát, múa, vận động, cháu yếu đầu tư nhiều hơn để
trẻ từ từ nắm bắt được các bài hát, múa, vận động và dần dần giúp trẻ hoà nhập
với chất lượng chung. Đối với trẻ yếu giờ chơi tự do cho trẻ hát, múa, sử dụng
dụng cụ âm nhạc những bài hát đã học, lúc đầu trẻ hát nhẩm sau đó trẻ hát to
cùng các bạn.
Đối với trẻ nhút nhát: Phối hợp với gia đình động viên trẻ về nhà hát,
múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc cho ông, bà nghe.
12


Đối với trẻ còn hát ngọng, hát lắp tôi cho trẻ hát đi hát lại nhiều lần,
thường xuyên sửa và uốn nắn cho trẻ, hát nhiều lần những từ, những câu chưa
chuẩn sao cho trẻ không hát ngọng, không lắp, hát trọn câu.
Từ những biện pháp trên trẻ ở lớp đa phần mạnh dạn tự tin hứng thú vào
hoạt động âm nhạc hát rõ lời, hát đúng nhạc thể hiện được tình cảm của bài hát,
biết vận động minh hoạ các động tác của bài hát đều đẹp chính xác và biết sử
dụng dụng cụ âm nhạc thành thạo hơn.

C.

KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu
- Như vậy qua quá trình dạy làm quen với hoạt động âm nhạc cho trẻ ở độ
tuổi 4-5 tuổi, và việc vận dụng một số biện pháp và đã đưa vào thực hiện ở hoạt
động âm nhạc và tôi đã thu được một số kết quả: Các cháu rất thích học bộ môn
âm nhạc, khả năng của trẻ hát, múa và sử dụng dụng cụ âm nhạc thành thạo hơn
giờ học của trẻ hứng thú đạt kết quả cao.

TT

11,4 0
0
bài hát
Trẻ biết sử dụng dụng cụ
âm nhạc, đúng nhịp,
18 51,5 13 37,1
4
11,4 0
0
phách, tiết tấu bài hát .
Trẻ biết vận động múa và
minh hoạ theo lời bài hát 18 51,5 12 34,4
5
14,3 0
0
cùng cô
Trẻ hứng thú nghe hát,
hiểu được nội nội dung
20 57,0 12 34,4
3
8,6
0
0
bài hát, vận động minh
họa cùng cô bài hát
Trẻ hứng thú chơi các trò
19 54,3 14
40
2
5,7

các môn học khác.
+ Tổ chức hoạt động văn nghệ vào cuối tuần
+ Phối kết hợp với phụ huynh
- Và điều không thể thiếu đối với cô giáo phải là người yêu nghề, mến trẻ,
quan tâm đặc biệt tới từng trẻ để có biện pháp khắc phục riêng. Luôn luôn học
hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn
14


nghiệp vụ. tìm tòi, sáng tạo trong giờ dạy để truyền đạt các bài hát, các điệu múa
đến trẻ một cách khoa học hơn.
- Ngoài ra còn phối kết hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức văn nghệ
cho trẻ vào các ngày sinh nhật của trẻ, ngày lễ trong năm như: 8/3, 20/11...
- Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình giảng dạy.
Những kinh nghiệm này đã giúp trẻ tiếp thu âm nhạc một cách dễ dàng, nhẹ
nhàng nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn
diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẫm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con
người phát triển toàn diện, vì “trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai”.
3. Đề xuất, kiến nghị
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trực tiếp vào lớp mình.
nhưng bản thân cần phải nỗ lực và học hỏi nhiều hơn nữa.
Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi thêm ở các
trường bạn như: Sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý.
Vê nhà trường nên xây dựng các tiết dạy mẫu nhiều hơn, tổ chức các
ngày hội, ngày lễ cho học sinh được tham gia nhiều hơn để phát huy được
những năng khiếu ở trẻ. Từ đó chị em có điều kiện bổ sung thêm những kinh
nghiệm nhằm giáo dục trẻ được tốt hơn.
Vì điều kiện thời gian công tác chưa nhiều nên không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung hội đồng KHGD các cấp để


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status