Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam. - Pdf 32

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
P. Tổng giám đốc
Tổng giám đốc
P. Tổng giám đốc
P. Tổng giám đốc
Văn phòng
Phòng Tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng đầu tư phát triển
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng HTQT & CNTT
Phòng thanh tra pháp chế
Trung tâm HTLĐ với nước ngoài
Khối sản xuất
- CTy gang thép Thái Nguyên
- CTy thép Miền Nam
- CTy thép tấm lá Phú Mỹ
- CTy VLCL Trúc Thôn
- Cty cơ điện luyện kim
- Cty thép Đà Nẵng
Khối thương mại
- CTy kim khí Hà Nội
- CTy kim khí TP HCM
- CTy kim khí Miền Trung
- CTy CP kim khí Bắc Thái
Khối NCĐT
- Viện luyện kim đen
- Trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim
Đại hội đồng cổ đông

nước nắm cổ phần chi phối). Mở rộng kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất
kinh doanh thép là nền tảng để đủ điều kiện trở thành tập đoàn thép Việt Nam.
Trong tiến trình thực hiện đổi mới DNNN để CPH thực sự phát huy hiệu
quả, bên cạnh việc hiểu rõ về CPH và áp dụng CPH, cùng với việc xây dựng
phương án tổ chức sản xuất kinh doanh và các giải pháp huy động vốn thì việc
sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư
cũng là một nhân tố quan trọng. Trong mọi thời kỳ, mọi tổ chức, mọi doanh
nghiệp lao động hay nói chung là nguồn nhân lực luôn đóng vai trò chủ đạo đối
với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp
nói riêng. Do cơ cấu lại sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu về chất lượng lao
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
động phải được nâng cao nên CPH DNNN đòi hỏi phải sắp xếp lại lao động,
điều này dẫn tới vấn đề lao động dôi dư là không thể tránh khỏi. Do vậy việc
đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề lao động khi thực hiện CPH DNNN là
nhiệm vụ hết sức quan trọng mà hiện nay Tổng công ty thép Việt Nam đang
quan tâm giải quyết. Đó cũng chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Một số giải
pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi
thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” để làm luận văn tốt
nghiệp. Đây là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, là
nhiệm vụ quan trọng của Tổng công ty thép Việt Nam khi thực hiện sắp xếp, đổi
mới và phát triển Tổng công ty. Đề tài này thực sự rất đáng quan tâm và cũng là
một vấn đề khó. Do thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như việc hiểu rõ các
chính sách của Tổng công ty thép Việt Nam còn hạn chế nên trong quá trình
nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn để việc nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn. Em
cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths Phạm Thị Bích Ngọc và các bác, các
cô, các chú trong phòng Tổ chức lao động Tổng công ty thép Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

6. Kết cấu của đề tài
Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính:
Phần I: Cơ sở lý luận về sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính
sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN.
Phần II: Thực trạng việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính
sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt
Nam.
Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động
và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH
DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.
PHẦN I
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ
KHI THỰC HIỆN CPH DNNN
I. Lao động và vai trò của lao động
1. Các khái niệm
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển
của xã hội loài người.Chính vì tầm quan trọng đó của lao động mà các vấn đề
lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết. Để hiểu rõ về lao
động và giải quyết tốt các vấn đề lao động trong doanh nghiệp chúng ta cần nắm
được khái niệm lao động và các khái niệm liên quan khác như: Lực lượng lao
động, người lao động và lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động diễn ra
giữa con người và giới tự nhiên. Trong khi lao động con người vận dụng sức lực
tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào
giới tự nhiên, chiếm lấy những vật trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm cho
chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Lao động là điều kiện không thể

