Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định hiện nay - Pdf 14


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam đã
đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá,
những giá trị nhân văn cao cả. Trong đó, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.
Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn
dân và thế hệ trẻ muôn đời nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
Với cách nhìn khách quan khoa học, Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò,
vị trí, khả năng của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân
tộc. Người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên” [15; 185].
Chính vì thế, trước lúc Người đi xa không quên căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [22; 510].
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh đặt lên
hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, để
xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh thì
phẩm chất hàng đầu cần có ở thanh niên là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng, ý
chí kiên định đấu tranh cho thắng lợi của lý tưởng và đạo đức cách mạng để làm
gương lôi cuốn quần chúng. Lý tưởng mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục cho
thanh niên là suốt đời làm cách mạng cho đất nước hoàn toàn độc lập, làm cho chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc và trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, lý tưởng và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên
nền tảng đạo đức cách mạng. Trong Di chúc, Người lưu ý: “Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”” [22; 510].
Sau hơn 20 năm đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Tuy
nhiên, các tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của

- Đoàn Nam Đàn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

3
- Phạm Đình Nghiệp, Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ cách mạng
Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, 2000.
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau, Nxb Giáo dục, 2004.
- Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách
mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2004.
- Văn Tùng, Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau, Nxb Giáo dục, 2000.
Những công trình trên đã luận giải những vấn đề lý luận về vai trò của thanh
niên và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức. Đồng thời, những tác phẩm cũng phân tích rõ thực trạng đạo đức của
thanh niên hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục đạo đức cho thanh niên và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam
Định. Do vậy, khóa luận đề xuất nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam
Định trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, làm rõ thực trạng
giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn
hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện
Hải Hậu tỉnh Nam Định hiện nay.

cho thanh niên.

5
- Nhận định đúng đắn, khách quan về đạo đức của thanh niên và công tác giáo
dục đạo đức cho thanh niên huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện
nay.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi trong giáo dục đạo đức cho thanh
niên.
- Đề tài hy vọng cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp cho các cấp bộ
Đoàn ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các hoạt động của mình. Ngoài ra, đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh
niên.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận gồm
2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh
niên
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giáo dục đạo đức cho thanh niên huyện
Hải Hậu tỉnh Nam Định hiện nay.

phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần,

7
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có
tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng.
Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét mộ cách toàn diện trong
tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc công, từ lao động
sản xuất ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập, công tác đến sinh
hoạt hàng ngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới
ngoài xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Việc Hồ Chí Minh
xem xét vấn đề đạo đức một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính khách quan,
phù hợp với hoạt động phong phú đa dạng của đời sống xã hội và mỗi con người.
Hồ Chí Minh đã nêu những nội dung, những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ
bản và có tính phổ cập đối với mọi người, mọi tầng lớp, đồng thời người cũng chỉ
rõ những chuẩn mực cụ thể đối với những tầng lớp như: công nhân, nông dân,
thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng, bộ đội , công an … Song đối tượng Người
chú ý nhiều nhất là đạo đức của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên.
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và cùng
với Đảng ta dày công xây dựng, bồi đắp khác với đạo đức cũ về chất, ngược lại nó
hoàn toàn thống nhất với đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là kết hợp truyền
thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân và
tinh hoa đạo đức của nhân loại. Hồ Chí Minh đã làm cuộc cách mạng trong lĩnh
vực đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng
lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên
trời” [16; 320-321]. Đạo đức cũ – đạo đức thực dân, phong kiến, là thứ đạo đức ích
kỉ, nó kìm hãm trói buộc con người, tàn phá con người, còn đạo dức mới là vì
nước, vì dân; là “dĩ công vi thượng”. Đây là đạo đức vĩ đại. Bởi lẽ, đạo đức đó
“không vì danh vọng của cá nhân, mà vị lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của
loài người” [15; 252].

hội, mà còn có hại cho xã hôi nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt
không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [19; 172]. Người
thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng
lực, tài năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh được hiểu là toàn bộ
những chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với
người khác và với cộng đồng. Dựa vào những chuẩn mực đó, người ta đánh giá

