Một số giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành ở Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội. - Pdf 32

Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Ban quản lý nhà 142
P.Du Lịch
P.TCHC
P.Đầu Tư
P.TCKT
Chi nhánh Lào Cài
Chi nhánh Móng Cái
Chi nhánh Vinh
Chi nhánh phía nam
Trung tâm thương mại và kinh doanh dịch vụ
Khách sạn Khâm Thiên
Khách sạn Mùa Xuân
Trung tâm điều hành và hướng dẫn du lịch
Phó Giám Đốc
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
LỜI MỞ ĐẦU
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Du
lịch đang là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế đất nước và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân
của nền kinh tế của nhiều quốc gia. Đối với nước ta, đầu tư phát triển du lịch
Việt Nam là phù hợp với xu thế chung, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà
nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ 9 của Đảng đã xác định: “Phát triển du lịch
thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” là một vinh dự to lớn của toàn
ngành du lịch trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Đây cũng là một đòi hỏi lớn
lao, một trách nhiệm nặng nề đối với ngành du lịch và là sự nghiệp cách mạng
của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân.
Để phát triển nhanh và bền vững phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn
trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế du lịch phải xác định được vị thế

phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội.
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
Chương 1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt
Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch
đường sắt Hà Nội
1.1. Lịch sử hình thành
Hòa nhập với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước,
đặc biệt là từ tháng 4 năm 2003, khi chính phủ quyết định thành lập Tổng công
ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp đường sắt Việt Nam,
ngành đường sắt đã thu hút được những kết quả bước đầu đáng khích lệ và đang
trên đường tạo ra cho mình những tiền đề để trở thành một tập đoàn kinh tế lớn
mạnh của nước nhà. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định, du lịch là
một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều khách du lịch
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và tìm kiếm cơ hội làm ăn, đầu tư. Một yếu tố
quan trọng là mọi ngành phải cùng nhau góp sức đưa du lịch sang giai đoạn phát
triển mới.
Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội đã có một quá trình
phát triển khá lâu. Tiền thân của nó là Công ty Phục vụ Đường sắt. Do yêu cầu
phát triển của ngành Vận tải Đường sắt, năm 1970 Bộ Giao Thông Vận Tải và
Bưu Điện có Quyết định số: 3271/QĐ-TC ngày 9 tháng 12 năm 1970 hợp nhất
Công ty Ăn uống Đường sắt và Trạm Bán hàng trên tàu của Đoàn công tác trên
tàu thành “Công ty Phục vụ Đường sắt” có nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho cán
bộ công nhân viên trong ngành, hành khách đi trên các đoàn tàu và khách đợi
tàu ở các ga lớn.
Đến năm 1989, do yêu cầu phát triển của thị trường, nhất là khách du lịch
bằng đường sắt, Tổng Giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam (theo phân cấp
của Bộ Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện) đã có Quyết định số: 836/ĐS-TC

