Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp kinh tế ở đơn vị của đồng chí - Pdf 32

Câu hỏi : Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp
quản lý? Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp kinh tế ở đơn vị của
đồng chí ?
Dàn ý đề cương :
1/ Khái niệm và nội dung phương pháp quản lý kinh tế (6 điểm)
2/ Ý nghĩa của phương pháp kinh tế trong việc vận dụng (3 điểm)
3/ Trình bày (1 điểm)

BÀI LÀM
Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã cường điệu
hóa, tuyệt đối hóa phương pháp quản lý tổ chức hành chính và phương pháp quản lý
tâm lý giáo dục, coi nhẹ phương pháp quản lý kinh tế xem đó là nặng về lợi ích cá
nhân làm cho tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính chất quan liêu hình
thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động sáng tạo của mỗi người. Chuyển sang nền
kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế xã hội được nhận thức và vận dụng một cách
đầy đủ hơn, trong đó lợi ích kinh tế được coi trọng. Do đó phương pháp kinh tế trở
thành phương pháp tác động chính đến đối tượng quản lý và được phối hợp bằng
các phương pháp khác. Vậy nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ
thống phương pháp quản lý là gì ? Nó có ý nghĩa gì trong việc vận dụng phương
pháp kinh tế tại đơn vị ?
So với nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thường
được thay đổi theo đối tượng và tình huống quản lý. Các nhà quản lý chỉ thực hiện
tốt các chức năng của mình khi nhận thức đúng và sử dụng tốt các phương pháp
quản lý .
Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý
vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lý nhằm
đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể .
Việc nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lý có hiệu quả hay không
còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực cụ thể của người quản lý, thể hiện tài nghệ
của người quản lý, vừa khoa học vừa sáng tạo vừa nghệ thuật. Mỗi phương pháp
quản lý đặc trưng cho một thủ pháp tạo động cơ và động lực thúc đẩy đối tượng

Phương pháp tâm lý - giáo dục : Là phương pháp vận dụng những quy luật tâm
lý, quan hệ xã hội nhất là truyền thống đạo lý, niềm tin để tác động đến đối tượng
quản lý, làm rung động tâm linh để đạt mục tiêu quản lý. Con người được xem là một
thực thể có ý thức, được tôn trọng và nhận thức được nhiệm vụ của mình lao động
tự giác. Hiệu quả phương pháp này rất lâu bền và sâu sắc. Tuy nhiên con người
không thể lúc nào lao động với đầy ý thức và nghĩa vụ mà nhu cầu lợi ích cuộc sống
không đáng kể, không công bằng. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi được người
quản lý biết phối hợp phương pháp hành chính với phương pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế: Phương pháp quản lý kinh tế tức là chủ thể quản lý kinh
tế dùng lực lượng và tiềm lực kinh tế trong tay mình để tác động điều chỉnh hành vi
của đối tượng để đạt mục tiêu quản lý. Thông qua lợi ích đòn bẩy kinh tế như giá cả,
lãi suất, tiền lương , tiền thưởng, lợi nhuận để tác động đến điều kiện hoạt động sản
xuất và đời sống cá nhân của đối tượng quản lý.
Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành
động. Thể hiện qua thu nhập chính là đồng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp,
tiền thưởng của mỗi người, phù hợp với mức đóng góp của mình. Khi thu nhập thực
tế của con người chưa cao thì người lao động đặc biệt quan tâm đến lợi ích và thu
nhập. Vì vậy người quản lý phải hết sức coi trọng vận dụng phương pháp quản lý
kinh tế. Trước đây phương pháp này bị xem nhẹ nên người lao động làm việc hiệu
quả thấp, thiếu sáng tạo.
Phương pháp kích thích vật chất theo kiểu “cùng có lợi” , mối quan hệ giữa chủ
thể quản lý và đối tượng quản lý là mối quan hệ kinh tế là những giá trị vật chất đầy
hấp dẫn. Lợi ích vật chất là công cụ hữu hiệu để tác động lên đối tượng để tạo ra
trong họ những động lực cần thiết cho công việc . Hiệu quả của phương pháp này
rất vững chắc, đối tượng quản lý sẽ rất yên lòng thực hiện công việc khi được đảm
bảo các nhu cầu cuộc sống cần thiết và càng tích cực hơn khi được thỏa mãn nhiều
hơn các nhu cầu ngày càng phát triển của họ. Về phía người quản lý phải nắm vững
nhu cầu cuộc sống của mọi người và đo lường rất chính xác những khả năng mà
mình có thể đáp ứng . Người quản lý phải là người đầy kinh nghiệm là nhà chuyên
gia hạch toán và là một nhà đầu tư có hạng.

Ứng dụng vào thực tiển:
Bản thân làm công tác quản lý trong ngành giáo dục nhiều năm, trong môi
trường sự nghiệp giáo dục thì cả 3 phương pháp Hành chính – Tâm lý , Giáo dục và
kinh tế đều cần thiết.
Trước đây trong cơ chế cũ đồng lương người giáo viên không đủ sống, việc
áp dụng cả 3 phương pháp đều rất khó khăn nhất là phương pháp kinh tế:
Người giáo viên có đồng lương chật vật không đủ sống thường thì họ phải có
một nghề tay trái để nuôi dưỡng nghề chính, khi nghề tay trái đảm bảo thu nhập
cuộc sống thì nghề tay trái trở thành nghề chính và nghề giáo trở thành nghề phụ
không nói đến những giáo viên bỏ nghề. Từ thực tế này thì ta thấy khi người quản lý
không áp dụng được phương pháp kinh tế thì các phương pháp khác cũng trở nên
hình thức. Do đó để giáo viên còn tồn tại trên bục giãng thì người quản lý thường sử
dụng phương pháp tâm lý – giáo dục, động viên là chính. Tiến Sĩ Hồ Thiệu Hùng
nguyên Giám đốc SGD đã phát biểu : Không thể có một nền giáo dục nào vừa tốt lại
vừa rẻ tiền. Khi phương pháp quản lý kinh tế kích thích lợi ích vật chất không được
áp dụng thì hiệu quả chất lượng giãng dạy thấp, tỉ lệ giáo viên bỏ ngành cao, đầu
vào ngành sư phạm không đạt yêu cấu thì không thể nói đầu ra tốt được.
Khi được thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhà nước cho phép thu học phí giải
quyết phần nào lợi ích vật chất, phương pháp quản lý kinh tế có thể áp dụng để cải
thiện đời sống, động viên những giáo viên dạy giỏi thông qua khen thưởng, và phụ
trội bù đắp công sức cho giáo viên làm thêm giờ thêm buổi. Người quản lý cần chú ý
khi đồng tiền ít thì điều quan trọng chia lợi ấy công bằng và tương xứng với từng lao
động trong đơn vị :
- Chia lợi ích theo công sức.
- Dùng thể chế thi đua khen thưởng động viên tinh thần và vật chất.
- Tổ chức phụ cấp, phụ trội kiêm nhiệm làm choàng ngoài giờ.
Trong cơ chế lương ngày nay có tiến bộ so với giai đoạn trước song cũng còn
nhiều bất cập, đồng lương chỉ đủ giải quyết nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Người
giáo viên nhờ có tri thức và tính yêu nghề nên có tính tự giác trong lao động song
chế độ khen thưởng chưa động viên được. Người làm tốt kẻ chây lười hưởng lợi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status