việc làm đó.
2.3 Lao động thất nghiệp.
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt
động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu
cầu làm việc.
+ Có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua, hoặc không có hoạt động đi tìm
việc trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà
không được việc.
+ Hoặc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8
giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc.
Ngoài việc phân loại lao động như trên trong thực tế người ta còn phân
loại lao động căn cứ vào vai trò của từng bộ phận lao động hoặc căn cứ vào
trạng thái có việc làm hay không người ta có thể phân biệt lực lượng lao
động và nguồn lao động. Tuy nhiên phân loại lao động theo các tiêu chí như
trên là phù hợp nhất để nghiên cứu vấn đề sắp xếp lao động và giải quyết
lao động dôi dư trong doanh nghiệp DNNN
3.Vai trò của lao động
Trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có rất nhiều các nguồn lực khác nhau,
trong đó có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực về con người,
đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển và lớn mạnh của tổ
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
chức. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hay chính là những người lao động sẽ
quyết định hiệu quả của các nguồn lực khác. Trong quá trình sản xuất kinh
doanh máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại quyết định rất nhiều đến năng
suất và hiệu quả nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò chủ đạo của
người lao động. Một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển phải sử dụng
có hiệu quả nguồn nhân lực. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người lao
động đối với doanh nghiệp, vì vậy bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào
cũng phải coi trọng người lao động và có những chính sách hợp lý đối với người

nghiệp. Như vậy mục tiêu của cổ phần hoá là chuyển một phần quyền sở hữu
cho các cổ đông chứ không phải là quyền sử dụng và tài sản ở đây được thể hiện
dưới hình thức tổng hợp là vốn. Mục tiêu cao nhất của CPH là nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nếu duy trì sở hữu Nhà nước
thì nhất định sẽ dẫn đến hiệu quả kém. Vì vậy mục tiêu số 1 của CPH là phải
giải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hoá quyền sở hữu thì mới có
thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài
nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Các DNNN thiếu vốn nghiêm trọng vì
vậy CPH chính là một hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua
bán cổ phần.
Thứ ba: CPH nhằm mục tiêu tạo điều kiện để người lao động thực sự làm
chủ doanh nghiệp, tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của
doanh nghiệp thông qua việc sở hữu cổ phần (hay phần vốn góp) của doanh
nghiệp. Tạo động lực làm việc và nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người
lao động.
Như vậy việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần sẽ mang lại sức sống
mạnh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần là sản
phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển. Vì
vậy, CPH DNNN thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách thức tổ
chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan hệ doanh
nghiệp - Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnh
tranh trong cơ chế thị trường.
1.2 Ảnh hưởng của CPH dối với doanh nghiệp và người lao động
Thông qua các mục tiêu của CPH chúng ta có thể thấy được những ảnh
hưởng rõ rệt của CPH đối với doanh nghiệp và người lao động. CPH sẽ làm thay
đổi cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp, làm cho sở hữu đối với doanh nghiệp trở
nên đa dạng do đó giải quyết triệt để vấn đề sở hữu trong DNNN. Mặt khác
CPH sẽ huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B