9
hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiện và ác, về cái không được làm
và nghĩa vụ phải làm.
1.1.2. Giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục vì giáo dục có một vai trò quan trọng
trong kháng chiến cũng như kiến quốc. Nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên
các trại hè cấp I, Người chỉ rõ mục đích của nền giáo dục cách mạng là “Phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đạo tạo lớp người, lớp cán bộ mới” [18; 183]. Đây
chính là điểm khác nhau cơ bản giữa nền giáo dục mới mà chúng ta đang ra sức xây
dựng với nền giáo dục cũ – nền giáo dục thực dân. Theo Hồ Chí Minh, nền giáo
dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, không phải để mở mang trí tuệ và phát triển
tư tưởng cho dân. Trái lại, chỉ làm cho dân thêm “u mê” và “đần độn hơn”. Đó là
một giáo dục phản tiến bộ mang tính chất “đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự
dốt nát nữa”. Vì nó làm hư hỏng mất tính nết của người đi học. Điều mà thanh niên
học được ở trường học thuộc địa là “lòng “trung thực” giả dối”, tư tưởng “sùng bái
những kẻ mạnh hơn mình”, “yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và
đang áp bức mình”, là sự “khinh rẻ nguồn gốc dòng giống của mình” [11; 399].
Nến giáo dục đó chỉ dạy cho thanh niên thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống
lao động và đấu tranh của nhân dân. Mục đích của nền giáo dục thực dân là đào tạo
những người phục vụ cho chính quyền của bọn xâm lược: tùy phái, thông ngôn,
viên chức nhỏ.
Trong xã hội mới, giáo dục tư tưởng đạo đức có nhiệm vụ quan trọng và vẻ

Đối với thanh niên công nhân, Người nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, ý thức
làm chủ, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối
với thanh niên các lực lượng vũ trang, Người căn dặn: Phải trung với Đảng hiếu với
dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng. Đối với TN các dân tộc, Người dạy phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu
giúp đỡ nhau như anh em một nhà, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng giữ gìn
trật tự an ninh, bảo vệ biên giới .Đặc biệt, đối với thanh niên là học sinh, Sinh viên,
Hồ Chí Minh xác định rõ đạo đức chính là phải tích cực học tập . Đồng thời Người
còn chỉ rõ mục đích và động cơ học tập là để phụng sự Tổ quốc , phụng sự nhân
dân, làm cho dân giàu, nước mạnh .
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống mà là
kết quả trực tiếp hoạt động giáo dục và tự giáo dục , tự rèn luyện của mỗi cá nhân.
Giáo dục nói chung và giáo dục cách mạng thanh niên nói riêng là sự nghiệp của

11
quần chúng. Trong thư Gửi các em học sinh (24/10/1955), Hồ Chí Minh khẳng
định: “ Giáo dục các em là việc chung của gia đình , trường học và xã hội. Bố mẹ,
thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” [18; 74]. Kết quả giáo dục tùy
thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực, sự giúp đỡ thiết thực và sự giác ngộ về
trách nhiệm đối với giáo dục của các ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng
như là cha mẹ học sinh và của các lực lượng xã hội. Người đề nghị : “Sự giáo dục
thanh niên phải liên hệ vào dư luận xã hội, lực lượng của Chính phủ để ngăn ngừa
những cái gì có thế ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của
thanh niên ”,[17; 455 - 456]
Xuất phát từ sự nhìn nhận mặt tốt và mặt xấu trong con người, nhất là đối với
thanh niên - lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, đang phát triển và muốn khẳng
định mình, Hồ Chí Minh rất coi trọng viêc kết hợp cả hai mặt giáo dục và tự giáo
duc thực sực được đặt ra ở mỗi người thì việc giáo dục mới có hiệu suất và chắc
chắn.
Với Hồ Chí Minh, thanh niên có ưu điểm là hăng hái, giàu tinh thần xung

