Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay - Pdf 31

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

PHÙNG THỊ MẾN

SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2013

Phùng Thị Mến

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình.
Trong quá trình làm khóa luận này, do thời gian còn hạn hẹp nên khóa
luận của em không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05, năm 2013
Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Mến

Phùng Thị Mến

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là của riêng
em, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có
liên quan dưới sự hướng dẫn của Giảng viên Vi Thị Lại.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có. Nếu
sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nam hiện nay ............................................................................................... 55
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM THEO TƯ
TƯỞNG HÔ CHÍ MINH.............................................................................. 60
3.1. Đổi mới nội dung, thiết kế lại chương trình, đa dạng hoá hình thức giáo
dục đạo đức cho sinh viên ............................................................................ 60
3.2. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác
quản lý, giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay......................... 65
3.3. Phát huy vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong công
tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ............................................................... 69
3.4. Sinh viên cần nâng cao hơn nữa tính chủ động,tích cực trong tự giáo dục
đạo đức......................................................................................................... 70
KẾT LUẬN.................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 74

Phùng Thị Mến

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục đào tạo,
đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ (trong đó có thanh niên, sinh viên). Người cho
rằng: “vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng
người” [20, tr.122].


GVHD Vi Thị Lại

chung và sinh viên nói riêng được xem là nhiệm vụ tiên phong trong chiến
lược con người để có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, để hình
thành một thế hệ con người mới có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức,
có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu
thương và tinh thần quốc tế chân chính; trong đó xuất hiện một tầng lớp
thanh niên ưu tú có trình độ giác ngộ chính trị cao, có tài năng, đi đầu mở
đường cho đất nước ta bước vào thế kỷ mới.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới trên phạm vi cả
nước, đặc biệt là công tác giáo dục và đào tạo sinh viên trong các trường đại
học, cao đẳng đã có nhiều chuyển biến tích cực: Trình độ giác ngộ chính trị,
trình độ tri thức được nâng lên rõ rệt, tình người, tình nghề nghiệp ngày càng
sâu sắc… Nhưng bên cạnh đó cũng đã xuất hiện dấu hiệu bất ổn như: xu
hướng thương mại hóa trong học tập, học với động cơ và mục đích không
đúng đắn, chỉ cốt đủ điểm để có bằng và sau này chen chân trong xin việc
làm; một số sinh viên còn học tủ học lệch, xem nhẹ việc trau dồi lý tưởng
đạo đức cách mạng, chạy theo lối sống thực dụng, xa hoa… Vì vậy, vấn đề
đặt ra là phải giáo dục đạo đức cho mọi người, đặc biệt là sinh viên - những
chủ nhân tương lai của đất nước học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh. Vì lẽ đó tôi đã chọn vấn đề “ Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. Đề tài
này không chỉ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Việt Nam mà còn
thu hút không ít sự quan tâm của các nhà khoa học nước ngoài.


tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 3, 2004.
Giáo sư Vũ Khiêu (chủ biên): “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh –
truyền thống dân tộc và nhân loại”. Nxb, Khoa học xã hội Hà Nội 1993.
Đặc biệt, 3 tập: Tư tưởng Hồ Chí Minh của nhiều tác giả thuộc
chương trình nghiên cứu KX02. Viện Hồ Chí Minh xuất bản 1993.
Những công trình kể trên của các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh như: vai trò, chức năng, bản chất

Phùng Thị Mến

3

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

và một số phạm trù đạo đức cơ bản. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu
vào việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận
dung này vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cụ thể của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, công trình nghiên cứu góp phần luận giải sự cần thiết và những giải
pháp chủ yếu nhằm giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục

pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp việc nghiên cứu lý luận đối với
thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp, khái quát làm rõ
mục đích đề tài đề ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý
luận về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Việt Nam hiện nay, góp
phần năng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các
công trình khoa học, công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn, khía
quát lý luận liên quan đến vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội con người.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 3 chương, 11 tiết.

