Giải pháp mở rộng tín dụng đối với nông hộ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cà mau luận văn thạc sĩ 2015 - Pdf 31

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

HUỲNH THỊ NGỌC CHÂU

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG
HỘ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số

: 60.34.02.01

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

HUỲNH THỊ NGỌC CHÂU

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG
HỘ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01



các quý thầy, cô, các cán bộ Khoa sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến NHNN&PTNT, NH Đầu Tư và Phát Triển, NH
Sacombank, NH Chính Sách, NH Vietinbank, UBND các xã Tân Thành, Hòa Thành, An
Xuyên, Lý Văn Lâm, Tắc Vân, Hòa Tân , Định Bình và đặc biệt là những hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh Cà Mau nơi tôi đã từng đến phỏng vấn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho
quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, anh, chị và những người thân
luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học thạc sỹ.
TP.HCM, ngày….. tháng….. năm 2015
Tác giả
Huỳnh Thị Ngọc Châu

iii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 2
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu. ..................................................................................................... 3
3.1 Mục tiêu nghiên cứu chung ....................................................................................... 3
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................................................... 3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
4.1. Không gian nghiên cứu............................................................................................. 3
4.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 3
4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.5.4.1 Chính sách về sản phẩm tín dụng .............................................................. 18
1.5.4.2 Chính sách về giá cả (lãi suất cho vay cao) ............................................... 19
1.5.4.3 Chính sách phân phối ................................................................................ 20
1.5.4.4 Chính sách tuyên truyền quảng cáo ........................................................... 22
1.6 Kinh nghiệm của các nước và Việt Nam về mở rộng tín dụng và bài học cho các
NHTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau. ................................................................................. 23
1.6.1 Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng của các nước trên thế giới. ......................... 23
1.6.2 Kinh nghiệm về mở rộng tín dụng của Việt Nam ............................................. 27
1.6.3 Bài học cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau. ................... 29
1.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ và
áp dụng phần mềm phân tích thống kê. ........................................................................ 31
1.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ............... 31
1.7.2 Phần mềm phân tích thống kê ........................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU .................. 34
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU........................................................ 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 34

v


2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................................. 35
2.1.3 Một số sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh Cà Mau ..................................... 38
2.1.3.1 Nuôi trồng thủy hải sản ........................................................................... 38
2.1.3.2 Hoa màu................................................................................................... 39
2.1.3.3 Trồng lúa ................................................................................................. 40
2.2 Thực trạng mở rộng tín dụng đối với nông hộ của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Cà Mau ............................................................................................... 41
2.2.1 Đánh giá chung về thực trạng mở rộng tín dụng của nông hộ trên địa bàn tỉnh
Cà Mau .............................................................................................................................. 41

3.2.1.7 Lập phòng chuyên trách quản lý rủi ro tại ngân hàng. ........................... 70
3.2.1.8 Nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng ................................................... 70
3.2.2 Đối với nông hộ .............................................................................................. 71
3.2.3 Đối với chính quyền các cấp .......................................................................... 72
3.3 Kiến nghị .................................................................................................................... 73
3.3.1 Đối với các NHTM ......................................................................................... 73
3.3.2 Đối với chính quyền địa phương .................................................................... 74
3.3.3 Đối với nông hộ .............................................................................................. 75
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 78
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 80

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cá bống tượng ................................................................................................... 38
Hình 2.2: Tôm sú và thẻ chân trắng .................................................................................. 39
Hình 2.3: Trồng màu ......................................................................................................... 40
Hình 2.4: Trồng lúa ........................................................................................................... 40

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Diện tích dân số, mật độ dân số của tỉnh Cà Mau ............................................ 37
Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng lúa, thủy sản và hoa màu năm 2014 của tỉnh Cà Mau . 41
Bảng 2.3: Tình hình cho vay nông nghiệp tại các ngân hàng trên địa tỉnh phố Cà Mau .............. 42