dân. Tận trung với dân, thanh niên phải ra sức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhân
dân, phải ham làm những việc ích quốc lợi dân. Người dạy thanh niên: “việc gì lợi
cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.” [14; 56-
57]. Mặt khác, thanh niên phải hiểu thật sâu sắc rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là
một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là người
lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. “ những chính sách và nghị
quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân” [19; 288]. Do đó, trung với dân cũng
có nghĩa là chung với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trung với nước
thì thanh niên phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên
hết. Trước hết, là quyết tâm phấn đấu suốt đời cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, của
cách mạng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; là phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
Nước. Hiếu với dân, thanh niên phải biết yêu mến nhân dân, quý trọng nhân dân,
học tập làm việc chiến đấu vì nhân dân. Phải chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng
của nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân dân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống,
để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Phải đấu tranh chống lại mọi biểu hiện
sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Có như vậy thanh niên mới được dân tin,

13
dân mến, dân yêu. Đây là cơ sở để thanh niên đoàn kết với dân nhằm tạo ra sức
mạnh to lớn cho cách mạng.
Tóm lại, trung với nước hiếu với dân, thì thanh niên phải có trách nhiệm đối
với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, thử thách nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh còn chú trọng
đến việc giáo dục những phẩm chất đạo đức như: cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư. Từng khái niệm được Người giải thích rất cụ thể, dễ hiểu. Tuy mỗi đức tính
đều có nội dung riêng nhưng lại liên quan mật thiết với nhau tạo nên bản chất
“người” của một con người. Theo Hồ Chí Minh, một người được xem là có đạo

giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với tất cả
các dân tộc tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội.
1.2.2. Giáo dục lòng yêu nước, thương nòi
Ngoài tri thức đạo đức thì tình cảm đạo đức cũng là nội dung quan trọng
trong giáo dục đạo đức. Những giá trị đạo đức thu nhận được bằng lý trí dù có tốt
đẹp đến đâu, nếu không có được một tình cảm đạo đức trong sáng và sâu sắc thôi
thúc thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận thông tin, chưa đủ cơ sở để biến thành
hành vi đạo đức. Điều này giải thích tại sao trong giáo dục đạo đức cho thanh niên,
ngoài các giá trị đạo đức, Người khẳng định nhiệm vụ “cốt nhất” của nhà trường là
“phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự
cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [15; 102]. Huấn
thị tại Đại hội Sinh Viên lần thứ II (1958), Người dạy thanh niên phải có sáu cái
yêu: Tổ quốc, nhân dân, xã hội chủ nghĩa, lao động, khoa học và kĩ thuật. Trong đó
yêu Tổ quốc, yêu nhân dân được người đặt lên hàng đầu. Yêu Tổ quốc thì thanh
niên phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải
ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Yêu nhân dân thì phải
hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ
những lo lắng, những buồn tủi, những công tác nặng nhọc với nhân dân. Theo Hồ
Chí Minh, cách tốt nhất để nuôi dưỡng lòng yêu nước, thương nòi cho thanh niên là
giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. Thông qua giáo dục
truyền thống, những giá trị tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc, ý thức và hành vi sẵn
sàng xả thân bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia…Được củng cố, được nâng lên
làm cho thanh niên thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực của cuộc sống hòa

15
bình, tự do, độc lập. Những giá trị ấy trở thành tình cảm, động lực thôi thúc thanh
niên vượt qua mọi khó khăn, hy sinh gian khổ để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc
gia, vươn lên trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
1.2.3. Giáo dục đạo đức cách mạng, niềm tin đối với sự nghiệp cách mạng
do Đảng lãnh đạo