Phùng Thị Mến

5

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại
Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1.1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Cơ sở sâu xa nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh đó là truyền thống

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc ta, trong Báo cáo Chính trị
tại Đại hội Đảng lần thứ II, tháng 2 năm 1951 Hồ Chí Minh đã đúc kết dân ta
có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Chủ nghĩa
yêu nước có trong mỗi con người Việt Nam, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo
và lòng dũng cảm của người Việt Nam và là chuẩn mực đạo đức cơ bản của
cả dân tộc. Song, để tinh thần yêu nước trở thành truyền thống thì thì các thế
hệ người Việt Nam đều được giáo dục và rèn luyện theo chủ nghĩa yêu nước
mà trong đó tư tưởng xuyên suốt là hành động của con người luôn luôn vì xã
hội, vì dân tộc và vì Tổ quốc. Điều này không chỉ thể hiện khi Tổ quốc lâm
nguy, mà ngay cả khi thời bình, trong sản xuất, người Việt Nam luôn biết
mình làm việc cho ai và và hành động vì ai. Giải quyết tốt nhận thức làm việc
cho ai và hành động vì ai là vấn đề đạo đức rộng lớn. Nó là cơ sở của tinh
thần tập thể khi con người vượt qua được ranh giới giữa các nhân, gia đình và
cộng đồng; giữa lợi ích riêng và lợi ích chung của Quốc gia.
Hồ Chí Minh đã kế thừa một cách sáng tạo có chọn lọc những giá trị
đạo đức tốt đẹp của dân tộc để xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới
trong tư tưởng đạo đức của mình.
1.1.2. Tinh hoa đạo đức nhân loại
Cùng với những truyền thống đạo đức dân tộc, Hồ Chí Minh luôn
tiếp thu những giá trị đạo đức tiến bộ của nhân loại. Cả phương Đông lẫn
phương Tây, từ Nho, Phật, Lão đến Thiên chúa giáo,… đều ảnh hưởng
trong tưởng đạo đức của Bác. Đó là việc tu dưỡng đạo đức cá nhân của
Khổng Tử, là lòng nhân ái của GiêSu, là tinh thần cứu khổ cứu nạn của

Một phong thái nổi bật của đạo đức nho giáo đã thấm vào tư tưởng, tâm hồn
Hồ Chí Minh.
Bên cạnh nho giáo Hồ Chí Minh cũng tiếp thu những giá trị tích cực
của tư tưởng đạo đức Phật giáo. Đây là một tôn giáo đã trở thành quốc giáo
của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Ngày nay, tư tưởng đạo đức Phật
giáo càng ăn sâu trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bác đã thấy được
tấm lòng đại từ đại bi của Đức Phật. Người từng nói: Đức Phật là từ bi cứu
khổ cứu nạn, muốn chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hi sinh đấu tranh
diệt lũ ác ma. Phải chăng tinh thần cứu khổ, cứu nạn của Đức Phật chính là
đức hi sinh quên mình vì Tổ quốc và nhân dân để cứu nhân dân ra khỏi cảnh

Phùng Thị Mến

8

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

lầm than, đưa đất nước thoát khỏi vòng nô lệ của Bác. Vì mục tiêu cao cả ấy,
Người không ngại khó khăn gian khổ quyết đấu tranh diệt lũ ác ma bán nước
và cướp nước là chủ nghĩa thực dân đế quốc để đem lại độc lập tự do cho đất
nước, hạnh phúc cho nhân dân.
Mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc còn được Bác tìm thấy ở chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã có một thời kỳ khá dài hoạt
động ở Trung Quốc và tận mắt chứng kiến những thành tựu cũng như những
tồn tại của cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Ở đây Người nhận