4
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
thuận tiện cho việc phát triển kinh doanh của công ty. Công ty có hoạt động kinh
doanh chủ yếu:
-Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ.
-Kinh doanh thương mại.
-Kinh doanh du lịch lữ hành.
-Kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
-Cho thuê văn phòng làm việc.
Công ty có địa bàn hoạt động rộng khắp trong cả nước từ Lào Cai, Móng
Cái, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh với 10 đơn vị cơ sở
trực thuộc.
Giai đoạn đầu công ty có tới 4000 cán bộ công nhân viên. Đến năm 1989
công ty còn lại 2000 người giảm 50% do nguyên nhân một số trạm trại cửa hàng
đã giao lại cho Xí nghiệp vận tải. Sau khi chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang
hạch toán kinh doanh, công ty đã tiến hành tổ chức xắp xếp lại lao động giải tán
những đơn vị làm ăn kém hiệu quả cho đến nay toàn bộ công ty còn lại 250 cán
bộ.
Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực Châu
Á, tình hình thiên tai lũ lụt, dịch sars, dịch cúm gà... liên tiếp xảy ra khắp các địa
phương trong nước, nhiều công ty du lịch tư nhân mọc lên tạo sự cạnh tranh
quyết liệt, công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển hướng tới mục tiêu sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, cơ sở vật chất tiếp tục phát triển, công ăn việc làm
và đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định và được cải thiện với mục tiêu
mũi nhọn là phát triển du lịch.
Năm 2005, công ty được bình chọn là 1 trong 18 công ty “Dịch vụ lữ
hành được hài lòng 2005” do báo Sài Gòn tiếp thị mở cuộc điều tra về điểm du
lịch và dịch vụ lữ hành được nhiều khách hàng hài lòng nhất.
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
mọi công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền tổ
chức bộ máy quản lý, lựa chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với tất cả mọi
người lao động trong Công ty.
- Phó giám đốc kiêm trưởng phòng tài chính: là người tham mưu đắc lực,
giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc uỷ quyền và
phân công đồng thời chịu trách nhiệm và quản lý nguồn vốn chính trong mọi
hoạt động của công ty.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban chức năng
- Phòng tổ chức hành chính (P.TCHC): tổ chức lao động cán bộ tiền lương
và hành chính quản trị. Phòng này có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy công ty
+ Công tác tổ chức cán bộ
+ Lao động tiền lương, quản lý, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ người lao
động
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho nhân viên
+ Lập kế hoạch lao động tiền lương, xây dựng quy chế trả lương
+ Quản lý và tuyển dụng, đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ
nghiệp vụ cao
+ Quan tâm tới lập kế hoạch lao động, tiền lương, xây dựng quy chế trả
lương, thưởng
+ Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động
+ Tham mưu trong công tác quản trị hành chính, trang bị văn phòng, bảo
vệ quân sự...
- Phòng tài chính kế toán (P.TCKT): Tham mưu, giúp việc cho giám đốc
trong lĩnh vực công tác tài chính, kế toán, thống kê, phòng có các chức năng,
nhiệm vụ:
+ Công tác kế toán tài chính
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
- Các đơn vị trực thuộc: Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà
Nội có 10 đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo
các đăng kí kinh doanh được cấp. Thủ trưởng đơn vị được Giám đốc bổ nhiệm
để điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
+ Chi nhánh Lào Cai (tại thị xã Lào Cai): kinh doanh du lịch, nhà trọ, cửa
hàng ăn uống, thương mại
+ Chi nhánh Móng Cái (tại Quảng Ninh): kinh doanh du lịch
+ Chi nhánh Vinh (tại TP Vinh): kinh doanh du lịch, nhà trọ, cửa hàng ăn
uống.
+ Chi nhánh phía Nam (tại TP.Hồ Chí Minh): kinh doanh du lịch
+ Trung tâm điều hành và hướng dẫn du lịch (tại Hà Nội): kinh doanh
dịch vụ du lịch.
+ Trung tâm thương mại và kinh doanh dịch vụ (tại Hà Nội): kinh doanh
du lịch và dịch vụ.
+ Khách sạn Khâm Thiên (tại Hà Nội): kinh doanh nhà trọ, du lịch và dịch
vụ
+ Khách sạn Mùa Xuân (tại Hà Nội): kinh doanh khách sạn, dịch vụ
Để quản lý các đơn vị này, hàng tháng Công ty tiến hành lập kế hoạch
kinh doanh và giao xuống từng đơn vị trên cơ sở vật chất, số lao động và khả
năng thực hiện kế hoạch, tình hình thị trường...
Đối với các đơn vị khi nhận được kế hoạch của Công ty thì phấn đấu thực
hiện để hoàn thành vượt mức kế hoạch vì khi vượt mức, đơn vị sẽ được nhận
một phần giá trị vượt mức đó.
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
3. Vị trí và điều kiện kinh doanh của Công ty