chủ nghĩa Mác - Lênin. Cần trang bị cho thanh niên thế giới quan duy vật, phương
pháp luận biện chứng và nhân sinh quan cách mạng nhằm làm cho họ nhận thức rõ
con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Con đường đó vừa đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc vừa
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Như vậy, giáo dục thanh niên nắm bắt và
nhận thức tính đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước tạo lập niềm tin cho thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tính tất thắng
của sự nghiệp cách mạng. Điều đó giúp thanh niên không dao động, bi quan khi
gặp khó khăn, luôn giữ vững lập trường quan điểm, có thêm ý chí, nghị lực để vượt
qua mọi khó khăn gian khổ trên bước đường cách mạng, quyết tâm đưa cách mạng
đến thắng lợi cuối cùng.
1.2.4. Giáo dục thái độ tận tụy phục vụ cho Tổ quốc, nhân dân
Đề cao tinh thần trách nhiệm, thực hành chủ nghĩa tập thể cũng là một nội
dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Là người cách mạng, thanh niên phải luôn luôn đặt nghĩa vụ lên trên quyền lợi,
phải ra sức lao động, học tập để cống hiến chứ không phải chỉ biết đòi hỏi. Trong
mọi công việc thanh niên cần phải nêu cao tinh thần: đâu cần thanh niên có, việc gì
khó thanh niên làm, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ nhận sau mọi người. Trong
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, Hồ Chí Minh đòi hỏi thanh niên phải tự hỏi
mình đã làm gì cho nước nhà, chứ không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình
những gì.Với Hồ Chí Minh, cống hiến cho Tổ quốc, phục vụ cho nhân dân là nét
đẹp của đạo đức cách mạng. Người dạy thanh niên: “thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang.
Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”
[18; 276]. Muốn hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ cho nhân dân thì
thanh niên cần phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân là
“chỉ biết mình béo, mặc thiên hạ gầy”, chỉ muốn “mọi người vì mình”. Mặt khác,
thanh niên còn phải ra sức rèn luyện và thực hành chủ nghĩa tập thể. Nói chuyện
với học sinh các trường ở Hà Nội, Người chỉ rõ nhiệm vụ chính của thanh niên học
sinh là học tập. Mục đích của học tập không phải là vì danh vọng của cá nhân, cốt
được mảng bằng để làm ông nọ, bà kia. Thanh niên cần phải xác định động cơ, mục

lý tưởng, sẵn sàng hy sinh xả thân vì nghĩa lớn, thanh niên trở thành lực lượng chủ
yếu của cách mạng.

18
Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, chịu ảnh hưởng từ những hoạt động của tổ
chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, thanh niên nước ta bắt đầu ý thức được
trách nhiệm, bổn phận của mình đối với dân tộc và bắt đầu đứng lên đấu tranh.
Những năm tháng hoạt động ở hải ngoại, Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên theo dõi
tình hình cách mạng trong nước. Trong các báo cáo gửi Quốc tế cộng sản về tình
hình Đông Dương, Người đều chú ý đến phong trào của thanh niên. Đặc biệt, Hồ
Chí Minh còn xem phong trào thanh niên như ngòi nổ của các phong trào cách
mạng Việt Nam. Năm 1941, Người trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào
cách mạng. Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) do Người chủ trì đã hoàn
thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Hội nghị xác định giải phóng dân tộc
là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng. Để hoàn thành nhiệm vụ
này cần phải tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi kẻ thù
Pháp – Nhật. Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Hội nghị quyết định thành lập Mặt
trận dân tộc thống nhất mang tên Việt Nam độc lập đồng minh. Thành viên của Mặt
trận là thành viên các Hội cứu quốc, trong đó có thanh niên cứu quốc.Đây là đoàn
thể của tất thảy thanh niên tuổi từ 18 đến 22 tuổi, muốn tranh đấu đánh Pháp đuổi
Nhật. Chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền Người còn chủ trương xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Phần lớn đội viên là các đoàn viên và đảng
viên trẻ tuổi có tinh thần kiên quyết, hăng hái nhất được chọn lọc trong hàng ngũ
những du kích Cao – Bắc – Lạng. Hồ Chí Minh lạc quan tiên đoán: “Tuy nhiên lúc
đầu quy mô nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải
phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam” [13,
tr.508]. Cơ sở của sự tiên đoán chính là niềm tin vững chắc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về khả năng to lớn và sức mạnh tiềm tàng của thanh niên, về xu thế vận động
và phát triển của cách mạng.