sở các định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó có định mức lao động.
Số lao động có tên trong danh sách của doanh nghiệp bao gồm:
8
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
- Lao động đang làm việc tại doanh nghiệp: loại lao động này có thể có việc
làm thường xuyên, không có việc làm thường xuyên, làm theo thời gian
được rút ngắn hoặc làm việc luân phiên do không có đủ việc làm.
- Lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để đi làm nghĩa vụ quân
sự hoặc nghĩa vụ công dân khác theo luật định, tạm hoãn hợp đồng lao
động do hai bên thoả thuận hoặc các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao
động khác.
- Lao động do không có việc làm để bố trí nên phải nghỉ việc từ lâu nhưng
chưa được giải quyết theo luật định, vẫn có tên trong danh sách của doanh
nghiệp chờ giải quyết chế độ.
Trong thực tế không phải lúc nào, doanh nghiệp nào cũng sử dụng hết số lao
động có tên trong danh sách, mà số lao động cần thiết được sử dụng căn cứ vào
điều kiện sản xuất và công nghệ, yếu tố thị trường, giá cả, sản phẩm cũng như
năng lực của doanh nghiệp, dẫn tới có thể sẽ có một bộ phận lao động bị dôi dư.
Như vậy có thể hiểu lao động dôi dư là những người lao động có tên trong
doanh nghiệp, có nguyện vọng làm việc, đang làm việc trong doanh nghiệp,
hoặc không làm việc tại doanh nghiệp nhưng người sử dụng lao động không bố
trí được việc làm, đồng thời cũng chưa giải quyết chính sách được cho họ theo
quy định của pháp luật. Những người lao động này tuy vẫn đáp ứng được yêu
cầu của sản xuất kinh doanh nhưng do yêu cầu của thị trường doanh nghiệp bắt
buộc phải giảm bớt lao động để nâng cao sức cạnh tranh. Lao động dôi dư cũng
bao gồm cả những người lao động mà doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng
do những hạn chế về mặt sức khoẻ, tuổi tác, trình độ tay nghề, chuyên môn
nghiệp vụ.
Theo Điều 2 chương I của Nghị định 41/2002/NĐ-CP của chính phủ thì lao
động dôi dư bao gồm:

xã hội, chính vì vậy cần phải thống nhất quan điểm trong quá trình giải quyết lao
động dôi dư từ đổi mới các DNNN. Những quan điểm quan trọng hàng đầu cần
thống nhất là:
Thứ nhất: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đều có trách nhiệm
giải quyết tình trạng lao động dôi dư. Tình trạng thất nghiệp cao có thể gây nên
sự bất ổn về kinh tế - xã hội. Do đó giải quyết công ăn việc làm là một trong
những mục tiêu của phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cần
thấy rằng, tình trạng thất nghiệp dưới những dạng thức khác nhau là hiện tượng
không thể tránh được của nền kinh tế theo hướng thị trường. Nhà nước và doanh
nghiệp không thể giải quyết được tình trạng lao động dôi nếu không có sự tham
gia tích cực của bản thân người lao động.
10
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
Thứ hai: Đặt giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ đổi mới DNNN
trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Coi việc chuyển
lao động từ các DNNN sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới những
hình thức khác nhau như một định hướng chủ yếu để giải quyết lao động dôi dư
từ DNNN và tận dụng khả năng của lực lượng lao động này. Tạo lập sự bình
đẳng về các chính sách xã hội với người lao động làm việc ở DNNN và doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ ba: Giải quyết lao động dôi dư phải bảo đảm người lao động bị mất
việc làm có thể duy trì được điều kiện sinh hoạt bình thường trong thời gian nhất
định để tìm kiếm việc làm mới hoặc học thêm nghề mới. Khi mất việc làm cuộc
sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ bị đảo lộn. Bản
thân người lao động có nỗ lực cao trong việc tìm cách ổn định cuộc sống, nhưng
Nhà nước và doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động vượt
qua khó khăn.
Thứ tư: Giải quyết quyền lợi cho số lao động dôi dư phải dựa trên những
quy định đã có của pháp luật hiện hành, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt một
số chế độ chính sách trong phạm vi pháp luật cho phép.

đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp
có tháng lẻ được tính trợ cấp như sau:
+ Nếu đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức
vụ, phụ cấp lương (nếu có)
+ Nếu trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 2 tháng tiền lương cấp
bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).
- Trợ cấp 5 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang
hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
- Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được
trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).
Trường hợp có tháng lẻ được tính theo nguyên tắc trên 6 tháng được tính
1 năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.
b. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động
nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa một năm (12
tháng), thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm xã hội một lần
cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng tại thời điểm đủ
tuổi nghỉ hưu và giải quyết nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, bao gồm các
trường hợp sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14
năm đến dưới 15 năm
12
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi có đủ 15 năm làm các nghề nặng nhọc độc
hại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày
30/04/1975, chiến trường K trước ngày 31/08/1989 có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19
năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động (không phụ thuộc vào tuổi đời) có ít nhất 15 năm làm

+ Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15% tiền lương cho
đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với
nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm: tiền lương cấp
bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, hệ số chênh lệch bảo lưu
lương được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm
nộp bảo hiểm xã hội.
2.2.2.2 Đối với lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời
hạn từ 1 đến 3 năm
a. Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực
Nhà nước là 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).
b. Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) cho
những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết,
nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng.
c. Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của
Bộ luật Lao động (nam đủ 55 tuổi dến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến
dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận
trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nay quy định cụ thể như sau:
- Được hưởng chính sách theo quy định tại điểm a, b nêu trên
- Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng với mức 15% tiền lương cho
đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với
nữ) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày có quyết định nghỉ việc.
2.2.3 Chính sách đối với lao động khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần
2.2.3.1 Tại thời điểm DNNN chuyển thành công ty cổ phần
Doanh nghiệp lập phương án lao động và giải quyết chính sách đối với
người lao động theo quy định:
a. Đối với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí thì giám
đốc doanh nghiệp CPH và cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp

đồng quản trị hoặc giám đốc công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp CPH có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm
xã hội và thanh toán các khoản nợ đối với người lao động trước khi
chuyển sang công ty cổ phần hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
2.2.3.2 Khi doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần
a. Chính sách đối với người lao động mất việc làm:
- Người lao động mất việc làm trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp do
thực hiện cơ cấu lại được giải quyết như sau:
Đối với người lao động bị mất việc làm từ ngày 31/12/2005 trở về trước:
+ Người lao động thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-
CP đã được sửa đổi bổ sung thì được hưởng chính sách đối với lao động dôi
dư theo Nghị định này và Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH.
+ Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại được hưởng trợ cấp
mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động.
Đối với người lao động bị mất việc làm sau ngày 31/12/2005:
+ Trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, nếu do nhu cầu tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổi
công nghệ dẫn đến người lao động từ DNNN chuyển sang bị mất việc làm
hoặc thôi việc, kể cả người tự nguyện thôi việc, thì người lao động được giải
quyết trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật
Lao động; hoặc trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động.
- Trường hợp người lao động từ công ty Nhà nước chuyển sang công ty cổ
phần bị mất việc làm hoặc thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2 đến hết
năm thứ 5 kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh thì người lao động được trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi
việc theo quy định của Bộ luật Lao động.
b. Chính sách đối với người lao động thuộc diện đào tạo lại nghề để tiếp tục

một cách ồ ạt, lại không đảm bảo về mặt chất lượng gây nên tình trạng dư thừa
lao động. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
các DNNN thực hiện chủ trương sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, trong quá trình
đó tình trạng lao động dôi dư là điều đáng lo ngại.
Theo số liệu thống kê số lao động của các DNNN năm 1993 là 1.778.388
người. Năm 2000 số lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước là 2.008.847 người; DNNN Trung ương có số lao động là 1.227.394 người;
DNNN địa phương quản lý có 781.453 người; doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài có 99.643 người.
Các số liệu trên cho thấy, số DNNN giảm nhưng số lao động trong các
DNNN lại tăng lên. Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp lớn hơn trước
nhưng vai trò của doanh nghiệp trong việc tạo ra việc làm cho người lao động lại
không lớn.
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
Trong quá trình sắp xếp lại DNNN, tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc
làm của người lao động có xu hướng ngày càng tăng. Theo báo cáo của 3639
doanh nghiệp trong năm 1998 thì số lao động không bố trí được việc làm ở
1.946 doanh nghiệp là 92274 người, chiếm khoảng 9,1% số lao động hiện có
trong các doanh nghiệp báo cáo. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có tỷ
lệ lao động dôi dư cao, chiếm tới khoảng 15% tổng số lao động. Theo số liệu
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số lao động không có việc làm thường
xuyên và mất việc làm ở các doanh nghiệp khoảng 20%, có doanh nghiệp lên tới
40%. Theo lộ trình sắp xếp lại DNNN đến hết năm 2003 sẽ có 150000 lao động
bị mất việc làm, đưa tổng số lao động không có việc làm trong các doanh nghiệp
quốc doanh lên tới gần 400000 người. Lao động nữ, lao động không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật và lao động có trình độ trung cấp chịu tác động mạnh của
cuộc cải cách, có tỷ lệ dôi dư cao. Ngoài ra còn một loại lao động bằng 9,4%
tổng số lao động trong các doanh nghiệp chưa thất nghiệp, nhưng là dạng tiềm
năng của thất nghiệp, đó là số lao động vẫn có việc làm nhưng không thật sự cần