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

TMCP

Thương mại cổ phần

ĐT

Đầu tư

DN

Doanh nghiệp

x


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống cho người dân ở
khu vực nông thôn là những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.Cho đến nay,
nhiều chính sách định hướng việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất và việc làm đã được triển
khai trong cả nước. Để các hộ nông dân có thể tham gia mở rộng sản xuất, vốn là yếu tố
quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Do
nguồn vốn bị giới hạn bởi một số nguyên nhân nên vốn vay từ các tổ chức tín dụng đóng
vai trò chủ yếu trong sản xuất của các nông hộ. Do đó, đề tài tập chung nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến vốn vay của nông hộ để từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị

4
3

thập thông tin cơ bản và cần thiết như: tuổi, giới tính, bằng khoán, kinh nghiệm, người
phụ thuộc, diện tích, thu nhập, học vấn đặc biệt là tình hình vay vốn của nông hộ từ các tổ
chức tín dụng. Những nông hộ vay vốn biết được thông tin vay vốn chủ yếu từ hai nguồn:
từ chính quyền địa phương và từ các cán bộ tín dụng của ngân hàng, khó khăn chủ yếu
của nông hộ là ngân hàng cho vay ít so với nhu cầu và điều kiện cho vay cũng như thủ tục
vay còn khó khăn.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp
cận tín dụng của nông hộ cho sản xuất hiệu quả hơn và giúp tăng thu nhập để đời sống hộ
nông dân tỉnh Cà Mau ngày một tốt hơn. Các giải pháp cụ thể như sau: Các tổ chức tín
dụng cần mở rộng mục đích cho vay hơn nữa thay vì chỉ tập trung cho mục đích sản xuất
xi


nông nghiệp, và quan trọng nhất là nâng cao ý thức về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ
cán bộ tín dụng, thẩm định tín dụng. Các nông hộ cần tăng cường nâng cao trình độ học
vấn, đặc biệt là có định hướng đúng khi quyết định chọn ngân hàng nào làm hồ sơ vay sẽ
phù hợp với điều kiện và nguyện vọng của họ nhất. Đối với chính quyền các cấp cần đơn
giản hóa các thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông hộ để hộ tiếp cận với lượng
vốn vay lớn dễ dàng và hợp lệ.

xii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Qua 20 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã
mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã

khó tiếp cận các nguồn tài chính. Trước hết, do tích lũy của khu vực nông nghiệp rất thấp.
Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát càng cao, mức tích lũy của người dân càng
thấp trong khi vốn cần để đầu tư sản xuất ngày càng nhiều. Vìvậy, việc nghiên cứu vai trò
của nguồn vốn cho người nông dân trong sản xuấtnông nghiệp có ý nghĩa cấp thiết và quan
trọng trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết vấn đề vốn cho nông hộ và xem vốn là một trong
những thành phần chủ yếu trong tiến trình đưa nông dân, nông thôn đi lên với sự phát triển
kinh tế bền vững mà nước ta đang hướng đến.
Vay vốn tín dụng được xem là công cụ có thể phá vở lòng luẩn quẩn này (Trần
Thơ Đạt 1998). Từ đó, nhu cầu vay vốn của nông hộ ngày càng cao, nông hộ gặp rất nhiều
khó khăn trong phát triển kinh tế do vấn đề thiếu vốn đầu tư nên vay vốn tín dụng trong các
nông hộ là rất cần thiết. Như vậy việc xác định vay vốn và hoạch định cho vay vốn của
nông hộ nhằm giúp họ sản xuất và phát triển kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đối giảm
nghèo là vấn đề cấp thiết. Từ những luận điểm trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn
“ Giải pháp mở rộng tín dụng đối với nông hộ của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Cà Mau”. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng vay
vốn và đáp ứng nhu cầu vay vốn là rất cần thiết của nông hộ hiện nay. Đây là đề tài mang
tính chất cần thiết và rất phù hợp với thực tế vì:
- Đối với nông hộ: Giúp nông hộ ngày một tiếp cận vốn tín dụng, hỗ trợ nông hộ sử
dụng vốn có hiệu quả hơn góp phần tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống và tự vươn lên
thoát nghèo tạo môi trường thuận lợi cho tỉnh nhà phát triển.
- Đối với chính quyền địa phương: Giúp chính quyền địa phương đưa ra chính sách
về tín dụng trên địa bàn một cách chính xác thiết thực đúng với nhu cầu của nông hộ. Biết
được khó khăn trở ngại của nông hộ trong quá trình sử dụng vốn và biện pháp hỗ trợ kịp
thời để nông hộ sử dụng vốn có hiệu quả.
2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Giải pháp mở rộng tín dụng đối với nông hộ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Cà
Mau. Đây đề tài này chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây của tỉnh

- Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê mô tả phân tích thực trạng tín
dụng phục vụ kinh tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp, khảo sát thực tế nhằm xác định thực trạng
hoạt động tín dụng kinh tế đang diễn ra trên địa bàn (sử dụng số liệu sơ cấp). Từ kết quả
khảo sát, sử dụng phần mềm Microsoft Execl và phần mềm Stata để phân tích kết quả.
- Phỏng vấn chuyên sâu: hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, ban ngành địa
phương, phỏng vấn trực tiếp 120 hộ nông dân trên địa bàn.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH CÀ MAU

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của tín dụng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong
đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
Trong quan hệ này được thể hiện:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị
này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời

thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên.
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế
Thông qua tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của
khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là của các hộ vay vốn qua mục
đích vay của hộ và giám sát việc sử dụng vốn. Từ đó có thể theo sát tình hình phát triển
của nông thôn và có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.
 Nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…tham
gia sản xuất, canh tác trên đất liên quan đến cây trồng và vật nuôi. Nói chung nông hộ là
gia đình sống bằng nghề làm nông. Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùng một lúc
thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được. Các thành
viên trong hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng
chung sống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập.

6


 Hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ
Hiệu quả về mặt tài chính: Nông hộ sử dụng vốn vay được coi là có hiệu quả tài
chính khi họ có thu nhập từ khoản vay đó để trang trải cho cuộc sống gia đình hàng ngày
của họ được sung túc hơn và có khả năng hoàn trả lại số tiền đã vay sau khi sử dụng nó
vào sản xuất. Các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả kinh tế là: lợi nhuận, chi tiêu, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn vay, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay sử dụng cho sản xuất nông nghiệp
(hay còn gọi là tỷ suất sinh lời của vốn vay).
Hiệu quả về mặt xã hội: Là khi nông hộ sử dụng vốn vay hiệu quả đã góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống, nâng cao tri thức, giáo dục, đạo đức và hiểu biết xã hội, thực
sự tạo ra của cải vật chất, tạo ra những bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế cho
bản thân, gia đình và toàn xã hội. Những hộ đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cũng đã góp phần làm tăng trưởng GDP, giải
quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài ra sử dụng vốn vay có

đầu tư tín dụng hợp lý, thì chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử
dụng sẽ được động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả.
- Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp
thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, đời sống nông
thôn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Muốn cải thiện tình hình đó
phải tăng cường đầu tư vốn phát triển nông thôn. Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư của ngân
hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức bổ sung vốn lưu động,
mà còn là vốn đầu tư trung và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến
cho quá trình sản xuất.
- Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất đồng thời
tạo tâm lý tiết kiệm trong chi tiêu. Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh
doanh “lời ăn lỗ chịu”. Vì vậy, ngoài việc hăng say lao động, họ phải áp dụng những quy
trình kỹ thuật mới vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật
chất cho người nông dân. Hoạt động tín dụng thực hiện tốt góp phần hạn chế nạn cho vay
nặng lãi trong nông thôn. Chính nhờ việc mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn của các
ngân hàng đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, người dân đỡ bị bóc lột hơn
và kết quả là sau quá trình sản xuất người dân thực sự được hưởng thành quả lao động
8


của họ. Như vậy, đồng vốn của ngân hàng đã đi sâu vào tận cùng thôn ấp, thúc đẩy nông
thôn phát triển, làm cho hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên khá hơn, đời sống các
tầng lớp dân cư trong nông thôn được cải thiện.
- Đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản xuất nông nghiệp cũng như thay đổi cơ
cấu nông nghiệp.Tín dụng tạo cơ hội cho người nông dân hướng đến sản xuất hàng hóa
nhờ đó đóng góp đáng kể vào phát triển nông nghiệp. Nguồn tín dụng lớn hơn với thời
hạn dài hơn sẽ giúp người nông dân mua đủ lượng đầu vào cần thiết để nâng cao sản
lượng, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có điều kiện sử dụng
kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hơn. Một khi sản phẩm nông nghiệp đa dạng về chủng loại,

quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, sản lượng và
chất lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, chẳng hạn như bị ảnh hưởng
bởi đất, nước, nhiệt độ, thời tiết,…Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả
của nông sản (thời tiết thuận lợi cho sản lượng cao nhưng giá bán lại bị rớt giá, thời tiết
khắc nghiệt cho sản lượng thấp thì giá bán cao,…) làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ
của khách hàng đi vay.
1.2.3 Chi phí tổ chức cho vay cao
Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng
lưới, chi phí cho thẩm định, theo dõi khách hàng/ món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro.
Cụ thể:
- Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay đối với hộ nông dân thường chi phí
nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do quy mô từng món vay nhỏ, số lượng
khách hàng nhiều, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở
rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở phòng giao dịch, tổ cho vay tại xã,…).
- Do đặc thù của ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí cho dự
phòng rủi ro là tương đối lớn so với cho vay các ngành khác.
- Lãi suất thu hút nguồn vốn cho vay nông nghiệp cao do bị giới hạn bởi các nguồn
huy động tại chỗ, phải chuyển dịch vốn từ nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.

10


1.3 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng
1.3.1 Phương pháp tiếp cận cổ điển
Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò của các
trung gian tài chính trong thị trường vốn, theo trường phái này tiết kiệm nằm bên cung
của nguồn vốn. Phương pháp tiếp cận cổ điển cho rằng thu nhập thấp giới hạn tiềm năng
tiết kiệm ở các nước đang phát triển. Vì thế vai trò của chính phủ trong tăng tiết kiệm, tạo
tín dụng và cấp vốn cho những nơi được ưu tiên trở nên rất quan trọng.
Về mặt nhu cầu, tín dụng được coi là đầu vào quan trọng trong sản xuất và việc

Do đó, phương pháp tiếp cận "sự co giãn lãi suất" cho rằng lãi suất thực cao và sự cố định
giá cả là điều kiện cho việc rút tiền tiết kiệm, ngược lại lãi suất tín dụng thấp kìm hãm sự
phát triển của các tổ chức tài chính chính thức. Vì có trần lãi suất mà các ngân hàng
không thể tăng nguồn huy động tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng
của ngân hàng trung ương.
Trong bất kì trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân bằng sẽ gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định nguồn cung ứng. Điều này làm các ngân hàng
cung cấp tín dụng rẽ nhưng lại không rẽ chút nào khi xem xét tất cả các chi phí khác.
Mặc dù lãi suất danh nghĩa có thể thấp nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người
vay trong suốt thời gian thực hiện thủ tục vay vốn sẽ là rất cao. Tín dụng lãi suất thấp
cũng dẫn đến tình trạng những khách hàng lớn nhận được các khoản vay lớn và khách
hàng nhỏ nhận được số lượng hạn chế một cách chậm chạp. Do đó, sẽ có những nhóm
đầu cơ các nguồn tài trợ này. Các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kìm hãm tài
chính là giải phóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi
mặt trên thị trường tài chính.
1.3.3 Cách tiếp cận mới về thị trường tài chính ở nông thôn
Nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình thành chủ yếu từ
nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay rất quan trọng,
hơn nữa chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn
chính sách lãi suất thấp. Vốn tiết kiệm giúp người dân nghèo thoát khỏi vùng luẩn quẩn
của sự nghèo đói: thu nhập thấp - không dư thừa cho tiết kiệm - không đầu tư – năng suất
thấp. Ngoài ra, huy động tốt có nghĩa nguồn vốn trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn,
đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vì giảm sự phụ thuộc vào
12


Trích đoạn TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Nuôi trồng thủy hải sản Đánh giá chung về thực trạng mở rộng tín dụng của nông hộ trên địa bàn tỉnh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status