hàng là điều kiện quyết định đến sự tồn tại hay phát triển của Công ty.
Ngay từ đầu những năm 1990. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã ký nhiều
hiệp định song phương với các chính phủ của các quốc gia trên thế giới về du
lịch.Việc làm này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng
trao đổi khách với các nước khác kéo dài các tour xuyên quốc gia xuyên lục
địa...
Bên cạnh đó chính sách ưa đãi, củng cố lại thị trường du lịch, các thủ tục
(visa, giấy thông hành) dần được cải tiến là điều kiện hết sức thuận lợi cho các
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Nó còn mang lại lợi ích lớn cho các
quốc gia trong việc tăng cường mối quan hệ, trao đổi thông tin, văn hoá, tạo môi
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
trường kinh doanh mới và đặc biệt là tạo nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu
hàng hoá vô hình.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế mặc dù mức sống
của người dân đã nâng cao, người dân chưa có điều kiện đi du lịch nước ngoài
nhiều, chúng ta cần xác định Việt Nam chủ yếu là thị trường nhận khách. Liên
hiệp đường sắt Việt Nam có vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh nói chung và chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch gắn
với vận tải nói riêng. Liên hiệp coi các công ty dịch vụ du lịch trong ngành là
một bộ phận của ngành. Liên hiệp tôn trọng và khuyến khích quyền tự chủ kinh
doanh của các đơn vị dịch vụ du lịch đường sắt. Tuy nhiên từng giai đoạn cụ thể
Liên hiệp đường sắt Việt Nam sẽ có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo lợi
ích chung.
Sắp tới trong tương lai không xa sẽ có tuyến tàu xuyên Á sẽ thu hút được
rất nhiều khách du lịch vì ưu điểm của vận chuyển bằng phương tiện đường sắt.
* Điều kiện về lao động
Hiện tại Công ty với 63 người làm kinh doanh du lịch trong đó trực tiếp
46 người trực tiếp kinh doanh và 17 hướng dẫn viên. Đây là một đội ngũ có

khách đi tàu.
Cùng với đặc điểm chung của toàn ngành dịch vụ Công ty còn có đặc
điểm riêng của đơn vị chủ quản Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đó là nhiệm vụ
được phân bổ theo nhu cầu phát triển của ngành Đường sắt. Ngoài ra Công ty
còn đặc biệt chú trọng đến chất lượng phục vụ, uy tín trên thị trường vì thế Công
ty đã không ngừng đầu tư nâng cấp sửa chữa, thay thế trang thiết bị để phục vụ
khách hàng.
5. Đặc điểm chủ yếu ảnh hưỏng đến phát triển kinh doanh lữ hành của công
ty
5.1. Thị trường du lịch
- Dịch vụ du lịch là một trong những ngành kinh doanh chuyên cung cấp
những lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và thoả mãn nhu cầu đời sống
văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
- Dịch vụ du lịch là ngành kinh tế có hiệu quả cao nên từ năm 1990 đến
nay, trên thị trường du lịch Việt Nam các công ty du lịch lữ hành đã xuất hiện
đông hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn như Viettran Tour, Hanoi Red Tours,
Saigontourist, Sinh café, Viettravel… nên đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
công ty kinh doanh du lịch lữ hành.
- Do là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư
lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, song cũng đòi hỏi vốn đầu tư của công ty ban
đầu phải nhiều.
- Hoạt động kinh doanh du lịch của công ty mang tính chất thời vụ, phụ
thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, điều
kiện di sản lịch sử văn hoá, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn.
- Đối tượng phục vụ của công ty luôn luôn di động và rất phức tạp. Số
lượng khách du lịch cũng như số ngày lưu lại của khách luôn luôn biến động.
Trong cùng một đợt nghỉ, nhu cầu của từng nhóm khách về ăn, ở, tham quan

đổi mới. Các cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành, tạo môi
trường cho du lịch phát triển. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng
và Nhà nước được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình hành động. Bộ máy quản lý nhà nước
về du lịch ở Trung ương và địa phương qua các thời kỳ đổi mới cũng có những
bước tiến quan trọng, tuy còn những bất cập, nhưng đã cố gắng vươn lên thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước.
- Trong thời gian tới, chính sách phát triển du lịch của Nhà Nước là:
+ Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi
thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử.
+ Đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc
tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
+ Phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 - 2010 phải được coi là khâu
đột phá quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ, rút ngắn
khoảng cách tụt hậu và tăng cường hội nhập quốc tế.
Từ định hướng chiến lược đó, Du lịch Việt Nam phấn đấu đến năm 2020
sẽ sớm đứng vào nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực.
Năm 2010 đón 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3 lần so với năm 2000, nhịp
độ tăng trưởng bình quân 11,4%/năm và 25 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 2
lần so với năm 2000; thu nhập du lịch đạt 4 – 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du
lịch (GDP) năm 2010 đạt 6,5% GDP của cả nước (khoảng 14% theo cách tính
của Tổ chức Du lịch Thế giới).
Từ những chính sách, định hướng trên công ty cần có những giải pháp
kinh doanh thích ứng để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của
mình phù hợp với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam.
5.3. Đặc điểm kinh doanh du lịch lữ hành