đồng thời cần phải chọn những đồng chí đoàn viên kinh qua thử thách và đủ điều
kiện đưa họ vào Đảng” [20; 34]. Phải chú ý đến phát triển Đảng vào thanh niên.
Không nên hẹp hòi. Tuy nhiên, phát triển Đảng phải làm cẩn thận, không được cẩu
thả. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh cho rằng: “Đoàn thanh niên là đội hậu bị của
Đảng” [22; 65].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên còn có vai trò là người giáo
dục dìu dắt thiếu niên, nhi đồng. Cách mạng là một sự nghiệp đầy gian khổ và lâu
dài mà cuộc đời con người lại có hạn. Mỗi thế hệ chỉ có thể làm được một phần
trong toàn bộ sự nghiệp vĩ đại đó. Vì vậy, cách mạng là sự nghiệp của nhiều thế hệ

20
nối tiếp nhau.Việc chuẩn bị thế hệ cách mạng kế tục là một quy luật đảm bảo cho
cách mạng giành thắng lợi trong mọi thời kỳ, thúc đẩy xã hội phát triển không
ngừng. Chăm lo giáo dục, dìu dắt các em thiếu niên nhi đồng là chiến lược đào tạo
đội ngũ kế cận để chuẩn bị cho tương lai. Đó là trách nhiệm trực tiếp của các đoàn
viên thanh niên. Việc chăm lo, dạy dỗ thiếu niên, nhi đồng còn là trách nhiệm của
toàn xã hội . Song, ở đây Hồ Chí Minh nhận thấy thanh niên là những người vừa
trải qua lứa tuổi thiếu niên nên hiểu rõ tâm lý, thị hiếu và dễ gần gũi các em hơn.
Từ sự nhìn nhận đó, Người cho rằng thanh niên có vai trò rất lớn trong việc tổ
chức, hướng dẫn dìu dắt thiếu niên, nhi đồng tham gia vào các tổ chức Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, giúp các em học tập, vui chơi lành mạnh, tránh
những tác động xấu của xã hội. “Đoàn thanh niên Lao động thì phải là cánh tay đắc
lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành
những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản” [20; 21].
Tóm lại, thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một vị trí, vai trò vô cùng
to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng. Thanh niên là bộ phận
quan trọng của dân tộc, là lực lượng nòng cốt trong cách mạng giải phóng dân tộc
và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vận mệnh của dân tộc, tương lai của đất nước tùy
thuộc vào phẩm chất và bản lĩnh của thanh niên. Thanh niên là lực lượng to lớn, là

đang trưởng thành những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước tạo ra. Trên cở sở đó
giúp họ nhận ra chân giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa
cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc. Giáo dục đạo đức có vai
trò to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội của con người,
trong việc hình thành, củng cố những giá trị nhân cách tốt đẹp.
Ba là, giáo dục đạo đức còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây
dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi
đối tượng giáo dục. Đồng thời, giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc
khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách
chống lại các giá trị phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế
phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hóa trong mỗi nhân cách.
Bốn là, giáo dục đạo đức góp phần hình thành thái độ, niềm tin, tình cảm đạo
đức cho mọi người. Là kết quả của giáo dục và rèn luyện, tình cảm đạo đức có tác
dụng hướng dẫn hành vi con người làm sao để đạt giá trị đạo đức cao nhất. Đây
chính là sức mạnh tinh thần giúp con người vươn tới chân - thiện - mỹ.

22
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục là để hình thành và phát triển nhân cách cho con
người. Do đó, giáo dục phải bao gồm cả dạy người lẫn dạy chữ, trong đó dạy người
là mục tiêu cao nhất. Giáo dục hình thành nhân cách cho con người có nghĩa vô
cùng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng. Con người với nhân cách hoàn thiện vừa
là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Sự nghiệp cách mạng do chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, suy cho cùng là nhằm
mục tiêu giải phóng con người, hướng con người tới chân – thiện – mỹ, làm cho
con người ngày càng hoàn thiện hơn. Mặt khác, con người có đạo đức, trí tuệ là
động lực quan trọng đưa cách mạng đến thắng lợi. Từ nhận thức đó Hồ Chí Minh
cho rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ
nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa… Đạo đức xã hội
chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà” [20; 678].
Đánh giá cao vai trò thanh niên, đồng thời Hồ Chí Minh còn nhìn nhận thanh

