Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống mới trong học sinh - Pdf 14

Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh- sinh viên hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế với những biến chuyển sâu
sắc trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Trong đó không thể không nói
đến vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay của thanh niên nói chung và học sinh, sinh
viên nói riêng. Chúng ta không thể phủ nhận những nét tích cực trong đạo đức, lối
sống của học sinh, sinh viên Việt Nam; nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận những
nét tiêu cực, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong giới trẻ hiện nay,
những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước. Xây dựng đạo đức, lối sống mới
trong học sinh, sinh viên hiện nay là một việc làm cấp bách và thiết thực.
Thời gian gần đây, Đảng ta đang đẩy mạnh cuộc vận động: “Học và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi tầng lớp
nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Vận dụng tư tưởng của Người về đạo đức
để xây dựng một nền đạo đức, lối sống mới là một quan điểm hết sức đúng đắn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 3 chúng em đã nghiên cứu đề tài: “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay”
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý luận cũng như kỹ năng làm việc nhóm nên
bài làm của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
góp ý của giảng viên để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh- sinh viên hiện nay
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là gốc của người cách mạng
Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người. Người nói: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì

Trong mối quan hệ với bạn bè, đồng chí, anh em: phải chặt chẽ, nghiêm khắc
với mình, rộng rãi, độ lượng, vị tha với người khác, kể cả với những người lầm lạc.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn
thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên
toàn cầu; chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc,
chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền.
3. Quan điểm về những nguyên tắc trong việc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- Xây đi đôi với chống: Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đi đôi với
chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức mới, lối sống mới
Đạo đức mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng; nó
tiếp thu, kế thừa truyền thống đạo đức cổ truyền như “lòng thương nước, thương
dân”, “tinh thần tương thân, tương ái”,…; nhưng nó khác về bản chất đạo đức cũ,
đạo đức phong kiến, tư sản. Đạo đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản
chủ nghĩa, trong đó có sự kết hợp giữa đạo đức của giai cấp công nhân với truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại.
Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn
minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn
hóa nhân loại. Con người muốn tồn tại phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm
việc; phải làm sao cho mỗi hoạt động đó đều mang tính văn hóa. Chính vì vậy, để
xây dựng lối sống mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa lại “cách ăn, cách mặc, cách
3
Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh- sinh viên hiện nay
ở, cách đi lại”, đó chính là phong cách sống (sinh hoạt ứng xử) và phong cách làm
việc.
II/ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG SỰ

Thanh niên đã kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng. Phần lớn
sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch; khiêm
tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập
nghiệp. Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xuất hiện những nhà quản
lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà hoạt động nghệ thuật có đức, có tài trong
độ tuổi thanh niên. Nét nổi bật của thanh niên nước ta là ý chí vươn lên, tinh thần
cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học
công nghệ để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và XH.
b) Tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực trong lối
sống đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay.
Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Dưới sự tác động ồ ạt của
nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật dưới con mắt
của người tư bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhiều sinh viên đã
đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận
một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất.
Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Đó là thang giá
trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế,
không ít sinh viên đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện sai trái: mua điểm,
chèn ép bạn bè…Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh
viên. Tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút ma túy,… thái độ không đúng đắn đối
với lao động xảy ra nhiều trong sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ
quan tâm tới những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí
chà đạp lên lợi ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh
niên còn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè… Một số khác sống không động
chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai, chỉ cần biết đến mình.
5
Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống

niên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn.
6
Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh- sinh viên hiện nay
Chú trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện,
mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tình yêu quê hương, đất nước:
“mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”,…
Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức
trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.
Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho
thanh niên trí thức, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.
Trước hết, trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương
về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Để giáo dục đạo đức cho
thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị
đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi
dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.
Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục
lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay
và phải đặc biệt coi trọng.
Các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định
hướng tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành.
Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp thanh
niên, rèn luyện thanh niên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng.
Phải nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một tấm gương sống
còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Hồ Chí Minh cho rằng, hơn
bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức

Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trong nhân dân
và hết long, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu
với con người.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt
qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
Cụ thể:
8
Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh- sinh viên hiện nay
Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống
có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ, “không phải là hỏi
nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”
Trong học tập, rèn luyện phải kết hợp giữa lý luận với thực hành, học tập với
lao động; bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô
dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm
sự phát triển.
Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những
cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực
dụng; cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống.
Phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh,
hám lợi. “Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh
lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng xa xỉ. chống cách sinh hoạt ủy
mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”.
Phong cách sống, theo Hồ Chí Minh, phải là khiêm tốn, giản dị, chừng mực,
ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật
chất, về chức-quyền-danh-lợi. Trong quan hệ với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những
người hơn tuổi thì kính trọng, lễ phép. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng
chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân

cùng to lớn đặt ra cho thực tiễn nước ta.
Để xây dựng được một nền đạo đức mới, lối sống mới trong học sinh, sinh
viên cần phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục từ phía nhà trường,
các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị; sự nêu gương của mọi người trong xã
hội, trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy cô giáo , các cán bộ quản lý
giáo dục, sự hướng dẫn của dư luận xã hôi; và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh
viên. Để từ đó, xây dựng một thế hệ trẻ vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa
“chuyên”- những chủ nhân tương lai của đất nước, đưa đất nước ta “sánh vai với các
cường quốc năm châu” như Bác hằng mong đợi.
10
Đề tài 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong sự nghiệp xây dựng đạo đức, lối sống
mới trong học sinh- sinh viên hiện nay
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………
I/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức………………………
2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng………………
3. Quan điểm về những nguyên tắc trong việc xây dựng đạo đức mới….
4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức mới, lối sống mới………….
II/ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG SỰ
NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG MỚI TRONG HỌC
SINH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Vai trò của thanh niên, học sinh, sinh viên……………………………
2. Thực trạng đạo đức, lối sống trong học sinh, sinh viên hiện nay……
a) Tích cực……………………………………………………………
b) Tiêu cực……………………………………………………………
c) Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực……………………….
3. Phương hướng, biện pháp xây dựng đạo đức, lối sống mới trong học
sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status