+ Mức độ hài lòng của quý khách
- Thu nhập của từng khách cũng có sự khác nhau tương đối lớn, cho nên
yếu tố giá thành gần như quan trọng và quyết định đến hành vi đi du lịch của
khách. Vì vậy, mà tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình, khách du lịch sẽ
đi những chuyến du lịch phù hợp với họ nhất, và tất nhiên công ty sẽ quan tâm
tới yếu tố này.
- Các mối quan hệ của công ty với bên ngoài là hết sức cần thiết (với bạn
hàng, với các khách sạn, với các nhà hàng…), nó sẽ là nhân tố thúc đẩy sự đi lên
của công ty trong kinh doanh.
5.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ lữ hành
Đây là nhân tố cơ bản tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của
công ty. Đội ngũ này cần đủ trình độ chuyên môn, am hiểu đường lối chính sách
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
17
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
của Nhà nước. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của công
ty.
Giám đốc công ty là người được đào tạo chuyên sâu và là người có tài
điều hành công ty, trợ giúp cho giám đốc là phó giám đốc là người nhanh nhẹn
có khả năng thích ứng và phù hợp với đòi hỏi yêu cầu nhiệm vụ của thị trường,
giám đốc đề ra.
Các trưởng phòng, phó phòng là những người trực tiếp chỉ huy hoạt động
kinh doanh của công ty, họ là những người có nghiệp vụ cao trong kinh doanh
và là người báo cáo kết quả của tình hình thị trường cho phó giám đốc và giám
đốc. Nhờ có sự theo dõi và bám sát thị trường như vậy nên giám đốc và phó
giám đốc mới có thể hoạch định ra được các đường lối chính sách đúng đắn cho
từng đơn vị.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cao, đại đa số đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Để theo kịp và đáp ứng
được xu thế điện tử hoá, vi tính hoá và những đòi hỏi khắt khe của thị trường,

36,200,450 45,224,047 50,754,450 25 9,023,597 12 5,530,403
2 Các khoản giảm trừ
0 0 0 0 0
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
36,200,450 45,224,047 50,754,450 25 9,023,597 12 5,530,403
4 Giá vốn hàng bán
26,900,588 33,984,955 32,425,085 26 7,084,367 -5 -1,559,870
5
Lợi nhuận gộp về bán hàngvà
cung cấp dịch vụ
9,299,862 11,239,092 18,329,365 21 1,939,230 63 7,090,273
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
2,671 3,547 5,682 33 876 60 2,135
7 Chí phí tài chính
229,114 454,154 508,574 98 225,040 12 54,420
8 Chi phí bán hàng
6,816,881 8,017,484 9,571,257 18 1,200,603 19 1,553,773
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
1,899,247 2,271,454 3,754,254 20 372,207 65 1,482,800
10
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
357,291 499,547 4,500,962 40 142,256 801 4,001,415
11 Thu nhập khác