lại lao động được thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Lập danh sách toàn bộ số lao động của doanh nghiệp tại thời điểm CPH
Bao gồm:
- Lao động thuộc đối tượng không ký hợp đồng lao động (giám đốc, phó
giám đốc, kế toán trưởng).
- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn (bao
gồm cả lao động tuyển dụng trước ngày 30/08/1990 nhưng doanh nghiệp
chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động)
- Lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12
tháng đến 36 tháng.
- Lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng.
Bước 2: Xác định số lao động cần sử dụng và lao động dôi dư
- Đối với đơn vị thực hiện CPH trong giai đoạn từ 26/04/2002 đến hết ngày
31/12/2005 thì số lao động cần sử dụng căn cứ vào phương án CPH đã
được cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt, số lao động còn lại là
số lao động không có nhu cầu sử dụng.
- Đối với công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty có thời gian hoạt
động không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, khi thực hiện cơ cấu lại nếu có người
lao động từ DNNN chuyển sang không bố trí được việc làm thì được xác
định là lao động không có nhu cầu sử dụng.
SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
Bước 3: Lập danh sách lao động cần sử dụng, số lao động không có nhu cầu sử
dụng
- Danh sách lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành
- Danh sách lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động
- Danh sách lao động không bố trí được việc làm
- Danh sách lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần, bao gồm:

Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng hạn các chế
độ cho người lao động. Người lao động có trách nhiệm ký nhận đầy đủ các
khoản trợ cấp được hưởng, hồ sơ nghỉ việc và thanh toán các khoản còn nợ đối
với doanh nghiệp (nếu có).
e. Chậm nhất sau 30 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày hoàn thành việc giải
quyết chế độ đối với lao động dôi dư, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết
quả thực hiện cho các cơ quan có thẩm quyền.
III. Kinh nghiệm sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của một
số DNNN đã CPH
Trước năm 1998, các đầu mối trực thuộc Bộ xây dựng gồm: 13 Tổng công
ty, Liên hiệp các xí nghiệp và 40 doanh nghiệp độc lập với 108882 lao động, số
lao động không bố trí được việc làm là 8873 người chiếm 8,12% tổng số lao
động. Sau khi triển khai Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
số lượng đầu mối trực thuộc Bộ giảm xuống còn 12 Tổng công ty 90, 1 Tổng
công ty 91 và 19 doanh nghiệp độc lập với tổng số lao động là 141605 người
trong đó có 12431 lao động không bố trí được việc làm chiếm 8,77% tổng số lao
động. Trước tình hình đó Bộ xây dựng đã chỉ đạo các doanh nghiệp ưu tiên hàng
đầu cho nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người
lao động nhằm tạo điều kiện ổn định tăng trưởng kinh tế và làm lành mạnh hoá
các vấn đề xã hội. Quan điểm giải quyết lao động dôi dư của Bộ xây dựng là giải
quyết lao động dôi dư trên cơ sở, chế độ, các chính sách hiện hành, các doanh
nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết việc làm cho người lao
động, Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho lao động dôi dư ổn
định cuộc sống, tạo được việc làm mới và phần nào giải quyết khó khăn cho
doanh nghiệp. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP về
chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN Bộ xây dựng đã thí
điểm giải quyết lao động dôi dư cho 2 đơn vị thuộc Bộ. Để thực hiện có hiệu
quả công tác sắp xếp lao động theo tinh thần Nghị định 41-CP và căn cứ vào
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, Bộ xây dựng chủ trương “ổn định để
phát triển, tăng cường chế độ trách nhiệm và phân cấp triệt để”. Theo đó nhiều