mục đích nâng cao dân chí, thực hiện sứ mệnh “khai hóa” như đã tuyên truyền mà
để tạo đội ngũ tay sai. Đó là một nền giáo dục đồi bại còn nguy hiểm hơn cả sự dốt
nát. Nó không dậy người học tình yêu đối với quê hương đất nước, sự kính trọng và
lòng biết ơn đối với các vị anh hùng của dân tộc.
Trái lại, điều duy nhất mà thanh niên thuộc địa có thể nhận được từ nền giáo
dục thực dân là sự phục tùng, là lòng trung thành tuyệt đối với nước mẹ ở chính
quốc. Nền giáo dục đó làm cho thanh niên từng bước quên đi cội nguồn dân tộc,
đánh mất bản thân mình. Ngoài ra, chúng còn du nhập và ra sức cổ súy cho lối sống
phương tây trong thanh niên. Đó là lối sống cá nhân ích kỷ chỉ biết đến lợi ích của
bản thân mình. Yêu thích và say mê với cái mới nhưng chưa đủ để phân biệt đâu là
cái tiến bộ và phản tiến bộ nên 1 bộ phận thanh niên đã lầm đường lạc lối. Thờ ơ
trước vận mệnh của dân tộc, chỉ biết thụ hưởng cho riêng bản thân hay co mình lại
trong cái tôi nhỏ bé với những “ giấc mơ con đè nát cuộc đời con” là bức tranh toàn
cảnh của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ. Thực trạng đó làm cho Nguyễn Ái
Quốc- Hồ Chí Minh vô cùng lo lắng cho tiền đồ của dân tộc. Năm 1925 trong thư
gửi thanh niên Việt Nam, Người viết:
“Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không
làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà;
những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ
đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi! Hỡi

24
Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già cỗi
của Người không sớm hồi sinh” [12; 133].
Sau năm 1954, đế quốc Mỹ thay chân Pháp thống trị ở miền Nam. Để che giấu
bộ mặt xâm lược, chúng thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Tuy có nhiều điều
chỉnh trong chính sách cai trị nhưng chính sách đầu độc làm băng hoại thanh niên
là không thay đổi. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong xã hội cũ, có nhiều nọc độc làm hại
thanh niên. Nhất là văn hóa độc ác của Mỹ, nó dùng mọi cách như sách báo, phim
ảnh, … để làm cho thanh niên hư hỏng, trụy lạc. Thậm chí một số thanh niên hóa ra

lý tưởng mà Người theo đuổi là “ Làm cách mạng phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn
độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên
Tổ quốc ta và trên thế giới” [22; 93].
Tóm lại, giáo dục đạo đức cho thanh niên chính là để giúp họ trở thành những
công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người chủ xứng đáng với nước
nhà và là người cách mạng chân chính. Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của cách mạng; là công việc gốc của Đảng và Chính phủ, của Đoàn thanh niên, của
gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Thứ ba, thông qua công tác giáo dục còn nhằm mục tiêu giúp thanh niên
hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống coi trọng đạo đức. Truyền thống đó
được hình thành, củng cố và không ngừng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước. Để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều trong cuộc đấu
tranh chống lại thiên nhiên và kẻ thù xâm lược, cha ông ta đã biết phát huy yếu tố
tinh thần, trước hết là phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam. Nếu không có
sức mạnh đạo đức thì không thể lao động cần cù, tiêu dùng tiết kiệm, không thể gắn
bó với cộng đồng, nhường cơm sẻ áo cho nhau khi gặp thiên tai, địch họa. Tổng kết
lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi cho rằng những thắng lợi mà dân tộc ta đạt được trong
quá trình đấu tranh để giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc chính là thắng lợi của sức
mạnh đạo đức. Trong tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”, Ông khẳng định: “ Lấy đại
nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Nhận thức rõ tầm quan trọng
hành đầu của đạo đức, cha ông ta đã ra sức xây dựng truyền thống đạo đức của dân
tộc. Mà biện pháp chủ yếu là tăng cường giáo dục đạo đức cho các thế hệ con cháu
để họ nâng cao ý thức về bộ phận, trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất
nước.

Trích đoạn Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên TIỂU KẾT CHƯƠNG
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status