sản Pháp, góp phần quan trọng đối với việc hình thành chủ nghĩa nhân văn,
nhân đạo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhưng yêu thương, nhân ái trên lý thuyết vẫn không làm Hồ Chí
Minh hài lòng mà với Bác tư tưởng đó phải được thực hiện hóa cho cả dân
tộc và nhân loại. Từ đó người tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy
được giá trị đạo đức hiện thực của các nhà Cộng sản khoa học: giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc và nhân loại. “Đối với Mác - Ăngghen đạo đức
cao nhất của con người là bản chất tối cao của con người và phải lật đổ tất cả
những giá trị xã hội trong đó con người bị làm nhục bị nô dịch, bị bỏ rơi bị
khinh bỉ” [11, tr.27]. Đối với Lênin đó là hiện thân của tình anh em bốn bể,
là đời tư trong sáng, là nếp sống giản dị, là đạo đức vĩ đại và cao đẹp dành
cho các dân tộc bị áp bức khiến cho trái tim họ hướng về Người không gì
ngăn cản nổi.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu phương pháp làm việc biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Từ đó Người biết gạn đục khơi trong mọi giá trị đạo đức
của nhân loại. Đặc biệt là đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Người đấu tranh cho toàn thể các dân tộc bị áp bức đã thẩm thấu toàn bộ vào
tư tưởng đạo đức của Người. Xuất phát từ điều kiện vật chất của xã hội
những nhà đạo đức của chủ nghĩa Mác đấu tranh vì mục đích giải phóng
những kẻ khốn cùng, những người nô lệ trên toàn thế giới, nhằm đem lại
quyền con người thật sự cho họ. Đó là những nhà đạo đức Cộng sản cao cả.
Hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác góp phần tạo nên tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh một tư tưởng đạo đức hiện thực, biện chứng, tiến bộ và hiện
đại.
1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản
chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa Lênin đối
với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những

Phùng Thị Mến

nhuyễn những nguyên lý đạo đức Mác - Lênin với hoàn cảnh, trình độ, đặc
điểm của con người Việt Nam. Về mặt hình thức thể hiện, nếu như Mác Lênin đã thông qua mọi tác phẩm, mọi hoàn cảnh để nói về lý luận đạo đức
một cách tinh tế, có sức thuyết phục cao, thì ở Hồ Chí Minh ngoài cách làm
đó, Người còn để tâm sức, thời gian bàn sâu, cụ thể qua những bài viết ngắn

Phùng Thị Mến

11

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

nhưng súc tích, cô đọng, nhấn mạnh sâu sắc nội dung đạo đức cách mạng
như: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư”. Bản thân Người còn nêu gương đạo đức và thực
hành đạo đức. Đó không chỉ là sự độc đáo trong phong cách của Người, mà
còn chứng tỏ sự nhuần nhuyễn, uyên thâm trong việc kết hợp vận dụng sáng
tạo lý luận Mác - Lênin nói chung, lý luận về đạo đức học nói riêng.
1.1.4. Nhân tố chủ quan
Xét một cách tổng thể, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không thể có
được nếu không có nhân tố chủ quan của bản thân Hồ Chí Minh. Hồ Chí
Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới,
Người biết xây dựng tư tưởng đạo đức của mình trên nền tảng những tư
tưởng đạo đức của dân tộc và nhân loại. Cố nhiên, đó không phải là tư tưởng
giáo điều mà là một cuộc cách mạng tạo nên sự thăng hoa trong tư tưởng
đạo đức thông qua nhận thức và hành động thực tiễn của chính bản thân

tư tưởng đạo đức đặc thù, độc đáo, đạo đức mới, đạo đức cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.2.1. Một số quan niệm về đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm trong
lịch sử loài người và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển, tiến bộ của xã hội. Vì vậy, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử
nhân loại, vấn đề đạo đức luôn luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt là các
nhà triết học. Cho đến hiện nay bàn về đạo đức có nhiều hệ thống lý thuyết
tiêu biểu, tiếp cận đạo đức theo các khuynh hướng khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm khách quan và
của các nhà thần học. Các nhà triết học duy tâm khách quan Platôn và
Hêghen lấy “ý niệm” hoặc “ý niệm tuyệt đối” để lý giải nguồn gốc và bản
chất đạo đức. Còn các nhà thần học cho đạo đức có nguồn gốc từ thần thánh,
con người và xã hội chẳng qua chỉ là những hình thái biểu hiện cụ thể khác
của đấng thần linh và những chuẩn mực đạo đức do thần thánh tạo ra để giáo
dục con người.
Khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Họ
coi đạo đức như là năng lực “tiên thiên” của lý trí con người. Ý chí đạo đức
hay “thiện ý” theo cách gọi của I.Kantơ: là một năng lực có tính nhất thành,
bất biến, có trước kinh nghiệm, nghĩa là có trước và độc lập với những hoạt
động mang tính xã hội của con người.