cần quy định rõ ràng chế độ trách nhiệm đối với cấp trên của DNNN là Chủ tịch
Hội đồng quản trị, các Tổng công ty (nơi có Hội đồng quản trị) hoặc giám đốc
doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng lao động, tuyển chọn lao động gắn với
yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Về thực hiện chế độ trách nhiệm đối với
người lao động phải từng bước khắc phục tình trạng quản lý phân tán, tuỳ tiện
về chính sách tiền lương, tiền công, hợp đồng lao động, kinh phí đóng Bảo hiểm
xã hội và trách nhiệm cấp sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung và
lao động dôi dư nói riêng. Cần chấn chỉnh việc trích lập quỹ mất việc làm hỗ trợ
lao động dôi dư theo quy định mới, đồng thời giám sát việc thanh quyết toán
nguồn kinh phí được cấp hỗ trợ cho người lao động dôi dư.
PHẦN II
22
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
THỰC TRẠNG VIỆC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC
HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

I. Đặc điểm tình hình hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay kế tục sự nghiệp của các Tổng công ty
trước đây thuộc Bộ công nghiệp. Tổng công ty được hình thành qua các thời kỳ,
gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyện kim.
Đó là sự kết hợp, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị trong ngành
sản xuất thép và kinh doanh kim khí của Nhà nước trong những thập kỷ qua.
Đầu tiên là việc thực hiện nghị định số 27- HĐBT ngày 22 tháng 3 năm
1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại xí nghiệp quốc
doanh. Ngày 30 tháng 5 năm 1990 Bộ công nghiệp nặng có quyết định số
128/CNNg - TC thành lập Tổng công ty thép Việt Nam. Tổng công ty lúc đó
được hình thành trên cơ cở tổ chức sắp xếp các đơn vị khai thác, tuyển luyện các
loại khoáng sản kim loại đen và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo, dịch vụ về lĩnh

tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty.
Tổng công ty thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty 91 được Thủ
tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước
quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995. Mục tiêu của Tổng công ty
thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa ngành trên cơ sở
sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty thép Việt Nam:
Tên giao dịch quốc tế là : Vietnam Steel Corporation
Tên viết tắt : VSC
Trụ sở chính đặt tại Hà Nội : Số 91 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại : 04 - 8561767
Fax : 84 - 4 - 8561815
Hiện nay Tổng công ty do đồng chí Đậu Văn Hùng làm Tổng giám đốc,
đồng chí Nguyễn Kim Sơn là chủ tịch Hội đồng quản trị.
Tổng công ty thép Việt Nam là pháp nhân kinh doanh hoạt động theo Luật
doanh nghiệp Nhà nước. Điều lệ tổ chức và điều hành của Tổng công ty được
Chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 03/CP ngày 25 tháng 1 năm 1996 và giấy
phép kinh doanh số 109621 ngày 5 tháng 2 năm 1996 do Bộ kế hoạch và đầu tư
cấp. Vốn của Tổng công ty do Nhà nước cấp. Tổng công ty có bộ máy điều hành
và các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu
24
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số
trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn Nhà nước giao cho quản lý và
sử dụng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ tại các ngân
hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty thép Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước, của Chính phủ
trực tiếp là các Bộ: Bộ công nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành, cơ quan thuộc Chính phủ phân cấp
quản lý theo Luật doanh nghiệp Nhà nước. Các cơ sở quản lý ở địa phương
(tỉnh, thành phố trực thuộc TW) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status