công ty phải đầu tư và không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ của mình, điều
đó làm cho chi phí bán hàng năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là
1,200,603,000đ và năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 1,553,773,000đ. Mặc
dù vậy, vẫn đảm bảo lợi nhuận sau thuế của năm 2004 là 768,316,000đ-năm
2005 là 3,522,986,000đ. Doanh thu năm 2005 tăng mạnh chủ yếu là do nguồn
thu từ du lịch đem lại, vì trong năm 2005 công ty đã rất chú trọng đến phát triển
ngành du lịch, đồng thời thực hiện quản lý chặt chẽ hơn nên đã giảm được chi
phí và tăng lợi nhuận sau thuế. Điều này được thể hiện qua tình hình khai thác
khách của công ty.
Bảng 2
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu năm 2003-2004
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2003 2004 So sánh (%)
A - Khách quốc tế
I- Tổng số khách quốc tế đi
tour
Khách 4.800 5.882 122,54
1 - Thị trường I - 2.500 3.120 124,8
2 - Thị trường II - 2.300 2.762 120,00
II - Tổng số ngày khách Ng khách 45.000 53.335 118,52
1 - Thị trường I - 23.000 33.555 145,90
2 - Thị trường II - 22.000 19.780 89,91
B - Khách DLVN đi DLNN Khách 200 220 110
C - Khách du lịch nội địa Khách 400 510 127,5
Qua số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công
ty tăng một cách đáng kể:
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
21

-
33.555 41.650 124,12
2 - Thị trường II
-
19.780 21.220 107,28
B - Khách DLVN đi DLNN Khách 220 500 227,27
C - Khách du lịch nội địa Khách 510 572 112,15
Qua số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty
ngày càng phát triển hơn.
- Về khách quốc tế đi tour:
Tổng số khách quốc tế đi tour năm 2005 đạt 6.300 khách tương ứng với
62.870 ngày khách. So với năm 2004 bằng 107,1% về khách, 117,87% về ngày
khách.
- Về người Việt Nam đi du lịch nước ngoài:
Chỉ tiêu người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2005 công ty đạt
được mức kỷ lục là 500 khách.
- Khách du lịch nội địa:
Tổng số khách du lịch nội địa năm 2005 đạt 572 khách so với năm 2004
tăng 62 khách.
Có được những kết quả như trên, toàn công ty đã có những nỗ lực rất lớn,
những biện pháp rất tích cực, kịp thời, đó là:
+ Thường xuyên chú trọng công tác tiếp thị và tuyên truyền quảng cáo để
duy trì hình ảnh và tên tuổi của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.
+ Đầu tư nhiều kinh phí, công sức để mở thêm tour, tuyến mới và tăng
cường một số dịch vụ để tăng thêm sức hấp dẫn với bạn hàng.
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
23
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Lớp QTKDTH B-K34
+ Thường xuyên quan tâm chăm lo đến quyền lợi của khách bảo đảm cho
khách ăn thật ngon, ngủ thật tốt, đi lại thuận tiện.

7.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu= Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
(Năm 2004)= 768,316,000/ 45,224,047,000 = 1.70%
(Năm 2005)= 3,522,986,000/ 50,754,450,000 = 6.94%
Phân tích một số chỉ tiêu:
Khả năng thanh toán hiện thời 2004 (1.03 lần) tốt hơn vì đủ để trang trải
các khoản nợ. Tuy nhiên, năm 2005 giảm còn 0.91 lần cũng vẫn đẩm bảo bởi
công ty vay tiền để đầu tư.
Khả năng thanh toán nhanh của năm 2004 là 0.89 lần < 1 nên khả năng
thanh toán nhanh đối với các khoản nợ chưa tốt, đến năm 2005 đã khắc phục
nhưng không đáng kể (0.91 lần). Do các mặt hàng ăn uống,giải khát (nước
ngọt,bia,...),thực phẩm công nghệ,...tiêu thụ không được tốt.
Khả năng sinh lời năm 2005 tăng nhanh, do công ty đã chủ trương đầu tư,
đẩy mạnh phát triển du lịch, mở rộng thị trường, tăng thêm các tour du lịch mới.
Đặc biệt là do Công ty đã mạnh dạn mở rộng thêm thị trường kinh doanh, có
hướng tập trung sang thị trường Trung Quốc, Singapore. Đối với thị trường kinh
doanh lữ hành quốc tế thì đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với Công ty.
Vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty,làm lợi nhuận tăng rất
nhanh.
2. Sản phẩm lữ hành của Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội
2.1. Phân loại các chương trình du lịch
Khách có nhu cầu đi du lịch đến với công ty hiện nay có thể chọn một
trong nhiều chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng của mình. Ngoài
Nguyễn Ngọc Trung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
25

Trích đoạn Sản phẩm lữ hành của Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status