Phùng Thị Mến

13

K35 GDCD




Phùng Thị Mến

14

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

Theo nghĩa rộng, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hình vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm
giàu tính người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong quan hệ tư tưởng,
chính trị với cả thiên nhiên và môi trường sống.
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là luân lý, những quy định, những chuẩn mực
ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người, với công việc, với bản
thân.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại, giữa truyền thống
với hiện đại. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có đạo lý làm người, trong đó
chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí chuẩn mực cao nhất và đứng đầu bảng thang
giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Hồ Chí Minh rất chú trọng chắt lọc
tinh hoa đạo đức nhân loại. Trong tất cả mọi vấn đề, Người đều khai thác
yếu tố tích cực, tìm kiếm những “hạt nhân hợp lý” phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng của dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Theo Hồ Chí Minh, tiêu chí để đánh giá chính xác đạo đức con người là
ở cách làm việc, cách đối nhân xử thế. Đạo đức phải được xem xét trong 3 mối
quan hệ cơ bản: với mình, với người và với công việc. Trong 3 mối quan hệ

tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được
gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có
tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài
người” [20, tr. 172]. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập,
nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao.
Yếu tố đạo đức được Người xem là hàng đầu. Người thường nói vừa
“hồng” vừa “chuyên” chứ không phải vừa “chuyên” vừa “hồng”, “đức tài” chứ
không phải “tài đức”. Người còn nói: “có tài mà không có đức là hỏng…đức
phải có trước tài” [20, tr.492]. Bởi vì “địa vị càng cao mà không có đức thì thiệt
hại càng lớn” “tính xấu của một Đảng viên, một cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có
hại đến dân”[24, tr.354]. Không những thế Người còn quan niệm đạo đức là
sức mạnh. Bác nói: “ta là “thiện” ta nhất định thắng” [19, tr.227]. Bởi vì có đạo
đức sẽ thu phục được lòng người, sẽ tập hợp quanh mình một lực lượng to lớn,
sẽ làm cho sức mạnh của mình tăng lên gấp bội. Bác nói rằng: “Muốn dân thu
phục phải được dân tin, muốn dân tin phải thanh khiết” [24, tr.55]. Như vậy
yếu tố đạo đức còn mang một ý nghĩa chính trị to lớn. Sức mạnh của đạo đức

Phùng Thị Mến

16

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

còn được Hồ Chí Minh khai thác để cảm hóa những người lầm đường, lạc lối,

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau về
đạo đức. Để có một sự thống nhất cao về khái niệm đạo đức, là vấn đề rất
khó. Quan niệm của tập thể các nhà khoa học ở Học Viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp
những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá
cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện với niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của
dư luận xã hội.
Đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi của con
người. Đạo đức đánh giá hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc
đạo đức biểu hiện thành khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa
và phi nghĩa.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù
hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy có tính tích cực, có tính nhân
đạo. Ngược lại, nếu hệ thống giá trị đạo đức không phù hợp với sự phát
triển, tiến bộ thì hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo.
1.2.2. Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái
gốc” của người cách mạng.
Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn có
sự nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương
pháp tư duy, nhất là phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của

yêu lao động.
Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức
cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo
đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều
nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà
vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi
người. Phẩm chất này gắn liền với họat động hàng ngày của mỗi con người
và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. Chí công
vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính
sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại. Người có tinh thần chí công vô tư là
người ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh,
phú quý, không nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Người cho rằng những cán bộ,

Phùng Thị Mến

19

K35 GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD Vi Thị Lại

đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách,
hơn nữa yêu cầu họ phải thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối
với người, với việc và với chính mình.
Thứ hai: Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở
rộng, đưa vào đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng, vượt qua những
hạn chế của tư tưởng đạo đức truyền thống và nâng lên thành tư tưởng đạo

Trích đoạn Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác Phát huy vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong công Sinh viên cần nâng cao hơn nữa tính chủ động,tích cực trong tự giáo dục
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status